“Người ta đang đánh đổi những gì quý báu nhất để lấy những thứ vớ vẩn”

kenzizi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/4/2010
Bài viết
1.232
(Dân trí) - “Người ta đang đánh đổi những gì quý báu nhất để có được những thứ “vớ vẩn”. Thực tế đã chứng minh: hôm nay ta ăn quỵt của môi trường 1 đồng, mai kia con cháu chúng ta sẽ phải gánh trả gấp 1.000 lần…”.
Đó là lời chia sẻ của GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, về vấn đề được nêu trong bài viết "Lời kêu cứu từ hồ Ba Bể" đăng tải trên Dân trí (mối lo ngại về nguy cơ biến mất của hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới), đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Thưa GS.TS, được biết ông là một trong những thành viên trong đoàn khảo sát gồm nhiều nhà khoa học đã đến tận khu vực hồ Ba Bể - Bắc Kạn và những nơi xung quanh vùng hồ này để kiểm tra thực tế. Cảm nhận của ông ra sao?
Đoàn chúng tôi gồm GS.TS Đặng Vĩnh Cư, nhà thơ Dương Thuấn, TS. Trương Văn Lã... đã kết thúc chuyến khảo sát thực tế tại khu vực hồ Ba Bể và những khu vực xung quanh khu vực này như: mỏ khai thác quặng ở Pù Ổ và cả mỏ đá trắng thạch anh thuộc xã Quảng Khê, huyện Ba Bể và một số khu vực khác. Kết thúc chuyến đi là một tâm trạng cực kỳ nặng nề, lo lắng và bức xúc. Quả thực, nếu không đi để nhìn tận mắt, thấy tận nơi thì không thể tin được. Những gì báo chí đã phản ánh hoàn toàn là sự thật. Có đến nơi người ta mới nhận thấy rõ ràng hệ thống quản lý nơi đây đang hoạt động trong tình trạng vô thức, vô cảm. Tôi thấy rõ người ta đang đánh đổi những gì quý báu nhất để có được những thứ “vớ vẩn”!
b02Ba%20Be%20161.jpg
GS.TS Đặng Hùng Võ (đứng giữa) cùng đoàn khảo sát đi thực tế tại khu vực hồ Ba Bể. (Ảnh: Doãn Hoàng)

Hàng trăm người dân sống quanh hồ Ba Bể đang kêu cứu trước thực trạng tại mỏ thác quặng sắt Pù Ổ (xã Đồng Lạc, huyện Ba Bể). Cả công trường ngang nhiên hoạt động khai thác suốt ngày đêm mà không có hệ thống lắng để xử lý chất thải. Tất cả cứ đổ thẳng ra hồ Ba Bể - một trong những tác nhân khiến hồ bị bồi đắp từng ngày từng giờ, cũng như khiến cuộc sống hàng ngày và sản xuất của nhiều người dân bị ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, những người tổ chức khai quặng không hề quan tâm hay lo ngại, bởi họ đã có được giấy phép hoạt động do cấp Trung ương ký duyệt?
Điều lạ nhất là công trường này hoạt động như vậy mà không cần phải lo lắng sẽ bị kiểm tra hay xử lý. Dù mỏ sắt này đã được Trung ương cấp giấy phép thì cũng phải xem xét lại. Theo nguyên tắc, khi duyệt dự án kiểu này bao giờ cũng phải kèm theo phương án xử lý môi trường. Theo tôi, nếu đem đối chiếu thực tế với luật thì đã nhìn thấy rõ ràng có sai phạm trong quá trình duyệt hồ sơ cấp phép. Tuy nhiên, để biết kết quả sai phạm diễn ra ở cấp có thẩm quyền nào phải kiểm tra lại hồ sơ duyệt. Dù vậy, trước khi tìm thấy lỗ hổng ở khâu cấp phép, vẫn có thể thấy rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên - Môi trường trong công tác kiểm tra thực thi các quyết định hành chính, mà ở đây là tình hình thực tế tại mỏ sắt Pù Ổ.
ba%20be%2014.1.jpg
Nước thải từ mỏ sắt Pù Ổ đổ thẳng ra hồ Ba Bể. (Ảnh: Doãn Hoàng)
Ông nhấn mạnh thực tế tại Ba Bể rằng người ta đang đánh đổi những gì quý báu nhất để có được những thứ “vớ vẩn”. Tuy nhiên, cũng có câu: Muốn giàu có phải biết đánh đổi?
Đúng là cũng có lúc phải biết đánh đổi để đạt được mục tiêu làm giàu. Nhưng đánh đổi cái gì, như thế nào thì người khôn ngoan phải biết lựa chọn, cân nhắc. Không ai đem thứ quý báu nhất để đổi lấy những thực tế như hiện nay. Tôi chắc chắn trong việc cấp phép khai thác khoáng sản khu vực hồ Ba Bể phần thu về được cho nhà nước không nhiều. Cái tôi nhìn thấy là nguy cơ Việt Nam đang nhanh chóng mất đi hồ nước ngọt quý báu, độc đáo, đã được thế giới công nhận cần bảo tồn.

"

Trong khi đó, hiện thực cho thấy các nhà đầu tư đang muốn “ăn quỵt” của môi trường. Thế nhưng thực tế đã chứng minh: hôm nay ta ăn quỵt của môi trường 1 đồng, mai kia con cháu chúng ta sẽ phải gánh trả gấp 1.000 lần. Thật vây, nêu hôm nay ta không trả lại môi trường thì sự trả nợ của tương lai sẽ nhọc nhằn hơn rất nhiều. Vì thế, khi con người cân nhắc việc đánh đổi những gì qúy báu mà thiên nhiên đã ban tặng lấy tiền thì cần xem xét thật kỹ lưỡng.
Xin cảm ơn ông."
P. Thanh (thực hiện)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top