Người phương đông quan niệm như thế nào về vũ trụ?

leduy

Là chính anh
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/8/2010
Bài viết
2.078
https://nguyenthanhhien15.wordpress...uong-dong-quan-niem-nhu-the-nao-ve-vu-tru.pdf
Trung Quốc là một đất nước có diện tích rộng lớn và đông dân cư nhất thế giới. Nhiều số liệu thiên văn có giá trị khoa học đã được quan sát rất sớm ở Trung Quốc. Từ xa xưa, dựa trên cơ sở những kết quả quan sát được, người Trung Quốc cũng đã mô tả và lí giải những gì mình trông thấy theo hệ thống thế giới quan riêng của dân tộc mình.
Họ cho rằng, hình dáng Trái Đất trông dường như phẳng phiu, vuông vắn. Bầu trời bao phủ toàn bộ Trái Đất, giống như một vòm cong tròn được đặt trên những cột trụ vững chắc. Theo truyền thuyết còn lưu lại, bỗng nhiên trên bầu trời xuất hiện một con rồng khổng lồ trông rất hung dữ và có sức mạnh thật là kì lạ. Trong khi bay lượn, vô tình nó đã làm uốn cong mất một cột chống đỡ ở trung tâm, làm mất đi sự cân đối hài hòa trong cấu trúc tổng thể của bầu trời và mặt đất.


map_BachHo.jpg

Địa hình trên mặt đất không còn cân bằng nữa. Từ đó Trái Đất bị nghiêng lệch hẳn về phía đông, địa hình phía tây cao hơn nên nước ở tất cả các con sông đều chảy xuôi về phía đông. Còn bầu trời thì nghiêng về phía tây nên mọi thiên thể trên bầu trời đều có xu hướng chuyển động từ phía đông sang phía tây (từ chỗ cao sang chỗ thấp). Thật là phù hợp với những gì đang diễn ra trước mắt họ.
Hình tượng con rồng xuất hiện rộng rãi trong các câu chuyện dân gian huyền thoại của nhiều dân tộc, còn trên thực tế người ta chưa hề tìm thấy dấu vết tồn tại của nó bao giờ. Ở mô hình này người ta không gán cho nó một siêu lực và ý chí tuyệt đối của thần thánh. Nó chỉ là biểu tượng của sức mạnh đơn thuần tự nhiên.
Ở Nam Tư và trong một số dân tộc ở phương Đông còn lưu truyền một quan niệm kì lạ khác nữa. Họ cho rằng cấu trúc vật chất của thế giới giống như một quả trứng khổng lồ vậy. Lớp vỏ cứng ở ngoài cùng là đặc trưng cho vòm trời, tiếp đến lòng trắng trứng là tầng khí quyển, và cuối cùng lòng đỏ trứng chính là Trái Đất. Phải chăng trong ý tưởng của quan niệm này thì Trái Đất đã được dự đoán là hình cầu, là trung tâm của Vũ trụ?
Một trong số những quan niệm riêng của người Ấn Độ cổ cho rằng Trái Đất có dạng nửa hình cầu. Nó được đặt trên lưng của bốn con voi đứng trên một con rùa khổng lồ. “Trái Đất dựa vào đâu” là câu hỏi đầy bí hiểm. Khi mà con người chưa biết gì về mọi định luật cơ học thì mọi vật mà con người nhìn thấy bằng trực giác đều phải có một điểm tựa (đặt, treo, bám…) nào đấy. Và người ta đã nghĩ rằng Trái Đất cũng phải thế. Nó là một vật thể quá lớn, nó phải được đặt trên một giá đỡ vững vàng, chắc chắn. Trong những loài vật gần gũi con người thì rõ ràng cấu tạo của cơ thể con rùa khá vững chãi nhờ vào bộ áo giáp bằng xương che phủ toàn bộ thân mềm. Họ chỉ cần tưởng tượng thêm là nó lớn vĩ đại đến mức có thể nâng được Trái Đất và cả bốn con voi nữa.
Ở Ấn Độ cổ còn phát sinh một cách lí giải về thế giới tự nhiên khá phổ biến khác nữa. Nước là tiền chất của mọi vật. Nó bao phủ toàn bộ không gian. Sau một thời gian êm ả, nó dần dần nổi sóng và bắt đầu sủi bọt lên. Từ các bọt nước này đã hình thành nên quả trứng khổng lồ. Khi quả trứng tách đôi đã sinh ra thần sáng tạo Bra-ma (Brahma) (theo đạo Hin-đu (Hindouisme), đây là một trong ba vị thần lớn nhất). Một nửa quả trứng tạo thành bầu trời, còn nửa kia hình thành nên Trái Đất. Trong một cuốn sách tôn giáo cổ Ấn Độ thì các ngôi sao được treo lơ lửng trên các sợi chỉ không nhìn thấy, các sợi chỉ này được đính ở xung quanh cực.
Người cổ Ấn Độ vẫn phải dựa vào sức mạnh của thần linh trong khi lí giải sự tồn tại của thế giới. Loại trừ những yếu tố hoang đường, ở đây ta thấy rằng, rõ ràng người cổ Ấn Độ đã thực hiện nhiều quan sát có kết quả nên họ đã xác định được một điểm đặc biệt và rất quan trọng trên bầu trời – đó là điểm cực, cụ thể là điểm cực bắc.
 
×
Quay lại
Top