Nhận ra sức ép tuân theo quan điểm của số đông

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tôi thú nhận là tôi rất tức giận trước việc làm theo một điều gì đó mà không suy nghĩ, thậm chí cả những điều ngu ngốc, vụn vặt. Ví dụ, tôi giận điên lên khi ai đó không thể quyết định cho bản thân họ liệu một bài hát này là hay hoặc một người nào đó là quyến rũ.

Chúng ta được tiến hóa để làm theo, để hòa hợp; tổ tiên chúng ta có một sự nhạy cảm trước những tín hiệu xã hội và một khuynh hướng làm theo những quy tắc của nhóm.

Đôi khi hầu hết mọi người chia sẻ và làm theo những thông tin thiết thực – thông tin có ích về mặt khách quan, ví dụ như làm sao để câu một con cá, hoặc ngăn ngừa sự lây bệnh.

Trong những trường hợp khác, những chuẩn tắc của nhóm là độc đoán, nhưng hữu ích khi tất cả mọi người đều nhất trí với chúng. Nó không thành vấn đề khi chúng ta lái xe theo hướng nào trên đường, chừng nào tất cả chúng ta đều tuân theo những quy tắc giống nhau.

Cũng có kiểu tuân theo những quy tắc đang tồn tại hoàn toàn vì những lý do xã hội. Chúng ta tuân theo để tránh bị tẩy chay hoặc có được sự ủng hộ xã hội. Chúng ta tuân theo để thể hiện sự gia nhập vào một nhóm. Để phân biệt bản thân chúng ta với những thành viên của một nhóm khác.

Tôi hiểu tại sao sự tuân theo xã hội là quan trọng. Nếu bạn muốn hòa hợp trong xã hội, bạn phải trả giá để phù hợp với xã hội đó. Có lẽ đó là lí do tại sao con người tuân theo khi họ tham gia vào những thực nghiệm tâm lý học nào đó.

Trong một thực nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch, mọi người được yêu cầu đánh giá những đoạn thẳng nào có chiều dài bằng nhau. Nhiệm vụ rất rõ ràng, đơn giản, nhưng nhiều người đã đưa ra những cầu trả lời sai, đơn giản vì họ tin rằng hầu hết mọi người đều đồng ý với câu trả lời sai.
Kết quả được lặp đi lặp lại trong nhiều nền văn hóa. Daniel Haun và Michael Tomasello chứng minh rằng kiểu tuân theo này có thể được phát hiện thấy ở những đứa trẻ rất nhỏ.

Điều này có nghĩa gì? Trong nhiều trường hợp, những người tuân theo có lẽ đang tự làm hại họ. Dù họ nói rằng họ nhất trí với số đông, nhưng trong thâm tâm họ biết rõ hơn. Nhưng, điều gì xảy ra nếu họ chủ động sửa lại những quan điểm riêng của họ, tổ chức lại những quan điểm và sở thích của họ để phù hợp với quan điểm của số đông? Và điều gì xảy ra nếu họ bất đồng quan điểm? Sẵn sàng trừng phạt người khác vì có những suy nghĩ độc đáo?

Thế giới có đầy những ví dụ về sức ép xã hội độc đoán. Và con người thực sự thay đổi quan điểm của họ - chấp nhận những thái độ của số đông – dường như khá rõ ràng. Làm sao chúng ta có thể giải thích những sự kiện đó – hầu hết học sinh ở trường phổ thông nghĩ rằng mốt váy hiện tại là đẹp, và những kiểu váy khác là xấu? Yếu tố quyết định quan trọng nhất về sự gia nhập tôn giáo của bạn là địa lý văn hóa?

Nhưng nếu bạn muốn có nhiều bằng chứng hơn, hãy xem xét thực nghiệm này của Jamil Zaki và cộng sự (2011). Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người đàn ông trẻ đánh giá sự quyến rũ của những khuôn mặt phụ nữ khác nhau và sau đó nói với những đàn ông đó sự đánh giá của họ không giống với những kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến. 30 phút sau, những người đàn ông trẻ được yêu cầu đánh giá lại các khuôn mặt, và những đánh giá mới của họ có xu hướng giống với những gì họ tin là ý kiến của số đông. Hơn nữa, những nguời sửa lại đánh giá của họ cho thấy có sự hoạt động gia tăng trong những vùng não liên quan đến sự mã hóa những giá trị chủ quan. Nó có vẻ như những người đàn ông đó thực sự thay đổi quan điểm của họ.

Một điều gì đó giống nhau có thể xuất hiện khi mọi người tuân theo về những sở thích âm nhạc của họ (Berns et al 2005), hoặc khi họ đưa ra những đánh giá về những hình mẫu phức tạp (Berns et al 2010). Và những thực nghiệm khác cho thấy những người trưởng thành tuân theo những thái độ trong nhóm về chủng tộc, những đánh giá thẩm mỹ về những hình hình học, và thậm chí những câu trả lời cho những vấn đề logic (Sechrist and Young 2011; Stallen et al 2012; Rosenham et al 1963).

Tự do suy nghĩ có phải là một quyền con người? Trẻ em có quyền được học về những công cụ của tư duy phản biện? Như Jaak Panksepp nhận thấy (1998), tìm tòi, khám phá là một thôi thúc nội tại, nhiều đến nỗi nếu bạn cho một con chuột khả năng tự kích thích những vùng não liên quan đến sự khám phá, thì nó sẽ làm vậy một cách ép buộc. Hành động tìm kiếm – cố gắng khám phá và hiểu được – có vẻ giống như một động lực cơ bản. Đối với những nguời có động cơ hiểu biết mạnh mẽ, thì chỉ có một con đường dẫn đến một kiểu niềm vui, một niềm vui được trải nghiệm bởi trẻ em và giống như các nhà khoa học. Khi con người bị những chứng bệnh về não phá hủy động cơ khám phá đó thì cuộc sống có thể đánh mất ý nghĩa cuả nó.

Bằng cách dạy cho con người tư duy phản biện, chúng ta giúp họ phân biệt được giữa những giải pháp tốt hơn và tệ hơn. Chúng ta giúp con người chống lại sức ép xã hội, sức ép phải chấp nhận một quan điểm chỉ vì nó phổ biến, thuộc truyền thông.

-----------------------
Tài liệu tham khảo
Berns GS, Chappelow J, Zink CF, Pagnoni G, Martin-Skurski ME, and Richards J. 2005. Neurobiological correlates of social conformity and independence during mental rotation. Biol Psychiatry. 58(3):245-53.
Berns GS, Capra CM, Moore S, and Noussair C. 2010. Neural mechanisms of the influence of popularity on adolescent ratings of music. Neuroimage. 49(3):2687-96.

Haun DBM and Tomasello M. 2011. Conformity to Peer Pressure in Preschool Children. Child Development. Child Dev. 82(6):1759-67.
Panksepp J. 1998. Affective Neuroscience: The Foundations of Human and Animal Emotions. New York: Oxford University Press.

Rosenham D, De Wilde D and MacDougal S. 1963. Pressure to conform and logical problem-solving. Psychological Reports 13: 227-230.

Sechrist GB and Young AF. 2011. The influence of social consensus information on intergroup attitudes: the moderating effects of ingroup identification. J Soc Psychol. 151(6):674-95.

Stallen M, De Dreu CK, Shalvi S, Smidts A, and Sanfey AG. 2012. The herding hormone: oxytocin stimulates in-group conformity. Psychol Sci. 23(11):1288-92.

Zaki J, Schirmer J, and Mitchell JP. 2011. Social influence modulates the neural computation of value. Psychol Sci. 22(7):894-900.


Nguồn
The Curse of the Herd
What does it mean to grow up in a society that permits no strays?
Published on January 6, 2013 by Gwen Dewar, Ph.D. in Making Humans
PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top