Ngược dòng lịch sử đấu tranh của dân tộc

nganroyaltravel

Thành viên
Tham gia
19/8/2013
Bài viết
0
Nhà tù Phú Quốc
Nằm ở địa phận xóm Cây Dừa, xã An Thới thuộc khu vực cực nam đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - Nhà tù Phú Quốc là trại giam tù binh trung tâm của miền Nam thời Mỹ - Ngụy.
Nhà tù Phú Quốc được biết đến với cái tên khác là “Nhà Lao Cây Dừa” nằm tại thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc. Tại đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã giam cầm hàng trăm tù nhân với những hình thức tra tấn dã man, đầy man rợ.
Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc
Đến với nhà tù Phú Quốc bạn sẽ tận mắt thấy, tai nghe những gì đã diễn ra tại đây đối với các chiến sĩ của chúng ta. Càng thấy được lòng dũng cảm của các đồng chí trước sự hành hạ về thể xác cả tinh thần họ vẫn kiên cường bất khuất hiên ngang trước kẻ thù.
Hình ảnh tra tấn dùng đinh đóng vào d.a thịt, cảnh tù nhân bị nhốt vào chuồng cọp đầy kẽm gai giữa trời nắng, không một giọt nước.
Chuồng cọp nhà tù Phú Quốc
Tham quan khu di tích nhà tù tận mắt chứng kiến những hiện vật để lại tại đây bạn sẽ thấy rõ hơn lòng yêu nước của đồng bào ta. Hãy đến với khu di tích Nhà tù Phú Quốc để hiểu hơn về lịch sử của dân tộc Việt Nam, 1 dân tộc anh hùng.
Khu di tích ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như nguyên vị trí. Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan. Nhà lao Cây Dừa đã đi vào văn học qua cuốn ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai.
Chuồng cọp kẽm gai tra tấn người tù được làm ngoài trời trên nền cát. Tù nhân bị nhốt vào đây sau khi bị lột bỏ quần áo, và bị bỏ đói vài ngày liền
Những hình ảnh tái hiện về một nhà tù một thời từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian”:
Nhà tù Phú Quốc là nơi tập trung điển hình về tội ác của chế độ thực dân, đế quốc. Ở đây kẻ thù tự đặt ra nhiều kiểu hành hạ tra tấn tù bình dã man, tàn độc hơn cả thời Trung cổ, gây ra cái chết thảm khốc của hơn 4.000 tù nhân.
"Đánh tù nhân bằng roi cá đuối" là một trong những cách tra tấn trong ảnh. Chúng bắt người tù cởi quần áo, hai tay giơ lên. Cai ngục dùng roi cá đuối đầy gai sắc quất vào th.ân thể người tù, rồi giật mạnh, làm cho d.a thịt rách theo. Có khi cai ngục dùng muối trộn ớt bột xát vào vết thương để người tù thêm đau đớn. Đầu năm 1970, phái đoàn Chữ Thập Đỏ Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một chiếc roi cá đuối dính máu khô.
“Đóng đinh vào người tù nhân”: Cai ngục dùng những chiếc đinh 3 đến 10cm đóng vào các ngón tay, mu bàn tay, xương bả vai, đầu gối, kể cả vào đầu của tù binh trong quá trình tra tấn. Qua các đợt khai quật hài cốt những tù binh bị giết hại ở Phú Quốc, đã phát hiện nhiều người bị đóng 5-6 cây đinh vào các điểm yếu trên cơ thể. Có người bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài cốt.
Đục răng tù nhân: cai ngục kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gẫy văng ra. Có khi ngục bắt tù nhân cầm đục cho chúng đục.
Bẻ răng: cai ngục bắt tù nhân cắn một đầu đục, rồi dùng chiếc khác đập lên hoặc xuống đầu kia làm cho răng gãy
"Dùng ván ép lồng ngực tù nhân": cai ngục dùng 2 tấm ván ép vào ngực và lưng tù nhân. Sau đó xiết bù long ở 2 đầu, làm tù nhân bị vỡ lồng ngực, ép tim và tắt thở.
Bắt tù nhân Lộn vỉ sắt: các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn dùng lót đường băng sân bay, phía dưới có nhiều cạnh sắc và đầy mấu rồi bắt tù binh cởi hết áo, quần, chỉ còn chiếc quần đùi. Người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn nhiều lần. th.ân thể người tù bị tóe máu, tóc bị bứt, da tróc tả tơi.
Dìm người tù vào chảo nước sôi: cai ngục bắt người tù ngồi xuống, lấy bao bố trùm lên rồi dìm vào chảo nước sôi. Ba người tù ở phân khu C6 đã bị luộc chết.
Mỗi năm khu di tích đón hơn 10 nghìn lượt khách. Có những tù nhân cũ trở về thăm lại nhà ngục xưa. Nhiều du khách trẻ tuổi ở mọi miền đất nước, khi đến Phú Quốc du lịch, ngoài những thắng cảnh nổi tiếng, cũng không quên ghé thăm di tích này. Khách nước ngoài đến thăm di tích mỗi lúc một đông hơn. Còn học sinh trên đảo thường đến đây để học những trang sử sống động về Phú Quốc và lịch sử đấu tranh của dân tộc.
 
×
Quay lại
Top