nostosalgos

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/1/2013
Bài viết
24
Những buổi hoàng hôn nơi ruộng đồng, thỉnh thoảng tôi nghe tiếng con Lươn chép miệng. Trong bóng tối, trong im lặng, trong không gian rộng lớn, tiếng con Lươn chép miệng nghe ngắn ngủn, nhỏ nhoi, khàn đục, nổi bật và dứt khoát buồn.

Muốn nghe nó, phải nghiêng tai xuống. Khi một tai nghiêng xuống là có một tai ngửa lên, như thế mới thu nhận trọn vẹn tiếng vang đặc biệt của con Lươn chép miệng. Tôi nghĩ rằng, không có một nhạc cụ nào có thể phát ra y hệt âm thanh của con Lươn chép miệng. Đó là loại âm thanh hiếm có trên cõi đời.



Cụ Bảy nói: “Con Lươn kỳ lạ lắm. Nghe có tiếng chân người đi, nó mới chép miệng. Nó muốn thổ lộ một tâm sự gì đấy nhưng biết trước không thành”. Chú Tổng nói: “Con Lươn chép miệng là hối hận mình đã ra khỏi hang nhưng lại nhất quyết không về”.


KenhSinhVien-con-luon-chep-mieng.jpg




Quả thật, tiếng chép miệng của con Lươn nghe buồn lạ lùng. Một nỗi buồn không than trách, không bi quan, không lan tỏa mà chỉ là tiếng nấc nhịp đôi, nhịp ba. Tiếng nấc ngắn ngủn ấy không phải do khóc, do uất nghẹn, đó là tiếng nấc của việc đã lỡ rồi, đã thành số phận, không thể đảo ngược. Đó là một nỗi bi đát đã quánh lại thành cục, rắn chắc đến vô biên.


Thật kỳ lạ, đôi lúc ngồi lắng nghe con Lươn chép miệng, bất giác tôi cũng chép miệng theo một cách tự phát đến không ngờ. Tôi thoáng giật mình vì đã đồng điệu với con Lươn.



Trong các tiếng kêu của những con vật tôi nghe được, chỉ có loài Lươn là đặc biệt, thế nên người nông dân mới gọi tiếng kêu ấy là “tiếng chép miệng”.



Lão Án chuyên nghề đánh ống trúm. Vùng quê tôi, muốn bắt Lươn người ta dùng ống trúm. Ống trúm là một đoạn cây tre đã thông rỗng vài vách ngăn chỉ chừa vách đáy. Đầu kia được tra vào một cái toi, sau khi đã bỏ giun cắt vụn vào ống. Cứ việc cho ống tre ấy chìm vào bùn ruộng vào lúc hoàng hôn.



Bắt được mùi tanh của giun, Lươn tìm đến để chui vào toi. Rất đơn giản nhưng lại hiệu quả vô song. Về việc con Lươn chép miệng, lão bảo: “Lươn chép miệng là lúc nó đi rông. Vừa nghe chép miệng đấy, tức là nó luẩn quẩn đấy. Bị bắt rồi, nó không bao giờ chép miệng nữa. Không như heo, chó, gà… bị bắt là la toáng lên. Lươn chỉ chép miệng khi có tự do”.



Lại thế nữa, quả là rất rối trí khi nghe giảng tiếng con Lươn chép miệng, vì không thể bảo tiếng chép miệng ấy vui hay buồn, thỏa mãn hay thất vọng. Con Lươn nó cứ chép miệng từ lúc trời ấn định nó phải chép miệng. Con Lươn cứ thế. Và con người cũng cứ khoái giải thích từ lúc trời cho cái bệnh giải thích. Con người cũng cứ thế.



Viết đến đây, tôi bỗng chép miệng. À, tôi hiểu ra tiếng chép miệng của con Lươn rồi. Những tiếng chép miệng của con Lươn là những câu chuyện trò của con Lươn. Con Lươn này chép miệng: “Đến bây giờ, mình vẫn còn lê cái đuôi ở trong bùn mãi sao?”. Con Lươn khác nghe thế, liền chép miệng: “Không ở trong bùn, thì ở đâu?”. Con Lươn khác lại cũng chép miệng: “Có câm ngay đi không. Muốn sứt cái đuôi hả?”. Thế là lão Án đi trên bờ nghe được. Lão cho ống trúm xuống bắt ráo.



Tiếng chép miệng của con Lươn quả thật là ngắn ngủn, đục và dứt khoát buồn…



NGÔ PHAN LƯU - Nguồn: Nông nghiệp
 
trong tập này của NPL, ấn tượng nhất vẫn là Giải Thoát, cái nỗi ghê ghê rợm người của 2 ông bà khi bắt con chuột "thần" như len vào người đọc.
còn mấy câu chuyện tám về Những bà bạn khá hài.
bác có thể up 1 trong 2 truyện ngắn trên cho bà con xem phát nhể???
 
bác chịu khó đơi, em đang typing :">
 
×
Quay lại
Top