Nhặt của rơi có thể vô tình thành tội phạm

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Sự việc bạn nam tên Hoàng Vũ, sinh viên trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng nhặt được số tiền 60 triệu động và đăng lên trang cá nhân để tìm người mất đang thu hút sự quan tâm của nhiều teen. Các bạn trẻ tỏ ra ủng hộ, khen ngợi hành động của Hoàng Vũ. Song, không ít bạn cho rằng việc làm trên của nam sinh viên chưa hợp lý, thậm chí có thể vi phạm pháp luật.

Cảnh giác trước của rơi


Bạn Thanh Liêm, sinh viên ĐH Ngoại Thương TP HCM cho rằng việc có nên nhặt của rơi hay không là tùy thuộc vào trường hợp cụ thể. Bản thân mỗi chúng ta nên suy nghĩ thật kỹ để đưa ra quyết định phù hợp. Lý do là bởi hiện nay trên báo chí tràn ngập thông tin về những vụ việc kẻ gian lợi dụng lòng tham của người dân để cài bẫy lừa đảo.“Nếu bản thân mình cảm thấy có gì đó kì lạ thì tuyệt đối mình không bao giờ để ý và nhặt của rơi đó hết”, Liêm quả quyết.

Theo bạn Thảo Anh, lớp 12A14 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP HCM cách xử sự khi nhặt được của rơi đã được nhắc đến rất nhiều trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng làm được theo đúng chuẩn mực được học. Đa phần người Việt Nam thường phản ứng thấy, nhìn và ngó lơ đi luôn. Cô bạn còn dí dỏm: “Nói có vẻ hơi mê tín một tí, nhưng theo quan niệm của mình thì “của thiên trả địa". Cho dù bạn nhặt được 50.000 đồng bỏ túi xài, chắc chắn trong tương lai gần bạn sẽ bị mất đi thứ gì đấy”.


920802-1.jpg
Hai bạn Thảo Anh và Thanh Liêm đều cho rằng nên suy nghĩ thật kỹ có nên nhặt của rơi.
Nhận định về sự việc của Hoàng Vũ, Thảo Anh cho rằng: “Nếu mình là anh sinh viên ấy, mình sẽ đem số tiền trình báo công an phường nơi nhặt được món đồ. Mặc dù không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của mạng xã hội nhưng chúng ta đặt trường hợp người mất đồ là một người lớn tuổi, không có Facebook, chỉ biết liên lạc với cơ quan công an. Như vậy thì khác nào hành động của bạn Vũ đã gián tiếp làm cho người ấy không tìm lại được số tiền quan trọng đó? Mình thiết nghĩ, nếu đã có lòng tốt thì chúng ta không ngại gì chút thời gian trình báo công an phường với khả năng người đó tìm lại được món đồ sẽ cao hơn”.

Đừng tỏ ra 'vô cảm'

Bạn Minh Tân, sinh viên ĐH Kinh tế TP HCM bày tỏ: "Cá nhân mình không đồng ý với việc một bộ phận giới trẻ hiện nay lại “vô cảm” khi nhìn thấy của rơi. “Cây ngay không sợ chết đứng”, nếu như bạn làm được một việc tốt thì chẳng có ai lại dám phê phán hay gây khó dễ cho bạn. Điều quan trọng là ở suy nghĩ theo chiều hướng tích cực của bạn mà thôi".


920802-2-1.jpg
Với bạn Minh Tâm, việc nhặt của rơi là một hành động tốt.
Theo mình nhặt được của rơi tìm người trả lại là một hành động tốt thể hiện được cái tâm của từng cá nhân. Chẳng có lý do nào để bạn ngại ngần, cảm thấy lo lắng khi làm được một việc có ích như vây. “Trước đây, trong lúc đi học về, mình từng nhặt được một cái bóp, trong đó có 6 triệu đồng, thẻ ATM, cùng nhiều giấy tờ tùy thân khác. Mình đã quyết định gọi lên ngân hàng để trình bày lý do, xin thông tin rồi liên lạc người đó đến nhận lại ví. Nhìn thấy nét mặt vui mừng của vị chủ nhân ấy, mình thật sự rất hạnh phúc”, Tân chia sẻ.

Tuy nhiên, Minh Tân cũng nhấn mạnh: “Chúng ta nhặt được của rời đồng nghĩa phải có trách nhiệm trình báo với công an hoặc tìm cách liên lạc với chủ nhân để trả lại đồ”. Hiện nay, một số cá nhân thường “bỏ túi” những tài sản mình nhặt được, biến của rơi thành tài sản cá nhân. Đấy là một thực trạng đáng buồn.

Học văn hóa tiến bộ của nước ngoài

Bạn Võ Thảo, du học sinh Nhật Bản chia sẻ: "Mỗi lần nhặt được của rơi, người dân xứ hoa anh đào thường trình báo cho cơ quan gần nhất biết để xử lý, không nhất thiết phải là công an. Trừ trường hợp lớn thì mới trình báo với cơ quan điều tra. Ví dụ như ở siêu thị, khi nhặt được của rơi người ta thường báo lại với nhân viên bán hàng, nhân viên sẽ ghi lại ngày giờ món đồ được giao nộp để người bị mất có thể đến tìm lại".


920802-3.jpg
Bạn Thảo cũng từng mất đồ trong một siêu thị ở Nhật nhưng đã được nhân viên ở đó trả lại với thái độ niềm nở.
“Người Nhật không có thói quen đụng vào đồ của người khác nên nhiều khi nhặt được của rơi họ còn lo lắng hơn cả người bị mất đồ. Mình thấy văn hóa này hoàn toàn khác biệt ở Việt Nam.”, Thảo nhấn mạnh.

Bích Lâm, học sinh tại Sydney, Australia bày tỏ: “Mình nghĩ ở đâu cũng vậy con người đều có lòng tham như nhau. Với người có ý thức tốt, việc trả lại của rơi là chuyện tất yếu, còn người vô ý thức hiển nhiên sẽ làm điều ngược lại. Tuy nhiên, theo mình, ở Australia, ý thức của người dân bên này có phần nhỉnh hơn người Việt Nam mình”.


920802-4.jpg
Theo Bích Lâm, ý thức của người dân Australia có phần nhỉnh hơn người Việt.
Bình luận về sự việc nam sinh nhặt được 60 triệu đồng, Bích Lâm cho rằng: "cậu bạn có cái đúng vì không có ý chiếm dụng làm của riêng. Ở Việt Nam bây giờ vấn nạn tham nhũng không phải là ít, nhan nhản đầy đường, vì vậy bạn ấy không muốn báo công an đôi khi có thể vì lý do trên".


Theo Ione
 
×
Quay lại
Top