Người giác ngộ

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
image5.jpg

1. Người giác ngộ trông như thế nào?

Ồ, một số là đàn ông và một số là đàn bà. Mình có thể tìm thấy họ tại một tự viện hoặc ngôi nhà ở ngoại ô, trong rừng hay nơi thị trấn nông thôn nhỏ bé. Sự thật, không có quá nhiều song con số đó lớn hơn so với thiên hạ vẫn tưởng nghĩ. Không phải giác ngộ là chuyện hoàn toàn khó khăn; sự thật đáng buồn là hầu hết mọi người chẳng thể vì lo lắng, bực bội mà kéo chính bản thân mình khỏi vũng bùn lầy của sự ngu muội và thèm khát.

2. Thoạt tiên, mình sẽ chẳng thấy dấu hiệu một người giác ngộ giữa đám đông, bởi vì anh ta khá lặng lẽ và kín đáo. Song khi mọi sự bắt đầu nóng lên, anh ta tất nổi bật lên. Khi những người khác bị thiêu đốt bởi sự bực giận thì lòng anh ta vẫn đầy tràn tình yêu thương. Trong khi những người khác nhốn nháo vì một số khủng hoảng thì anh ta vẫn cứ tĩnh tại như thế trước đấy rồi. Trong trạng thái tranh giành điên cuồng càng nhiều càng tốt, anh ta là người duy nhất không tỏ lộ bất kỳ dấu hiệu gì trên khuôn mặt. Anh ta đi bộ hết sức êm mượt để băng vượt qua con đường gồ ghề, lởm chởm, anh ta vững vàng giữa cơn rung lắc. Điều đó không có nghĩa anh ta muốn tạo ra trạng thái của sự khác biệt, hơn thế đó là sự tự do thoát vượt khỏi h.am m.uốn từng khiến buộc anh ta hoàn toàn tự bảo bọc, kiềm chế lấy. Khá kỳ lạ, trong khi những người khác không ai có thể làm anh ta thối chuyển thì sự hiện diện yên ả của anh ta có thể làm thối chuyển họ. Tính dịu dàng trong lời nói đầy lý trí của anh ta thống nhất các điều lộn xộn, phức tạp rồi còn làm tăng thêm sự thân mật, gần gũi sát gần hơn cùng nhau. Người cảm nhận ưu phiền, nỗi e ngại và niềm lo lắng sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều sau khi họ chuyện trò với anh ta. Các động vật hoang dại cảm nhận được lòng tử tế trong trái tim của người giác ngộ và chúng không hề e ngại gì anh ta cả. Thậm chí, ngay ở nơi chốn đấy, dù có thể đó là một cái làng, cánh rừng, đồi núi hay thung lũng thì dường như mọi thứ ngày càng trở nên đẹp đơn giản đến sững sờ bởi vì anh ta đang hiện diện nơi đấy.

3. Không phải lúc nào anh ta cũng đang cố biểu đạt một ý kiến hoặc bảo vệ một quan điểm, thực tế, anh ta dường như không có bất kỳ một quan điểm nào, do vậy, người đời thường dễ hiểu nhầm anh ta như một kẻ ngốc nghếch. Khi anh ta không tỏ ra khó chịu hay trả thù đối với sự lạm dụng hoặc chế giễu thì người ta lần nữa lại nghĩ rằng phải có một điều gì đó sai trái ở anh ta. Song anh ta không hề quan tâm điều họ nghĩ. Anh ta dường như câm nín dù nó đích thị chỉ là vì anh ta thích duy trì sự lặng lẽ. Anh ta hành động như thể mình mù lòa song kỳ thực anh ta nhìn thấu suốt mọi sự đang diễn tiến. Mọi người nghĩ anh ta yếu đuối song thực sự anh ta rất mạnh mẽ. Bất chấp mọi hình tướng bên ngoài, anh ta sắc bén như một lưỡi dao cạo vậy.

4. Khuôn mặt anh ta luôn luôn sáng rực và yên tĩnh bởi vì anh ta không bao giờ phiền muộn những gì đã xảy ra hôm qua hoặc chuyện có thể xuất hiện ngày mai. Dáng đi nước bước của anh ta thật khoan khoái và cân bằng, vì anh ta mang bản chất tỉnh thức lên mọi điều thực hiện. Giọng nói anh ta nghe thật dễ thương và từ ngữ anh ta dùng thì tao nhã, rõ ràng và chạm đúng tâm điểm. Anh ta đẹp đẽ theo một cách thức chẳng hề làm gì với vẻ ngoài th.ân thể hay hùng hồn nói năng chi cả mà nó đến từ sự thiện lành nội tại riêng có.

5. Anh ta dễ chừng có một ngôi nhà, song nếu mai này nó bị đốt cháy thì anh ta cũng sẽ rời đi bất cứ nơi đâu và luôn cảm thấy thoải mái ở chốn đó. Chỗ nào cũng có thể là nhà của anh ta được. Ngay cả những điều này thì với thiên hạ, việc cắt bỏ các thứ, đồ sở hữu quá là nhiều lắm. Bất luận thế nào, người giác ngộ rồi luôn luôn thích ứng biết đủ cùng điều khả dụng. Sự thật, anh ta không tìm kiếm những vật bức thiết ở đời giống như mọi người mà anh ta chỉ nhận lấy những gì cần thôi, và những thứ anh ta cần thì rất nhỏ mọn, không nhiều chút nào. Cuộc sống anh ta đã gọn gàng, thông suốt và đơn giản, anh ta hài lòng những gì xảy đến theo cách của mình. Chất bổ dưỡng đích thực của anh ta là niềm vui, đồ uống là sự thật, căn nhà đích thực là nhận thức.

6. Người bình thường thì ồn ào như dòng suối nhỏ róc rách suốt ngày, trong khi người giác ngộ thì lặng im dưới những chiều kích sâu thẳm của đại dương. Anh ta yêu sự tĩnh lặng và phát ngôn để ca ngợi sự tĩnh lặng. Bởi điều ấy, không có nghĩa anh ta không bao giờ mở mồm. Anh ta cảm thấy mình thật quá chừng hạnh phúc khi nói Pháp với những ai quan tâm, muốn lắng nghe, dù anh ta không bao giờ truyền giáo và không muốn bị dính mắc vào những cuộc cãi cọ, tranh luận. Nên chi, anh ta không bao giờ nói vượt trên điều mình thực sự hiểu biết, mọi điều anh ta phát ngôn được trao ban một thẩm quyền mà các ‘chuyên gia’ không thể đối địch lại nổi.

7. Tâm trí của người giác ngộ không huyên náo với các suy tư cũng không trơ ỳ. Khi cần thiết anh ta ngẫm nghĩ, còn khi không cần thiết thì anh tả thả rơi chúng lặng lẽ. Với anh ta, chúng chỉ là công cụ mà không thành một vấn đề. Anh ta vẫn còn các ký ức, cảm xúc và ý tưởng song lại không bị chúng khuấy động; đấy chỉ là các ảo ảnh huyền thuật mà thôi. Anh ta đối xử với chúng khi chúng khởi lên, khi chúng vẫn còn ở đấy, khi chúng qua đi. Tâm trí anh ta tựa bầu trời rỗng không sáng tỏ*– những đám mây dạt trôi và bầu trời cứ mãi thênh thang, tinh khôi và bất biến như thế.

8. Dù bản thân nguyên thuần trong mọi phương cách, song anh ta thường không nghĩ về chính mình như kẻ sống tốt nhất, hay hơn hoặc mặc cảm, thấp kém so với bất kỳ ai. Những ai khác cứ là chính họ và không có nhu cầu đánh giá hoặc so sánh. Anh ta không chống lại người, vật gì cả. Anh ta không còn duy trì, kéo dài trong mớ định danh thiện ác, tinh tuyền và ô tạp, thành công và thất bại. Anh ta thấu hiểu thế giới nhị nguyên và siêu vượt trên nó. Thậm chí, anh ta đã siêu vượt trên ý tưởng về luân hồi (samsara) lẫn niết bàn (nirvana). Sống siêu vượt trên mọi thứ, anh ta tự tại thoát khỏi mọi thứ. Không h.am m.uốn, không sợ hãi, không ý niệm, không lo lắng.

9. Trước đấy chưa lâu, người giác ngộ cũng từng rối rắm và bất hạnh giống như mọi người. Vậy làm sao anh ta đạt được phương thức giác ngộ? Điều ấy kỳ thực đơn giản không ngờ. Anh ta dừng kiếm tìm nguyên nhân của mọi niềm đau nỗi khổ nằm bên ngoài bản thân và khởi sự nhìn sâu vào trong lòng mình. Khi đã nhìn rõ, anh ta thấy ra nhiều điều anh ta đồng nhất rồi dính mắc vào; cơ thể, các cảm xúc, ý niệm, vấn đề; tất cả đều chẳng hề thuộc về anh ta. Rồi anh ta chỉ việc cởi buông. Không còn vướng víu vào sự hão huyền, anh ta thấy ra thực tế, cái Không Sinh, điều Không Tựu Thành, Không Tạo Tác, Vô Điều Kiện. Bây giờ anh ta chịu đựng sự rỗng rang đó, tự do không gán nhãn, mắc dấu và anh ta hạnh phúc mọi thời. Bởi vì thật khó khăn hơn nhiều để phân loại người giác ngộ. Những người khác cố sức để phân loại anh ta, họ gọi anh ta là vị thánh, một bậc A la hán, hoặc thậm chí một kẻ xuẩn ngốc. Song anh ta cười nhạo vào các nhãn mác ấy và thích chính mình như là một kẻ ‘không ai hết’ (‘nobody’). Làm thế nào mình có thể gán nhãn ai được khi người đó đã siêu việt trên mọi ranh giới?

10. Bởi vì anh ta đã hoàn thành công việc và không có chuyện gì phải làm hơn nữa, người giác ngộ tiêu hầu hết thời gian để ngồi lặng im dõi theo tâm trí tĩnh tại của bản thân. Với người bình thường, cơ chừng cuộc sống của người giác ngộ là sự đều đều đần độn. “Hãy cho tôi thêm ít phấn khích, một chút pha tạp”, họ nói vậy. Song dĩ nhiên khi họ bị kích thích hoặc nhận được sự đa dạng không ưng ý như ốm đau, thất bại, chối bỏ hoặc chết chóc thì rồi họ rơi vào nỗi tuyệt vọng, chán chường. Trong khi ấy người giác ngộ lặng lẽ từng bước hướng tới việc trợ giúp và chữa lành. Và bởi vì anh ta đầy ắp thời gian, anh ta có thể dành toàn bộ đời mình cho tất cả chúng sinh. Anh ta tiếp chạm với mọi người bằng tình thương yêu.

11. Anh ta hạnh phúc gắn bó đời mình theo cách như thế cho đến khi kết thúc và vào lúc chung cuộc từ giã, anh ta ôm choàng cái chết không chút sợ hãi và chấp thuận sự vụ không chút nuối tiếc. Những gì xảy đến với người giác ngộ sau khi chết đi? Các học giả tranh luận miên man bao nhiêu thế kỷ rồi. Song mình không thể phát hiện nơi người giác ngộ tiêu biến nào khác việc dõi theo đường đi của một con chim thảnh thơi lượn bay trên bầu trời. Trong cả cái chết lẫn khi còn sống, Người Không Dấu Vết chẳng để lại hình bóng, lưu giữ dấu vết gì.


Nguồn: Blog.ngotoan.com
 
×
Quay lại
Top