Nhật bản cận đại

sách hay

Thành viên
Tham gia
15/4/2014
Bài viết
8
621114967_q.JPG




I. NHẬT-BẢN TRONG THẾ CHIẾN THỨ NHẤT.


Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ ở Âu – châu vào tháng 8, 1914, căn cứ trên hiệp ước đồng minh Anh – Nhật, chính phủ Okuma Shigenobu tuyên chiến với Đức, và bất chấp lập trường trung lập của Trung – hoa, Nhật gửi quân chiếm Thanh – đảo (Tsingtao) thuộc bán đảo Sơn – đông – căn cứ của Đức ở Trung – hoa. Cũng vào lúc đó, hải quân Nhật chiếm đóng các đảo Mariana, Caroline, Marshall, nguyên thuộc địa của Đức ở vùng Nam Thái – bình – dương. Chính sách đối ngoại của Nhật, với trọng tâm là Trun g- hoa, lúc này nói chung là “nước đục thả câu”, tích cực bành trướng thế lực của mình nhân khi các cường quốc Tây - phương đang đánh nhau ở Âu – châu. Chủ trương triệt để lợi dụng tời cơ này đã được đề cập trực tiếp trong bức thư Inoue Kaoru (lúc này đã trở thành một genro có thế lực) gửi thủ tướng Okuma Shigenobu và Yamagata Aritomo (một genro kỳ cựu khác) ngay sau khi Thế chiến bùng nổ: “Họa loạn lớn ở Âu – châu lúc này là dịp trời cho (ten’yu: thiên – hựu) để phát triển quốc vận của Nhật-bản trong kỷ nguyên mới Taisho”. Đồng thời Inoue nhấn mạnh là “để thừa hưởng dịp trời cho này”, Nhật phải liên két chặt chẽ với Anh, Pháp, và Nga.

Nhằm củng cố và tăng cường thế lực ở Trung – hoa, đầu năm 1915 chính phủ Okuma bí mật gởi Viên Thế - Khải 21 điều yêu sách. Những yêu sách này gồm 5 phần. Theo nội dung các phần 1 – 4, Trung – hoa phải thừa nhận quyền lợi của Nhật ở Sơn – đông, Nam Mãn – châu, và miền đông của Nội Mông – cổ. Phần 5 là phần vi phạm chủ quyền của Trung – hoa trắng trợn nhất, đòi chính phủ Trung – hoa phải: dùng cố vấn chính trị, tài chánh và quân sự người Nhật; thiết lập lực lượng cảnh sát hỗn hợp Trung – Nhật mỗi khi cần thiết; hoặc mua vũ khí của Nhật-bản ít nhất với tỉ lệ 50% tất cảcacs vũ khí của Trung – hoa, hoặc xây dựng các xưởng làm vũ khí Trung – Nhật với nguyên liệu và kỹ sư Nhật-bản; và nhường cho Nhật đặc quyền xây dựng đường xe lửa ở miền Nam Trung – hoa. Khi Viên Thế - Khải cố tình tiết lộ nội dung của những chính sách này với báo chí; dư luận quốc tế, đặc biệt ở Hoa – kỳ, phản đối kịch liệt. Tuy vậy, do tình hình chiến cuộc ở Âu – châu, các nước Tây - phương không cách gì can thiệp được. Qua tháng 5, 1915 ngoại trưởng Nhật Kato Takaaki (còn gọi là Kato Komei: Gia – đằng Cao – minh: 1860 – 1926) cắt bớt những điều khoản quá “trắng trợn” ở phần 5 và trao những yêu sách còn lại cho Viên Thế - Khải dưới hình thức một tối hậu thư. Túng thế, Vien Thế - Khải phải nhượng bộ: Trung – hoa ký thỏa hiệp chấp nhận những yêu sách của Nhật trong các phần 1- 4 ngày 25 tháng 5, 1915.

Dân chúng Trung – hoa phẫn nộ trước việc ký kết thỏa hiệp này. Họ xem ngày 198 tháng 5 – ngày chính phủ Viên Thế - Khải quyết định thừa nhận những yêu sách của Nhật-bản – là ngày quốc hận; và trong hàng ngũ các cường quốc đang xâu xé Trung – hoa, Nhật-bản đối với họ nay trở thành kẻ thù chủ yếu. Tuy nhiên, sau đó, các chính phủ thay thế chính quyền Viên Thế - Khải đã phủ nhận tính cách hợp pháp của thỏa hiệp trên.

Sau cách mạng Bolshevik (1917), chính quyền Xô – viết tuyên bố không thừa nhận những hiệp định mà chính phủ Nga – hoàng đã bí mật ký kết với các nước khác, kể cả hiệp thương Nga – Nhật (bắt đầu ký kết năm 1907). Mặt khác, chính phủ Terauchi Masatake (Tự - nội Chính – nghị: 1852 – 1919) muốn thành lập một quốc gia chống chính quyền Xô – viết ở miền Đông Tây – bá – lợi –á, vừa để bành trướng thé lực của Nhật sang vùng này. Hoa – kỳ lúc này vẫn chưa có thái độ, vì không muốn Nhật tiến vào Tây – bá – lợi – á.

Sang năm 1918, khi Anh và Pháp yêu cầu Hoa – kỳ giúp sức để đưa lực lượng quân Tiệp – khắc đang bị mắc kẹt ở miền Đông Tây – bá – lợi – á trở về Âu – châu , Hoa – kỳ thỏa thuận gởi quân sang Tây – bá – lợi – á. Trong khi Hoa – kỳ chỉ gởi 7.000 người, Nhật điều động đến 72.000. Thêm vào đó, mặc dầu thoe dự định ban đầu khu vực hành quân chỉ giới hạn quanh vùng phụ cận của Vladivostock, quân đội Nhật tiến sâu vào Tây – bá – lợi – á, đến tận Irkutsk. Trong khi Hoa – kỳ, Anh, và Pháp rút quân vào đầu năm 1920, Nhật đóng quân ở Tây – bá – lợi – á cho đến cuối năm 1922, và trên thực tế chỉ rút quân về vì áp lực quốc tế tại hội nghị Washington (1921 – 1922). Tóm lại, có thể nói rằng để gởi quân sang Tây – bá – lợi – á mặc dầu Nhật đã phải trả một giá rất đắt (23.000 người bị thương vong, phí tổn len tới 10 ức yen), nhưng kết quả là Nhật đã không thu đạt được gì mà chỉ càng mất thêm uy tín trên thế giới, và mối liên hệ với Hoa – kỳ ngày càng thêm căng thẳng.

Về kinh tế, Thế chiến thứ nhất đã giúp Nhật giải quyết được những khó khăn kinh tế và nguy cơ tài chánh. Nhân lúc các nước Tây - phương đang bận tay ở Âu – châu, Nhật nhanh chóng xuất khẩu hàng hóa (đặc biệt là hàng dệt) sang thị trường châu Á (ở Trung – hoa, thay vì Anh, Nhật nay là nước có ảnh hưởng kinh tế lớn nhất) và bắt đầu mở đường sang thị trường Phi – châu và Âu – châu; khuếch trương kỹ nghệ đóng tàu và bành trướng ngành hải vận để đáp ứng nhu cầu trên thế giới lúc bấy giờ (thu hoạch của thương thuyền Nhật tăng lên 10 lần trong Thế chiến thứ nhất). Các ngành kỹ nghệ luyện thép, kỹ nghệ hóa học (ví dụ như dược phẩm, phân bón, chất nhuộm), điện lực ở Nhật cũng đẫ phát triển nhảy vọt.
 
×
Quay lại
Top