Hoàn NHƯ MỘT CƠN GIÓ LẠ (hay lắm ^^)

Chương 21.



Những tưởng sẽ ngủ rất ngon đêm hôm đó, nhưng tôi đã nhầm. Một vài mảng ký ức lại lần lượt ập về trong giấc mơ. Tôi không thể nào kiểm soát và sắp xếp chúng vào một trình tự hay logic nào đó. Hỗn độn và đảo lộn. Điều gì đã xảy ra trong quá khứ vậy? Nhất định có những việc đã khiến tôi hoang mang sợ hãi. Những tấm ga trắng, những đôi mắt chó, những vệt máu loang, vạt nắng chiều vàng vọt, đêm tối... Tất cả trộn với nhau thành một bức tranh chứa bao mảng màu phức tạp. Tôi đứng ở đâu, phải đi đâu, phải làm gì giữa vô vàn ngả đường sâu hun hút?

Tỉnh giấc, nhận ra mồ hôi đã ướt rượt dưới lưng. Tôi lật chăn, lao ra bàn và điên cuồng bấm điện thoại. Mẹ tôi nghe máy sau bốn hồi chuông:

- Mẹ ơi!

- Ừ!

- Ngày trước, mẹ tìm thấy xác con ở Sài Gòn đúng không? - Tôi có thể tưởng tượng được đôi mắt ngỡ ngàng hoảng hốt của mẹ khi nghe tôi hỏi.

- Con...

- Con chỉ cần mẹ trả lời đúng hay không thôi.

- Con đã nhớ ra được gì vậy? Mẹ không biết đã xảy ra chuyện gì..

- Vậy là đúng phải không mẹ?

- Tối hôm đó khi đang ăn tối, bố con nhận được điện thoại từ thành phố Hồ Chí Minh của một cô gái, cô ấy nói vô tình thấy con nằm bất động ở một góc giữa đồng cỏ, cạnh bãi rác gần nhà cô ấy.

- Một cô gái? Vậy khi vào đó đón con thì sao?

- Bố mẹ bay vào ngay đêm hôm ấy, đến địa chỉ bệnh viện cô gái cung cấp. Con lúc ấy thê thảm tới mức bố mẹ không thể nhận ra nữa. Một bên tay đầy vết rách và xước do bị đánh bằng vật cứng, mặt bầm tím, mũi bị rập, quần áo nhận lại từ bác sĩ thì lấm lem máu và rách nát. Bố mẹ không biết xã hội đen có đánh nhầm con không mà đến mức ra nông nỗi thế. Con hôn mê năm ngày thì tỉnh lại. Không hề nhớ gì trong khoảng vài năm trước đó. Bố mẹ sợ con hỗn loạn nên nói con bị tai nạn. Bác sĩ bảo con sẽ hồi phục trí nhớ dần dần. Nhưng mấy năm nay mẹ không hề thấy tiến triền. Bố mẹ cũng đã tìm đủ mọi cách, nghe lời bác sỹ tâm lý mua nhà cho con sống thoải mái mà mọi thứ không tích cực lên.

- Mẹ còn nhớ địa chỉ bệnh viện đó không?

- Nếu con đã nhớ lại được hết, thì kể cho mẹ nghe chuyện gì đã xảy ra với con vậy?

- Con cũng không biết mẹ à. Nhưng có lẽ con phải vào đó một chuyến.

- Không được!

- Mẹ!

- Mẹ đã nói không được là không được.

Tôi nghe thấy tiếng Phương Anh nói vọng lại: "Mẹ, anh ấy lớn rồi, mẹ kệ đi."

Dù sao thì vé cũng đã đặt. Mẹ có ngăn cản sao cũng không được. Giữa buổi sáng hôm ấy mẹ đến nhà tôi cùng Phương Anh và Phương. Thái độ mẹ phản đối vô cùng gay gắt. Tôi cũng hiểu lí do vì sao mẹ làm vậy. Bạn cứ thử làm mẹ, nhìn con mình bị đánh thừa sống thiếu chết ở một nơi xa lạ, chắc chắn bạn không dám để con mình quay lại nơi ấy. Mẹ tôi, với bản năng bảo vệ của một người mẹ, phản ứng như vậy là không thể tránh khỏi. Nhưng tôi cũng có lí do của mình. Những ngày qua, sống chênh vênh mơ hồ, hẫng hẳn một khoảng ký ức, đôi khi tôi cảm nhận được có một bóng dáng khác ẩn hiện trong chính bản thân tôi. Từ hành động, suy nghĩ, cảm xúc, tôi đều bị ảnh hưởng bởi một linh hồn khác.

...



“Con bà có dấu hiệu tâm thần phân liệt, sống trong ký ức ảo giác của một người khác”

Tâm thần phân liệt…

Ký ức ảo giác…

Lời nói câu được câu mất của bác sĩ nói với mẹ tôi trong lúc tôi vẫn còn mê man lại vang lên. Nhưng người khác là ai? Ký ức của họ là gì? Tại sao họ chọn tôi để gửi gắm?

Tôi vào nhà vệ sinh, vốc nước lên mặt cho tỉnh táo. Mỗi khi nhắm mắt lại, nụ cười của Nguyên lại ẩn hiện trong trí nhớ. Nếu lúc này em ở đây, chắc chắn em sẽ mở cửa và mắng tôi: "Anh không được rửa mặt bằng nước lạnh lâu, bị cảm đấy". Nếu tôi bước ra khỏi phòng mà quên không đi dép, Nguyên sẽ quở: "Mới dậy mà đi trên nền đá hoa lạnh sẽ bị thấp khớp". Bữa ăn nếu ngâm nghê vừa ăn vừa xem phim, Nguyễn sẽ nhắc: "Đau dạ dày đấy". Tôi vẫn thường cau có bảo Nguyên: "Em nhìn đâu cũng ra bệnh nhỉ?", để nghe Nguyên đáp lại: "Đúng rồi, nhìn thấy anh là nghĩ đến bệnh điên!". Bên ngoài phòng khách, mẹ tôi và Phương Anh vẫn tranh luận việc có nên để cho tôi đi hay không. Tôi đứng trong này, nhìn mấy hình mèo Kitty dán trên bàn chải đánh răng mà tủm tỉm cười. Tôi sẽ đi, để tìm lại ký ức cho tôi, tìm lại tình yêu của em nữa.



***



Sau mấy tiếng đồng hồ tranh cãi kịch liệt mà tôi cứ ngỡ mình sẽ lỡ mất chuyến bay đã đặt vé đêm qua, thì kết quả vẫn như tôi mong muốn. Mẹ tôi đồng ý cho tôi đi sau khi Phương đề nghị: "Mai cháu có việc bay vào HCM, để cháu đi cùng Nhật."



***

Chuyến đi này sẽ trả lại cho tôi những gì, tôi cũng không biết nữa. Nhưng linh cảm giúp tôi biết rằng, đang có rất nhiều thứ chờ đợi tôi phía trước.



Phương rất ít nói, anh luôn cắm cúi vào laptop làm việc, không để ý gì đến xung quanh. Thi thoảng tôi hỏi Phương một vài câu, Phương trả lời xong lại tập trung làm việc, khác hẳn những khi ngồi cạnh Phương Anh, cố nhẹ nhàng dỗ dành để làm em tôi vui. Taxi đi đến nội bài, một vài người cấp dưới của Phương giúp tôi chuyển đồ vào phòng chờ. Tôi và Phương chọn hàng ghế cuối cùng ngồi đợi thông báo về chuyến bay. Lúc này Phương mới cất lap và ngắm nhìn mọi thứ xung quanh. Còn tôi ngả người ra thành ghế nghỉ ngơi.



- Lần đầu tiên tôi gặp Phương Anh ở đây đấy Nhật!

- Hả? - Tôi bật người dậy khi nghe Phương thủ thỉ.

- Ừ, chính xác là ở chỗ kia! - Phương chỉ về phía lối vào.

- Em gái tôi á?

- Thế cậu nghĩ tôi đang nói ai?

- Tôi tưởng mẹ tôi giới thiệu cậu cho Phương Anh

- Đó là chuyện sau này.

- Hai người gặp nhau trước rồi, sao Phương Anh không kể gì với tôi nhỉ?

- Có lẽ Phương Anh đã quên, tôi chẳng là gì trong trí nhớ của cô ấy cả.

- Con bé vô tâm mà...

- Cũng không biết nữa, lần đầu tiên gặp cô ấy, tôi như bị chuột rút vậy. Chúng tôi va nhau ở đoạn kia, khi Phương Anh mải nói chuyện điện thoại còn tôi mải tháo chiếc đồng hồ trên tay. Chúng tôi chạy nhanh lắm, nên sau khi va chạm, điện thoại của Phương Anh, đồng hồ của tôi, mỗi thứ văng đi một hướng. Tôi bất ngờ quá không kịp xử lý. Cậu nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đối với tôi, tôi đoán một cô gái bình thường sẽ lao đến nhặt điện thoại, vuỗi vuỗi phủi phủi xem có xước không, sau đó quay ra quát: "Anh đi cái kiểu gì vậy hả? Mắt để sau gáy à?... bla bla". Nhưng em gái cậu lại khác, cô ấy không cần biết điện thoại cô ấy đã bay đi đâu, không cần biết người bên kia đầu dây đang chờ đợi lo lắng khi nghe thấy tiếng va đập, cô ấy nhìn khắp người tôi rồi rối rít hỏi: "Anh có sao không? Tôi xin lỗi, tôi không để ý". Rồi cô ấy cố nắn nắn hai cánh tay tôi để xem có gãy không đến khi tôi nói: "Tôi không sao, xin lỗi!". Lúc ấy Phương Anh mới tránh ra, cúi chào, xin lỗi một lần nữa rồi mới quay ra tìm điện thoại. Còn tôi, tôi bị cô ấy thu hút đến mức không hề quan tâm đến đồng hồ đeo tay nữa. Ngày hôm ấy tôi đã lái xe đi theo Phương Anh về tận nhà.

Tôi nghĩ là tôi đã yêu Phương Anh ngay từ giây phút đầu tiên gặp cô ấy. Phương Anh trẻ con, sống bất cần, nhưng trong sâu thẳm, tôi nhận ra em là người con gái rất tốt.



Phương kể rất lâu... những cảm nhận của cậu ấy, nhưng tôi chỉ nhớ lại được từng đó. Câu chuyện của chúng tôi cứ kéo dài suốt chuyến bay. Đôi lúc Phương bật cười, tôi cười theo khi thấy suy nghĩ cậu ấy thật đơn giản. Tình yêu có khi bắt đầu chỉ vì ấn tượng khó quên đến thế.



- Vậy mà Phương Anh không nhận ra cậu à?

- Có lẽ là không. Khi đó tôi mặc áo khoác và có đeo kính đen nữa.

- Hôm nào thử mặc lại y nguyên bộ đồ đó xem. - Tôi trêu Phương

- Thôi, không nhớ ra càng tốt. Nhớ ra rồi em lại bắt tôi đền điện thoại thì sao? Hì.

- Thì bảo với nó là "Anh sẽ đền em cả cuộc đời này". Ha ha

- Nói vậy chắc Phương Anh treo ngược tôi lên trần nhà rồi nhổ lông nách cho tới chết quá. Hu hu



Tôi và Phương cười lớn tới mức bị tiếp viên nhắc nhở. Càng ngày tôi càng cảm thấy quý anh bạn này. Nếu như Nguyên là gió, Phương Anh là mưa, thì anh chàng Phương lại giống như một đám mây, khiến tất cả dịu mát đúng lúc. Tôi tựa đầu vào ô cửa sổ nhỏ của máy bay, nhìn ra bên ngoài, chỉ thấy một màu trắng xóa. Lại nhớ đến Nguyên. Em đang ở đâu giữa bộn bề cuộc sống? Và cũng như Phương, Phương mặc cảm rằng anh chẳng là gì trong trí nhớ của Phương Anh cả, tôi chạnh lòng. Liệu trong tâm trí Nguyên giờ đây, có tên tôi không?

Sài Gòn đón chúng tôi bằng cái nắng nóng nực dễ khiến người ta bực mình. Hà Nội cuối tháng Mười bắt đầu lạnh rồi, không giống trong này chỉ có một mùa. Phương giúp tôi gọi taxi đến khách sạn đã đặt trước. Chúng tôi khá thân mật, đến mức tài xế taxi còn hồ hởi giới thiệu cho hai thằng đàn ông này những địa điểm lý tưởng để đôi tình nhân tới thăm thú. Ở Sài Gòn, người ta không kì thị giới tính thứ ba.

- Tôi thích mở tung cửa sổ thế này này! - Phương gạt rèm cửa ra và mở chốt cửa sổ ngay khi chúng tôi bước vào phòng

- Cậu chẳng giống em gái tôi chút nào. Phương Anh thì chỉ thích đóng kín cửa và ngồi thu lu trong phòng.

- Thế à, thế thì tôi đóng ngay đây.

- Ơ điên à. Cậu cứ làm những gì cậu thích thôi.

- Thôi thích làm những gì người tôi yêu thích. - Rồi Phương đóng cửa sổ lại thật.

Tôi ngả lưng xuống gi.ường rồi chợp mắt một lúc. Nghe loáng thoáng tiếng Phương gọi điện thoại: "Phương Anh à! Tôi và anh trai em đã vào đến nơi an toàn".



***



Sáng nhợt nhạt nắng, Huy gọi tôi tới sớm để giúp cậu ấy khiêng con chó to vào thực hành. Sáng hôm ấy tôi cũng gặp Minh. Cậu ấy vẫn thường xin thầy tôi dự thính những buổi tập dượt mổ cơ thể sống. Tính tôi thường thờ ơ với tất cả mọi thứ, cảm thấy việc gì đáng để ý mới cho vào đầu. Bình thường, tôi vẫn giúp Huy trói hai chân sau của những con chó được chọn để mổ. Nhưng hôm ấy tôi nhận ra một sự bất thường. Dễ dàng nhìn thấy bụng con chó cái được chọn hơi to so với bình thường. Những bầu vú cũng đang trong thời gian to lên vì mang thai. Tôi cởi trói, gắt Huy:



- Cậu kiểm tra kiểu gì vậy? Nó đang có thai.

- Kiểm tra đếch gì. Mổ đằng trên phổi và tim thì liên quan gì đâu. Có thai ăn càng ngon.

- Bệnh hoạn! - Minh nhìn Huy với thái độ tiêu cực.

- Ăn nói cẩn thận, đã hút thuốc lào nhờ còn ngâm nghê 2 điếu.

- Này tôi không biết ai phải ăn nói cẩn thận. Tôi đã xin phép và được dự thính những giờ học thực hành cùng lớp cậu. Còn cậu, loại người như cậu không làm bác sĩ được đâu. Bỏ đi mà thi trường khác

- Ờ, chúng mày cũng không phải chuyên gia bảo vệ động vật. Im mồm đi làm cho nhanh. Thầy giáo sắp tới rồi.

- Kiếm con khác! - Tôi kiên quyết!

- Có thai với không có thai thì khác đếch gì nhau? Rõ vớ vẩn.



Không đôi co nhiều, tôi cúi xuống cởi trói cho con chó đang bị căng chân ra trên bàn mổ. Đôi mắt nó nhìn tôi tha thiết. Giống hệt Mon, khi em sắp trút hơi thở cuối cùng. Trong lòng tôi lúc ấy, trái tim đang tự hỏi mình rằng những đôi mắt van xin này sao lại giống nhau đến vậy, chỉ có một màu xám, ánh lên chút hi vọng cuối cùng mặc dù nó biết rõ rằng nó sẽ chết. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, có biết bao bài thực hành, biết bao lớp sinh viện như tôi trưởng thành và bước vào nghề nhờ thân xác của những chú chó trên bàn mổ. Nhưng dù sao, người có đạo đức, cũng nên biết ơn và tôn trọng cống hiến của chúng. Chúng sinh ra không phải để nằm ở đây cho người ta mổ banh thân bừa phứa và rồi quẳng vào bếp thịt ăn liên hoan. Hoặc giả chúng chấp nhận hi sinh cho khoa học, thì cũng xứng đáng nhận lại được một thái độ tử tế. Con chó nằm trước mắt tôi, nó đang mang trong mình những sinh linh bé nhỏ. Những sinh linh đó cũng hơn ai hết, cần và khao khát được nhìn thấy mặt trời, được sống, chứ không phải chết thê thảm từ ngay trong bụng mẹ, sau đó sôi lục bục trong nồi, và được những cái dạ dày nhơ nhớp tiêu hóa và đào thải.

Khi tôi và Minh tháo đến cái chân cuối cùng, thì anh bạn Huy bắt đầu phản ứng:

- Mẹ kiếp, tao đếch tìm được con thay thế bây giờ. Như thế phải hoãn buổi học.

- Hoãn!

- Mày chịu trách nhiệm?

- Trách nhiệm không phải của tôi, quy định là không tìm những con chó mang bầu.

- Dm, nhảm vãi shit. Dẹp ra!

Nói xong cậu ta tiến tới giật những mảnh giây sắt mảnh bắt đầu trói bốn chân con chó lại. Lác đác một vài người bạn trong lớp cùng nhóm với Huy đến và ngăn cản tôi và Minh. Tôi gần như bất lực bởi không thể xảy ra xô xát vì lí do như thế này. Chỉ có tôi và Minh đứng về một chiến tuyến. Chúng tôi không có gì hơn ngoài lí lẽ về đạo đức. Huy vẫn nhất quyết sử dụng con chó ấy để thực hành. Tôi đang định dùng bạo lực để ngăn cản thì con chó bỗng ngóc đầu sang bên phía Huy, lấy hết sức khợp vào tay cậu ta, bằng một lực rất mạnh. Khi ấy, nó đã bị trói ba chân, chỉ còn một chân sau, bên phải, hươ mạnh, giãy giụa. Chẳng hiểu sao dây buộc mõm nó lại bị đứt dễ dàng như thế. Máu từ tay Huy bắt đầu tràn ra. Cậu ta văng tục chửi bậy và tỏ vẻ mất bình tĩnh. Đứng bên cạnh tôi, Minh chuẩn bị sẵn tinh thần ẩu đả với Huy và mấy người bạn của cậu ta. Huy nhặt ngay hòn gạch chặn chân bàn mổ và đập liên tục vào mặt con chó đáng thương đang bị trói không có khả năng chống cự. Minh và tôi ra sức ngăn cản nhưng vẫn không đỡ hết được những đòn đánh thù hằn từ phía Huy. Cả đám đông làm náo loạn một góc sân học viện. Đám bạn Huy gỡ tôi ra và can không được đánh nhau "chỉ vì một con chó". Trong lúc đó, Huy vừa trống trả Minh, vừa đập vào đầu con vật tội nghiệp kia. Một, hai, ba, bốn nhát... Minh không thể nào ngăn được con người đang hăng tiết điên cuồng đó. Một bên mặt con chó dập nát và dớm máu, miệng ngớp ngớp để thở.

Trong một phút không bình tĩnh được, tôi nhặt hòn gạch dưới chân và lao vào Huy. Không phải lí do "chỉ vì con chó", cũng không thù hằn gì nhau, lúc đó tôi chỉ muốn cho cậu ta thấy, cảm giác bị ai đó cầm gạch đập vào mặt sẽ thế nào. Huy đã thấm mệt, còn tôi thì đang khỏe, tất nhiên cậu ta sẽ bị thương nhiều hơn. Do máu ở một bên tay bị cắn chảy khá nhiều khiến Huy hoa mắt không chống cự lại được, tôi chỉ đập vài nhát cho Huy biết cảm giác thôi. Còn không đánh chết. Cậu ta còn phải sống để đền những tội ác mà cậu ta vừa gây ra. Ác giả ác báo.

Mọi thứ chỉ kết thúc khi bảo vệ vào giải quyết, tôi và Huy được đưa xuống phòng y tế băng bó vết thương. Con chó mà tôi và Minh cố gắng cứu đã chết, tất nhiên những đứa con trong bụng nó cũng chết. Những cái chết thậm chí thảm hơn cái chết trên bàn mổ, khi được gây mê - không đau đớn, không chịu đựng.

Minh bảo tôi: "Bọn mình đúng là những thằng ngược đời!"

Tôi bảo Minh: "Bọn mình là những thằng vô dụng!"

Cả tôi và Huy đều bị đình chỉ học. Vẫn nhớ thái độ đe dọa của Huy khi nhìn tôi và nói: "Rồi tao sẽ khiến mày phải trả giá, thằng chó rảnh việc!"



***



- Nhật ơi, dậy đi Nhật ơi!

Tiếng Phương gọi tôi, nhưng cố gắng thế nào cũng không thể mở mắt tỉnh dậy được. Tôi có cảm giác mình rơi, rơi mãi vào một cái hố sâu hun hút. Những tấm ga trắng, những đôi mắt chó, những vệt máu loang, vạt nắng chiều vàng vọt, đêm tối...









zoom.gif
945613_503992499649714_1485626972_n.jpg








601779_503992506316380_1111150023_n.jpg






Ngày qua ngày, vẫn có những con chó chết trên bàn mổ như thế.

Những ánh mắt thành khẩn van nài trước khi chết vẫn ám ảnh tôi cho đến bây giờ.

Khi còn là sinh viên, trước mỗi buổi thực hành, tôi vẫn thường vuốt mắt các em và thì thầm: "Kiếp sau con sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ngủ đi con nhé!"

Chúng hiểu đấy! Bạn hãy tin tôi. Các em sẽ ra đi rất thanh thản mà không oán trách đời!
 
Chương 22.

Tôi tỉnh dậy khi hoàng hôn đã nhạt nhòa nắng. Tôi không thích những buổi chiều ảm đạm, không thích những vệt nắng cuối cùng của ngày quét dài trên mặt đường. Trên trán tôi có dán cái gì đó dính dính. Tôi lần mò bóc ra. Trời đất, một miếng dán giảm sốt của trẻ con.


- Cậu làm cái quái quỷ gì thế Phương?

- Cậu bị sốt mà?

- Cái này là cho những đứa con của chúng mình sau này.

- Con chúng mình á? Tôi nói tôi lấy cậu hồi nào? Mà hai đứa mình làm sao đẻ được.

- =)) Ý tôi nói là con của tôi với vợ tôi, con của cậu và vợ cậu.

- Đứa bé mà giống Phương Anh chắc xinh lắm nhỉ!

- Cậu đang bị ngộ tình đấy. Ai nói cậu với em gái tôi lấy nhau?

- Mẹ cậu!


Tôi cười đến tỉnh cả ngủ khi nhìn khuôn mặt nghiêm túc của Phương mỗi khi nói về Phương Anh. Cậu ấy khác hẳn người đàn ông lần đầu tiên Phương Anh đưa đến nhà tôi.


- Tôi nói thật. Tôi sẽ lấy em gái cậu đấy!

- Ừ thì tôi có ngăn cản đâu. Nhưng cùng là đàn ông với nhau, tôi chia buồn với cậu trước. =))

- Cậu im đi, giỏi thì tìm một người con gái hơn Phương Anh trên đời này tôi xem nào.

- Tôi tìm được rồi... - Tự nhiên giọng tôi trùng xuồng.

- Cô ấy hả? - Phương không chỉ đích danh là ai, nhưng cả hai chúng tôi đều biết đối tượng đang được nhắc đến - Tìm được rồi để lạc mất. Nhất cậu!

- Thì tôi... đang đi tìm mà.

- Đi ăn thôi, mới có sức tìm. Mà sao lúc cậu ngủ nhìn cậu kinh khủng thế?

- Cái gì?

- Sốt cao, mê man, nói nhảm, la hét. Tôi còn phải kiểm tra xem cậu có đái dầm không.

- Cái gì cơ? Cậu sờ của tôi á?

- Làm gì mà trợn mắt lên thế. Chúng ta giống nhau mà. Tôi cũng có thấy cái gì lạ đâu, hai hòn chứ không phải ba hòn.

- Cậu im đi, đồ bệnh hoạn! - Tôi vừa cười vừa hét ầm lên. Phương thì luôn cười mỉm. Cậu ấy có vẻ già dặn và rất bình tĩnh trước tất cả mọi thứ. Phương hơn tôi 2 tuổi. Tôi coi Phương như một người anh thân thiết mặc dù chúng tôi mới gặp nhau ba lần. Phương quẳng cho tôi cái áo phông trong vali, vì áo của tôi luôn ướt đẫm mồ hôi mỗi khi ngủ. Tôi thay áo rồi cùng cậu ấy đi xuống nhà hàng.

Sài Gòn nóng!


...


Những ngày ở Sài Gòn, Phương luôn ở bên, cố gắng giúp tôi những gì cần thiết, từ việc ăn uống, đi lại đến tiền nong. Tôi cùng Phương đi đến những nới tôi còn nhớ được. Chuyến thực tế của năm học thứ hai, lớp tôi vào thành phố HCM, dù bị đình chỉ học, tôi vẫn được thầy cho phép đi theo. Tôi còn nhớ tôi hay đi bộ trên đường gần bến Vân Đồn ở quận 4. Đó là khoảng thời gian sau một tháng xảy ra chuyện xích mích giữa tôi và Huy. Thái độ của Huy cũng đã dịu bớt. Cậu ta xin lỗi thầy vì sáng hôm đó có uống chút rượu nên hành động không kiểm soát được. Còn tôi thì vô tâm, cũng nhanh quên đi chuyện không đáng nhớ đó. Chỉ có Minh, từ buổi sáng ấy, tôi không còn nhìn thấy cậu ấy nữa. Không còn xin dự thính theo những buổi học, cũng không gọi điện nhờ tôi photo tài liệu cho.


Đôi khi tôi thấy trái đất này thật tròn, và những người sống quanh tôi cũng thật kì quặc. Chúng tôi đơn giản như những mảng thiên thạch, va chạm nhau rồi xa nhau, có thể va chạm lần nữa hoặc là không, nhưng cũng vẫn để lại cho nhau những vết xước kí ức. Tôi vẫn luôn thắc mắc tại sao khi Minh gặp lại tôi hôm đến nhà tôi đón em Lem về, cậu ấy chỉ mỉm cười chào tôi như những người lạ lần đầu gặp mặt, trong khi ở quá khứ chúng tôi đã từng thân thiết đến vậy. Tôi đã làm gì sai và đánh rơi mất tình bạn vậy?


- Cậu nghĩ gì thế Nhật?

- À, vu vơ thôi

- Cậu đi quanh quẩn chỗ này lâu lắm rồi.

- Tôi nhớ rõ là tôi bị đánh ở đây. Nhưng sao nhìn nó khác quá!

- Hơn bốn năm rồi. Ai giữ cho cậu mãi một bức tranh?

- Ừ... Về thôi.


Tôi chẳng nhớ được gì cả. Chỉ nhớ một con đường xưa cũ, không một manh mối, làm sao biết được những gì đã xảy ra?


...


Vừa đặt mình xuống gi.ường, tôi đã lịm đi ngay. Vẫn kịp nghe tiếng Phương nhỏ nhẹ trong điện thoại: "Em ngủ chưa Phương Anh? Em đã uống sữa như tôi dặn chưa? Anh trai em ngủ rồi. Tôi lạ nhà không ngủ được."

Trong cơn mơ chập chờn, tôi thấy mình vẫn mỉm cười. Tình yêu, có thể giúp những người đàn ông khô khan như chúng tôi nhẹ nhàng đến thế sao?


***


- Anh ổn chứ?


Tôi cố hé mắt nhìn cô bé đang ngồi bên cạnh tôi. Mùi máu tanh tràn trong khoang miệng. Cô bé nâng đầu tôi lên để tôi dễ thở, và giúp tôi nghiêng người cho máu trong mũi và miệng ộc hết ra.


- Lát nữa sẽ có người đến giúp anh, nhưng anh phải có tiền.

- Có...

- Trong túi anh đúng không? Vậy thì anh sẽ được đưa đến bệnh viện, rồi người ta sẽ tự lấy ví của anh để lấy tiền. Em không thể gọi mẹ và chị em được, vì hai người đã ngủ rồi. Em chỉ gọi người qua đường giúp anh được thôi.

- Cảm ơn...

- Anh có thể ngủ một lát. Nhắm mắt lại rồi mọi chuyện sẽ ổn.

- Em tên gì? Khuya rồi, sao lại ra đây một mình?

- Trần Thiên Vy, Bóng tối là bạn của em!

- Trần Thiên Vy! Em bao nhiêu tuổi?

- Em 12!

- Em lạnh không?

- Không lạnh!

- Em nhìn thấy anh bị đánh à?

- Nhìn thấy nhưng không thể làm gì.

- Anh thấy em đứng trên đường nhìn xuống?

- Đúng vậy!

- Nguy hiểm lắm Vy, chúng nó có thể đánh hoặc giết em.

- Không thể!

- Tại sao?

- Vì mấy người đó đâu thể nhìn thấy em.


Mọi thứ xung quanh tôi tối dần đi, duy chỉ có khuôn mặt em vẫn bừng sáng. Em ngồi yên, nhẹ nhàng đặt đầu tôi gối lên đùi em.


- Cảm ơn em, nếu có thế tỉnh lại, anh nợ em mạng sống!


***


- Dậy đi Phương!

- Ôi, chuyện gì đang xảy ra thế? Cậu tỉnh giấc trước tôi á?

- Dậy đi!

- Sớm! Lát nữa!

- Phương Anh gọi này!

- Đâu? - Phương bật người dậy túm lấy điện thoại. Tôi cười phá lên với điệu bộ đó. Rồi cười mãi không thể ngưng được vì thấy mặt Phương đần ra khi điện thoại cậu ấy vẫn im lìm.

- Dám lừa tôi! Thế hôm nay đi đâu?

- Đi tìm ân nhân.

- Ai?

- Trần Thiên Vy.


Chúng tôi quay trở lại con đường ngày hôm qua đã đến. Trong trí nhớ, phía cuối đường là một bãi cỏ rộng um tùm, đi sâu vào một đoạn là nhìn thấy một nghĩa trang. Tôi bị khoảng 4 người đánh, dùng gậy, côn, thanh gỗ, tay, chân. Họ chủ đích đánh đến chết. Một con người sinh ra, lớn lên mất 20 năm nhờ mồ hôi nước mắt của bố mẹ, để rồi bị hủy hoại chỉ trong vài phút dưới tay những người lạ.


- Cậu định tìm gì ở đây? - Phương quay ra hỏi tôi.

- Không biết nữa. Tôi bị đánh, rồi bị vứt ở phía đằng kia.

- Vì sao bị đánh?

- Cứu người!

- Lý do nhân văn nhỉ.

- Tôi cứu bạn tôi thì phải, cậu ấy chạy trốn nợ, gặp tôi ở đây khi tôi đang chạy theo một con mèo. Cậu ấy bị đánh nhừ tử rồi thì tôi đến, tôi can, tạo đường cho cậu ấy chạy.

- Rồi cậu phải thay thế chỗ người ta?

- Ừ... Bạn tôi nói chạy đi gọi cảnh sát rồi chẳng thấy đâu.

- Cậu cũng rảnh thật đấy. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.

- Lúc ấy còn thời gian đâu mà suy nghĩ.

- Thế người bạn đó tên Trần Thiên Vy?

- Không. Vy là cô bé đã gọi cấp cứu giúp tôi.

- Cô bé á?

- 12 tuổi!

- Chẳng có cô bé nào 12 tuổi mà lang thang ban đêm ở cái con đường đi vào nghĩa địa này cả. Cậu mơ phải không?

- Không, chắc chắn là ký ức đã tồn tại. Mơ hay tỉnh tôi phải biết chứ.

- Mất trí nhớ thì biết mơ hay tỉnh thế nào được, tất cả đề là ảo ảnh.


Không ảo đâu, rất rõ ràng. Vy đã đến bên, một cách nhẹ nhàng, kéo tôi ra khỏi bóng đêm ngập ngụa máu. Cô bé vừa nhìn ngắm bầu trời vừa hát. Hôm ấy trời không có sao, chỉ có mây chạy theo nhau trên nền trời đen xám. Lúc lúc tôi lại hỏi: "Xe cấp cứu đến chưa Vy? Anh mệt quá". Vy vẫn nhìn trời, hát nốt bài hát còn dang dở, rồi cúi xuống nhìn tôi cười: "Xe đang đến, anh mở mắt ra, đừng ngủ!". Tôi nói: "Nhưng anh không chịu đựng được nữa, ngủ một lát thôi được không?". Vy bảo: "Không được, nếu anh nhắm mắt, thì sẽ không bao giờ tỉnh lại được nữa". Tôi cố gắng bằng chút sức lực còn xót lại, nghe Vy hát để giữ tỉnh táo. Vy lại ngước lên bầu trời. Cô bé có mái tóc dài như đêm.


Bạn có biết cảm giác khi bạn biết mình sắp chết là gì không? Chỉ một điều duy nhất. TIẾC! Những gì mình chưa làm được, những gì chưa kịp làm, những kế hoạch mà mình vẫn đang hào hứng rằng ngày mai mình sẽ bắt tay thực hiện. Như một chiếc cầu đột nhiên sụp đổ trong khi ta vẫn đang đứng bên bờ chưa kịp sang. Tôi nhớ y nguyên cảm giác khi ấy, tôi thấy mình lơ lửng trên không trung. Nhìn xuống, nghe thấy Vy gọi: "Anh nè, mở mắt ra đi anh, anh nè, quay lại đi anh, xe cấp cứu đến rồi..."


- Tôi đã từng chết...

- Cái gì cơ? - Phương giật mình quay sang tôi

- Cậu có biết trường hợp chết lâm sàng không?

- Biết!

- Tôi đã từng chết...


Tôi mở cửa taxi rồi đi xuống. Trong lòng có một linh cảm mãnh liệt. Phương chạy theo ngay sau tôi. Cậu ấy hỏi tôi đi đâu nhưng tôi không trả lời. Con đường chạy vào nghĩa địa vẫn rậm rạp cỏ dại. Tôi không nhìn thấy người quản trang đâu nên cứ lao vào bên trong. Phương im lặng theo tôi, có lẽ cậu ấy đoán ra tôi đã nhớ lại một điều gì đó. Tôi nhờ Phương xem những bia mộ bên trái, còn tôi đi vòng sang phía bên phải. Phương bắt đầu hoang mang:


- Cậu đang tìm tên cậu đấy à? Cậu nhiễm phim bí ẩn thế giới tâm linh quá rồi đấy.

- Cậu cứ kiểm tra giúp tôi.


Tôi vòng nhanh qua các hàng mộ và đọc từng cái tên một. Hồi lâu không thể tìm ra cái tên mình cần tìm. Rẽ qua chỗ Phương, thấy cậu ấy đứng bần thần trước một tấm bia mộ. Tôi dừng lại, không dám đến khi nhìn thấy thái độ Phương.


- Gì vậy? Tên ...tôi à?

- Nếu tôi nói vậy thì cậu có tin không? - Phương ngước lên

- Tôi thấy cậu mới nhiễm phim đấy. Hơn bốn năm nay tôi vẫn sống, vẫn hiện hữu.

- Ờ, biết thế thì tốt! Qua đây, người cậu cần tìm đây!


Trước mắt tôi, cái tên Trần Thiên Vy khắc rõ trên bia đá. Tấm ảnh nhỏ sau bốn năm vẫn rõ nét. Ánh mắt ấy, nụ cười ấy, mái tóc ấy... Sao có cảm giác gì đó vô cùng quen thuộc. Câu cuối cùng Vy nói với tôi khi người ta khiêng tôi vào xe cấp cứu: "Nhớ nhé, anh nợ em một mạng sống!". Vy đứng yên giữa đồng cỏ dại, mái tóc dài chờn vờn trong gió. Giữa màn đêm, giữa bóng tối - người bạn của em, em lại ngước lên bầu trời và hát.


- Cô bé dừng lại ở tuổi 12! - Phương thì thầm!

- Vy đã mất, trước khi gặp tôi! - Tôi nói với Phương, rồi quay trở ra ngoài.


Trần Thiên Vy, cái tên cũng thấy quen thuộc đến lạ lùng. Ngồi trên taxi, tôi để mặc lòng mình trôi theo những dòng cảm xúc trộn lẫn. Tôi vốn không tin vào những câu chuyện hoang đường, nhưng chẳng thể chối bỏ khi chính mình là nhân vật trong câu chuyện hoang đường ấy. Ước gì Nguyên ở đây, để lắng nghe tôi, giống như những đêm chúng tôi ngồi bên nhau, kể cho nhau nghe hết câu chuyện này đến câu chuyện khác, cùng ôm nhau khóc và ngủ cho tới sáng. Giá như em quay lại, để tôi dựa vào vai, kể cho em nghe câu chuyện tôi đã được cứu sống bởi một linh hồn. Không biết em có tin không?


Đột nhiên người tôi lạnh toát khi nhớ ra, tên của em, là Trần Thiên Nguyên!


Số điện thoại của Nguyên vẫn "tạm thời không liên lạc được". Tôi gọi về Hà Nội nhờ Vy Đoan tìm giúp tôi điện thoại gia đình Nguyên, dù biết làm thế là bất lịch sự. Cũng may là do tin tưởng, Vy Đoan giúp đỡ tôi rất nhiệt tình. Phương ngồi cạnh tôi, im lặng. Cậu ấy quay ra cửa sổ xe ngắm phố phường lúc chiều tàn.


- Nhớ Phương Anh à?

- Ừ...

- Chịu khó, mai về rồi.

- May quá, cảm ơn cậu!

- Ai bảo đi theo tôi làm gì?

- Lo thôi, cậu 25 tuổi mà như thằng trẻ con


Tôi mất hơn bốn năm sống mơ hồ, biết tìm ai để đòi lại đây? Bốn năm bình lặng, mọi thứ chỉ đảo lộn và thay đổi từ khi Nguyên xuất hiện. Cơn gió lạ lùng ấy không biết giờ đây đang lạc ở đâu? Tin nhắn của Vy Đoan làm điện thoại rung lên. Tôi mở tin nhắn và bấm số điện thoại mà Vy Đoan gửi. Tiếng người phụ nữ trung niên nhẹ nhàng bên đầu dây. Tôi ngập ngừng:


- Còn là bạn Nguyên, Bác làm ơn cho con gặp Nguyên được không ạ?

- Nguyên vừa bay ra Hà Nội rồi con!


Tai tôi ù đi. Cuộc sống đôi khi như một trò rượt bắt. Lạc mất rồi tìm lại, khó đến thế sao?


Đêm cuối cùng ở Sài Gòn, Phương nằm ôm điện thoại, giọng nhỏ nhẹ thủ thỉ: "Mai tôi và anh trai em về rồi? Em thích quà gì?". Còn tôi nằm cạnh cửa sổ, mắt nhìn lên bầu trời, suy nghĩ về cái trục và những hành tinh.


***


Mỗi cá thể chúng ta là một hành tinh

Lớn có, nhỏ có, xấu có, đẹp có, giàu có, nghèo có, quái dị cũng có nốt



Nhưng đều có một quy luật là.......

Đã là hành tinh thì luôn luôn quay quanh 1 cái gì đó



Quay quanh chính bản thân nó



Đấy là một cách nói khác của sự liên tục thay đổi

Nhưng

Dù có quay bao nhiêu vòng, tốc độ ra sao, biến hóa thế nào

Thì một điều quan trọng.

Là hành tinh ấy vẫn phải quay quanh 1 cái trục



Trong thiên hà rộng lớn

Một hành tinh không có trục là một hành tinh sắp chết

Hay có thể nói là

Một hành tinh không có trục bất quá chỉ là những thiên thạch trôi dạt trên không gian mà thôi



Nó có thể bị hút về phía mặt trời và bị thiêu đốt thành tro

Nó có thể bị hút về phía một hố đen nào đó và biến mất

Nó có thể bị hút về một hành tinh có cái trục lớn nào đó rồi tan vỡ



Cái trục là điều kiện cần và đủ để vận động của một hành tinh

Cái trục ấy là gì?

................

................

................

Là gì?


Tùy mỗi người/ mỗi hành tinh thôi!
smile.png




Quan trọng là, ta sống với cái trục ấy cả đời và cái trục ấy bên ta cả đời



Dù ta có quay hay cuộc đời bắt hành tinh ta quay



Thì cái trục vẫn là chuẩn mực níu giữ ta lại


Nó không vĩnh viễn, nhưng nó hiện hữu.


À còn một điều nữa!


Bên cạnh mỗi hành tinh luôn có một cơ số các vệ tinh nào đó



Đôi khi, không biết cái nào mới là trung tâm

Vệ tinh, hành tinh hay mặt trời?

Tùy vị trí từng cái thôi.



Tuy nhiên, vẫn phải nói là

vũ trụ thì lộn xộn lắm

tốt nhất hãy ôm lấy cái trục của mình rồi sống sót cho đến thời điểm hóa thân cát bụi đi





Và sau đó hãy ước

Nếu có kiếp sau

Hãy làm khỉ

hay chó

hay mèo



Tôi đang băn khoăn với lựa chọn thứ nhất và thứ ba!
smile.png



Bỗng nhiên tôi nghĩ, nếu một ngày thức dậy, tiểu hành tinh tôi bị mất đi cái trục của mình. Thay vì đi tìm cái trục, tôi sẽ nghĩ, "Ai đã lấy mất cái trục quay của mình đi mất rồi?"




530105_404014212951769_1235208496_n.jpg
 
Chương 23.

Buổi sáng cuối cùng ở Sài Gòn, Phương rủ tôi đi chùa. Tôi đồng ý. Cũng cần một nơi để tâm hồn mình bình lặng giữa những cơn gió. Chúng tôi bắt taxi rồi qua chùa Vĩnh Nghiêm bên Quận 3.

Từ tối hôm qua từ nghĩa trang về, Phương không bắt chuyện gì với tôi cả, cậu ấy để yên cho tôi đắm chìm trong dòng suy nghĩ riêng. Tôi nhớ Nguyên khủng khiếp. Nhớ những ngày đầu tiên em bước vào cuộc sống của tôi, đảo lộn mọi trật tự, nhăn nhở cười khi tôi trách mắng, cau mày nghiêm khắc mỗi lúc tôi quá lời. Nhớ lần đầu nhìn thấy ánh mắt Nô Đen, đôi mắt buồn như mặt hồ không gió. Tôi đón Nô Đen về, che chở con trong vòng tay của mình, vậy mà có lúc để con rơi vào nguy hiểm cận kề. Rồi đón bé Lem lang thang trên đường phố, Lucky vật vờ xin ăn từ một quán cơm bình dân, Su từ tay một người chủ độc ác, Nusi từ hốc cột điện cạnh bãi rác, mèo Mướp từ một gia đình chỉ biết ngược đãi động vật. Đã có những lúc tôi cảm thấy các con như những đứa trẻ ngây thơ, còn tôi và Nguyên như một người bố người mẹ. Lũ nhỏ của chúng tôi chắc cũng hiểu được điều ấy. Đêm về, thi thoảng tỉnh giấc ra phòng khách uống nước, tôi vẫn bắt gặp bé Su nằm cuộn trong hộp các tông của con và rấm rứt khóc. Có lẽ con mơ ác mộng và hoảng sợ khi tỉnh giấc, có lẽ ký ức hãi hùng về những trận đòn ác liệt vẫn ập về hành hạ trái tim non yếu của con. Nguyên nhạy cảm lắm! Dù ngủ say đến mức nào, nhưng chỉ cần nghe thấy tiếng í ẹ là em bật dậy và chạy ra xem. Nhìn em bế Su lên tay và dỗ dành, tôi mới hiểu những con chó, con mèo cũng cần tình cảm và yêu thương. Su khóc ướt nhoèn mắt, dụi đầu vào lòng Nguyên, dựa má vào tay Nguyên buồn bã khi nghe em hỏi: "Con làm sao? Không ai đánh con nữa mà!". Khi ấy bên cạnh Nguyên, hai bé mèo đang ôm nhau ngủ, trong tay Nusi còn nắm chắc một con thú nhồi bông nhỏ, vẻ mặt Nusi hạnh phúc và mãn nguyện vô cùng. Còn Nô Đen thì nằm lặng thinh. chớp mắt nhìn Nguyên và Su.

Những buổi chiều khi tôi đi làm về, Nguyên đưa cho tôi cốc nước cam mát lịm em đã để trong tủ lạnh từ bao giờ. Tôi đón lấy rồi tu một hơi là sạch, chẳng quan tâm là em đã ăn uống gì ngày hôm nay. Tôi vô tâm lắm. Sau đó tôi ngồi bệt xuống sàn nhà cùng Nguyên ngắm nhìn lũ nhỏ vui đùa. Đó là những buổi chiều cười đến chảy nước mắt khi nghe Nguyên thuyết minh ngôn ngữ chó mèo:

Mướp tát Nô Đen: "Ê chó! Cho tao tát phát!"

Nô Đen ngoạm lại: "Ê con mèo mấc zậy, tao đã nói cho đâu mà mày tát tao?"

Mướp vả luôn: "Tao thích vậy! Sao không?"

Nô Đen bị đau lủi ra góc nhà kêu ăng ẳng: "Đồ khốn nạn! Cưỡng bức con trai nhà lành"

Mướp đứng đó kêu ngao ngao: "Đấy là nghề của tao, và đứng im chịu cưỡng bức và quyền và trách nhiệm của mày!"

Ở một góc khác: Su đang gặm tai Lucky, Nusi đang ra sức cào cửa cho đỡ ngứa móng. Thi thoảng quay sang hóng hớt: "Nô Đen ăn hại, vả lại đi chứ!"

Có một ngôi nhà với những điều giản đơn như thế, chẳng phải là hạnh phúc quá sao? Tôi còn phải đi tìm kiếm ở đâu nữa, giữa xã hội xô bồ và chen chúc này?

Nghĩ mà muốn rơi nước mắt. Lucky yêu quý của tôi, giờ con đã khỏe chưa? Hết bị đánh đập, care đến mù mắt, rồi bị làm thịt, đập dập đầu đến thoi thóp, con vẫn gắng sống, gắng tồn tại trên đời này. Giờ con đang ở đâu? Nô Đen liệu đã liền những viết thương? Mèo Mướp đã mọc lớp lông mới? Su có còn khóc ban đêm? Nusi còn có thói quen ôm thú bông đi ngủ? Ngày mai khi tôi quay trở về, căn phòng trống trơn, sẽ chẳng có ai cười ai nói mà chỉ mình tôi đếm từng bước chân từ phòng ngủ tới toilet, đến bữa thì nhai nhậm nhuội mấy miếng cơm rồi vào phòng, làm việc, đi ngủ. Cuộc sống lại là một vòng tuần hoàn, mở mắt và nhắm mắt.

Tôi và Phương đi qua cửa tam quan dẫn vào chùa. Ngôi chùa có một tầng lầu và một tầng trệt. Từ dưới sân có ba cầu thang rộng dẫn lên tầng trên. Ở đây có một sân thượng rộng khoảng 10 mét. Phía tay phải có một gác chuông. Phương bảo tôi: "Cậu cứ tham quan đi, tôi vào trong điện chính thắp hương cầu bình an cho gia đình tôi và cậu.". Tôi gật đầu, cười, thấy mình như có thêm một người anh trai. Lòng vòng quanh chùa một lúc, tôi quay trở ra cổng chính. Cái nắng như thiêu đốt của Sài Gòn làm tôi thấy mệt. Ngồi bên kè đá dưới tán cây, tôi đợi Phương.

Dạo gần đây tôi vẫn luôn bị ngất đi trong vô thức. Việc bị lạc trong những giấc mơ khó hiểu, rối tung những mảng kí ức lộn xộn đã quen thuộc với tôi. Sáng sớm mỗi khi tỉnh giấc, tôi luôn nằm nán lại một vài phút, xâu chuỗi những gì tôi còn nhớ được khi ngủ vào với nhau, cố sắp xếp cho logic rồi dậy đi ra bàn làm việc, cẩn thận ghi lại, để đêm hôm sau, lại khó hiểu, lại rối tung, lại lộn xộn... Tại sao trí nhớ không thể đơn giản như một phép Toán, 1 + 1 = 2?

- Chú ơi!

- Cháu đang gọi chú à? - Trước mặt tôi, một bé gái nhỏ tầm 12 tuổi.

- Làm ơn giúp con!

- Có chuyện gì nói chú nghe?

Cô bé gạt tay lau nước mắt, tạo thành những vệt ngang lem nhem trên má. Tôi đi theo cô bé sang bên mé trái của chùa. Cô bé đi chậm lắm, như sợ tôi không theo kịp, vừa đi vừa ngước lên nhìn xem tôi có chú ý nghe cô bé nói không.

- Dưới bóng đức Phật, con cầu xin chú cứu giúp. Xin chú hãy thay con dành chút yêu thương cho bé mèo này. Ngày hôm trước khi vô đây bán hàng, con nhìn thấy bé. Bé rất xinh, ngoan thật ngoan và cũng rất nghịch ngợm...Nhưng khi con lại gần bé, mới cảm thấy buồn biết bao. Mèo nghịch ngợm là thế, nhảy hết nơi này đến nơi khác... Thế mà bé chỉ có thể lết đi bằng hai chân trước, cứ thế mà chơi đùa khắp sân. Con hỏi các bác bán đồ lễ ngoài kia thì biết, hai chân sau của bé bị xe máy cán qua, có thể co được khi con nắn bóp chân, nhưng ko đi được. Con cố cho em ấy đứng để xem tình hình, nhưng từ phần hông đến khớp chân rất yếu. Chỉ chơi với bé được một lúc, lúc con phải về bé cứ cố lết theo thôi, rồi thấy con không thể quay lại đón bé, bé lại lủi thủi lết vào bóng râm ngồi thở.

Từ sáng tới giờ con quan sát, trong dòng người tới đây hôm nay, duy chỉ có chú là có đôi mắt ngập tràn tình thương. Con cầu xin chú giúp. Con không có tiền, ban ngày con ăn không đủ, tối ngủ hiên chùa, con không biết phải làm sao lo được cho em. Chú làm ơn làm phúc, con xin nhớ ơn chú cả đời.



Lúc này tôi mới chú ý dưới chân cô bé, một con mèo nhỏ xíu bằng bàn tay, đang cố thở thật đều dưới cái nắng nóng. Hai chân sau của bé thẳng đơ. Nhìn thấy người tới, khuôn mặt bé ngước lên chờ đợi. Tôi vội quay đi khi không thể nhìn đôi mắt của bé mèo này một giây phút nào nữa. Nó khiến tôi đau đớn và hoảng sợ. Tôi lạc lõng và thất thần. Trong đời tôi, đã bao lần nhìn thấy những đôi mắt bi thương như thế, nhưng lần nào cũng như lần nào, cảm giác hàng vạn mũi dao cùng một lúc đâm mạnh vào trái tim tôi khiến tôi không thể đứng vững. Tôi quỳ xuống trước mặt cô bé, ngắm kĩ hơn khuôn mặt thiên thần này. Đôi mắt cô bé vẫn ngấn nước và nhìn tôi cầu xin tha thiết.



- Con tên gì?

- Nấm! Mọi người gọi con là Nấm!

Tôi không dám hỏi gì thêm. Đến cái tên cũng không thể tự mình định đoạt mà là người khác gọi sao thì biết, tôi tự hiểu được rằng Nấm chẳng có mẹ cha.

- Con có dám đi cùng chú không? Chú sẽ nuôi con!

- Dám, nhưng con không đi, đây là nhà của con.

- Ở đây ư?

- Rằm tháng sau sư thầy làm lễ nhận con rồi. Con sẽ ở đây chú à. Thế giới ngoài kia không phải của con.

- Sao con không vào đây sớm hơn, mà cứ lang thang như thế này?

- Con thích như thế. Cuộc sống lang thang không khổ như chú nghĩ đâu. Chú có muốn thử không?

Cô bé lôi trong túi vải ra một sợi dây vàng, lẳng lặng buộc vào cổ tay tôi.

- Khi về nhà chú hãy tháo nó ra và buộc lên cửa sổ, nó sẽ đem lại may mắn cho chú.

- Con sẽ sống tốt chứ?

- Sẽ rất tốt! Chắc chắn! Con người sinh ra để sống mà! Con vật cũng thế!

Tôi ôm Nấm vào lòng rồi đứng dậy. Nấm cúi xuống bế bé mèo liệt hai chân sau đưa cho tôi. Bé mèo dường như đã mệt và kiệt sức do hai ngày lê lết và chưa được cho ăn. Tôi nắm bàn tay nhỏ bé của Nấm và nói:

- Con yên tâm! Chú sẽ lo cho em!

- Cảm ơn chú!

Nấm mỉm cười chào tôi lần cuối, rồi bước đi, thân hình nhỏ bé của con nhanh chóng hòa vào dòng người ra vào dưới cổng chùa và biến mất. Tôi đứng lặng thinh ở đây, dưới tán cây bồ đề, không biết phải làm gì tiếp theo, không nghĩ được thêm gì. Mọi thứ vừa xảy ra nhẹ tênh như một cơn gió. Trong bàn tay tôi, bé mèo liệt chân khẽ kêu những tiếng kêu nhỏ nhẹ yếu ớt.

- Cái gì đây Nhật? Cậu lấy đâu ra đấy? - Phương vỗ vai tôi và hỏi

- À, một thiên thần vừa đem nó đến cho tôi.

- Sao thế này? Bị liệt à?

- Ừ.

- Cậu giống y như Conan ý nhỉ. Đã không xuất hiện thì thôi, nhưng mỗi khi có mặt Conan là y như rằng xảy ra án mạng. Cứ có Nhật ở đâu là y như rằng có chó mèo lạc.

- Không đùa đâu. Đi về thôi.

- Ừ về thôi, để tôi gọi điện hủy vé máy bay. Có mèo thì bọn mình phải đi tàu. Sẽ mệt đấy chịu được không?

- Chịu được!

Hai chúng tôi quay về. Trong lòng đều có những suy nghĩ riêng. Nếu ở đời ai cũng có cách ứng xử như Phương thì tốt biết bao. Cậu ấy luôn chấp nhận mọi thứ xảy ra trước mắt và bình tĩnh chấp nhận chứ không hề kêu ca nửa lời. Có một điều rất lạ lùng vào buổi chiều hôm ấy, người tài xế taxi lái xe đi biệt tăm mặc dù Phương đã dặn đỗ xe ở cổng chùa đợi chúng tôi trở lại, mà đứng đợi hơn 1 tiếng cũng không hề có một chiếc taxi nào chạy qua. Phương phải tra số điện thoại rồi gọi riêng một cái taxi đến đón. Tôi rủ Phương vào quán nước gần đó ngồi đợi. Nhưng đến hơn tiếng sau cũng không thấy bóng dáng taxi đâu. Phương xin chủ quán nước một cái vỏ hộp bánh Chocopie, xé ra đặt bé mèo liệt chân vào, bé sau khi đã uống chút sữa thì nằm ngủ ngon lành.

- Nhìn bình yên nhỉ? - Phương bảo tôi

- Nhìn cái gì? - Tôi ngơ ngác ngó ra xung quanh

- Nhìn con mèo ngủ ấy!

- À, ừ!

- Ngắm nó ngủ ngon, bao nhiêu bực dọc tan biến hết.

- Ừ...

- Sao taxi lâu thế?

- Tôi đang có cảm giác lạ lắm. Chẳng hiểu sao?

- Cậu sắp thành nhà ngoại cảm đến nơi rồi. Chắc nhu cầu đi lại quá tải nên chưa có xe.

Tôi ngồi im không trả lời Phương. Nhưng sao tôi lại thấy chúng tôi đứng yên một chỗ, còn cả thế giới ngoài kia đang quay cuồng chuyển động thế này?

- Chú ơi!

Tôi quay phắt lại khi nghe thấy giọng nói nhỏ nhẹ lúc nãy. Nấm đứng sau tôi, trán mướt mồ hôi, đưa tay về phía tôi thành khẩn:

- May quá chú chưa đi. Cho con xin lại em nhé! - Mắt Nấm hướng về phía hộp Chocopie bé mèo đang ngủ

- Tại sao? Con không tin chú à?

- Không, nhưng con nghĩ rằng em muốn được ở bên con.

- Tại sao vậy Nấm?

- Những giây phút đầu tiên chúng con gặp nhau, con đã cảm nhận được điều ấy rồi. Con sợ không mang lại cho em cuộc sống bình yên nên mới cầu xin chú. Nhưng thôi, chúng con có bình yên hay không, con xin gửi lòng tin vào Đức Phật từ bi.

Tôi nhẹ nhàng trao hộp bìa lại cho Nấm. Con đón nhận nó như một món quà quý giá mà trời ban tặng. Nấm nhìn tôi cười rất tươi, ánh mắt sáng lên những tia hi vọng. Tôi lấy giấy bút ghi nhanh số điện thoại và địa chỉ, rút kèm một chút tiền đưa cho Nấm.

- Con cầm đi, có khó khăn gì hãy chạy ra bưu điện, gọi cho chú vào số này.

Nấm rút tờ giấy ghi địa chỉ và số điện thoại của tôi cất vào túi, còn số tiền đẩy lại về phía tôi.

- Chú cất đi, chú nghĩ con nghèo thế sao?

- Chú... xin lỗi...

- Con giàu lắm, thật mà! - Nấm đặt tay lên trái tim và nói.

Phải, Nấm giàu lắm! Giàu tình yêu thương! Khi Nấm quay lưng đi rồi, tôi vẫn mơ hồ không biết những gì vừa xảy ra là mơ hay thật? Ở trên đời này còn có những điều lạ kỳ, giản dị đến nao lòng như thế? Trong tâm trí tôi, ánh mắt ngước lên chờ đợi một phép màu của bé mèo con vẫn còn ám ảnh. Thiên đường được tạo ra cho những trái tim dịu dàng; địa ngục, cho những trái tim không biết yêu thương. Con người có quyền được yêu thương, tại sao đối với loài vật lại không thể?



385756_10150847924313230_713682818_n.jpg






- Về đi, taxi đến rồi! - Phương vỗ vai tôi khi tôi đang đần người ra nhìn về phía vô định

Xe đến ngay sau khi Nấm đi. Tôi đứng dậy lững thững bước ra đường. Vé máy bay vẫn giữ không thay đổi. Và tôi vẫn như kế hoạch đã định sẵn, sẽ quay về Hà Nội trong tối nay. Chuyến đi này đã đem lại cho tôi những gì? Tôi cũng không biết. Tôi chưa tìm lại được những gì mình muốn. Và thậm chí tôi muốn cái gì tôi cũng không thể biết được chính xác nữa.

Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều cuối tháng Tám ấy, khi từng lớp lá xà cừ rơi rụng khắp mặt đường, Nguyên đứng trên vỉa hè nơi ngã rẽ đi vào khu nhà tôi, Nguyên mặc chiếc áo phông trắng, quần jean ngố, đeo giầy vải vintage, tóc buộc cao, thả xuống lưng những lọn xoăn mềm trông như dòng nước. Nguyên đứng yên nhìn về phía tôi khi tôi đang đi bộ từ bãi gửi xe về. Khuôn mặt em bình thản nhưng có những nét mệt mỏi sau cả một ngày làm việc. Đôi mắt em nhìn tôi ấm áp. Đợi tôi đến gần, em chỉ nói: "May quá! Anh đây rồi! Sáng đi vội nên em quên khóa" rồi lặng lẽ đi bên cạnh tôi về nhà mà không nói thêm một câu nào nữa. Khi ấy, trái tim vô tâm của tôi chẳng thể nào hiểu hết được điều kì diệu ẩn bên trong câu nói: "Anh đây rồi..." của Nguyên. Có một chút đợi chờ, một chút yếu đuối, một chút tin tưởng, một chút cảm giác bình yên... Rất nhiều một chút. Cho dù Nguyên không hề bộc lộ rõ ràng ra thành những ngôn ngữ giao tiếp đơn giản hằng ngày, nhưng chỉ cần tinh ý thôi là có thể hiểu cô ấy. Thật tiếc là tôi đã không làm được điều đó. Một buổi sáng khi Nguyên dậy muộn không kịp pha sữa cho tôi như mọi ngày, Nguyên cười trừ, thanh minh một câu: "Chắc tại đêm qua học khuya nên sáng em mệt.". Và sau đó tôi chỉ ậm ừ rồi mở cửa đi làm. Giờ đây khi nhớ lại, nó làm trái tim tôi đau. Tôi đã không nhận ra những mệt mỏi, áp lực em phải chịu từng ngày. Những kỳ thi, những đợt kiểm tra, bài vở, công tác cứu hộ chó mèo, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc tôi... Tất cả dồn lên vai một cô gái có bờ vai gầy bé nhỏ. Tôi nhớ lần đầu tiên tôi ôm em, là đêm em ngồi kể cho tôi nghe câu chuyện về mèo Pi, em đã gục vào lòng tôi, tay em vòng qua ôm chặt lấy lưng tôi, và khóc. Khi ấy, tôi thấy em thật nhỏ bé biết bao. Tôi nhớ lay lắt đôi mắt bình thản và trong như hồ nước của Nguyên. Nhớ rất nhiều... Rất nhớ!

Trên cổ tay tôi, sợi dây vàng Nấm đeo cho bay bay trong gió. Phương chợt quay sang bảo tôi rằng: "Cậu nghe bao giờ chưa Nhật? Yêu thương như một sợi ruy băng màu vàng, nối cả thế giới lại với nhau!"

Khi nào gặp lại Nguyên, tôi sẽ đeo lại cho em sợi ruy băng vàng mà Nấm tặng tôi!
 
Chương 24.









Tôi trở về Hà Nội khi hoàng hôn đã tắt. Gần một tiếng ngồi trên taxi từ sân bay về nhà, tôi im lặng ngồi nhìn ra phía cửa sổ, Phương lại cắm cúi vào màn hình laptop với những thư từ, báo cáo. Hà Nội mùa này có vẻ gì thật lạ, hay là do lâu lắm rồi tôi mới có dịp ngồi trên con đường đi vào nội thành và ngồi trầm tư vô lo vô nghĩ như thế này.



- Tháng Mười rồi, đông chưa nhỉ?


- Chưa. vẫn thu! - Phương trả lời tôi ngắn gọn.


Nguyên đã ở bên tôi gần hai tháng - bắt đầu khi thu mới chớm sang. Một khoảng thời gian không phải là quá ngắn nhưng cũng chẳng quá dài. Đủ để cho chúng tôi hiểu về nhau tận sâu trái tim mỗi người. Buổi sáng của ngày thứ bảy Nguyên đến, tôi đã biết tự ý thức rằng mình phải dậy sớm để giúp em nấu bữa sáng nhanh hơn. Cũng ngày hôm đó, khi tan làm buổi chiều, tôi thấy mình vội vã hơn mọi ngày, không đủng đỉnh lấy xe chậm chạp mà nhanh chóng phi về nhà một cách nhanh nhất. Trái tim tôi không nhận ra từ sớm, rằng tôi đã yêu Nguyên từ trước khi tôi phát hiện được tình cảm của mình dành cho em. Và không những thế, còn yêu rất nhiều! Như một ngọn lửa đang âm ỉ cháy, khi gặp gió bỗng nhiên bùng lên dữ dội.


Giờ đây mỗi khi nhắc đến tên em, tôi bỗng chợt giật mình, cái tên Trần Thiên Vy lại thoáng qua suy nghĩ. Lại là hình ảnh mái tóc, đôi mắt, nụ cười, giọng nói quen thuộc như đã gặp từ rất lâu. Phải chăng chúng tôi đang cùng nhau quay vòng trong một đường tròn duyên số?


Có tin nhắn. Tim tôi đập mạnh khi nhìn thấy số điện thoại của Nguyên nhấp nháy trên màn hình. Dồn dập trong tôi là bao nhiêu câu hỏi: "Nguyên đang ở đâu?", "Nguyên gọi cho tôi có việc gì?", "Sao bây giờ Nguyên mới chịu liên lạc lại"?. Lúng túng đến mức Phương nhắc tôi: "Điện thoại kìa Nhật!", tôi mới đủ bình tĩnh nhấc máy:


- A lô ai đấy? [Một câu hỏi rất vô duyên]


- Anh đã xóa số em rồi à?


- Không, em đang ở đâu vậy?


- Em ở Việt Nam!


- Em đang đùa anh đấy à?


- Anh có uống thuốc đúng giờ không?


- Không. Mấy ngày rồi anh chưa uống một viên nào cả.


- Anh không về nhà nữa đúng không? Em thấy bàn ăn bụi quá.


- Gì cơ? Em đang ở nhà à?


- ...


- Đợi anh về! Phải đợi anh đấy!


Tiếng im lặng kéo dài bên kia điện thoại. Tim tôi đập lộn xộn không theo nhịp bình thường của nó. Chưa bao giờ tôi muốn tài xế taxi phóng 200km/h như lúc này. Rõ ràng là Nguyên đã gửi trả lại chìa khóa nhà cho tôi, tôi không nghĩ được cách cô ấy có thể vào nhà. Phương tròn mắt nhìn khi thấy tôi cứ nhấp nhổm trong taxi. Phải làm gì? Phải làm gì?


- Cô ấy đang ở nhà tôi?


- Ai? Phương Anh á?


- Anh cái đầu cậu. Cô gái của tôi!


- Ở nhà cậu thì cậu còn sợ gì nữa?


- Cậu đã để tuột mất một điều quan trọng nhất với cậu bao giờ chưa? Chỉ khi nào cô ấy hiện hữu trước mắt tôi, tôi có thể chạm vào cô ấy, ôm cô ấy trong lòng, tôi mới tin cô ấy vẫn còn tồn tại.


Tôi sợ cơn gió của tôi sẽ bay đi mất. Sẽ không còn những buổi tối lặng thinh nhìn Nguyên ngồi tắm cho từng con vật. Sẽ không còn bước cùng nhau trên một con đường khi Hà Nội đã lên đèn. Sẽ không còn được chọc phá, đuổi đánh nhau xung quanh căn nhà nhỏ ở một góc Hà thành. Tất cả đối với tôi quá quan trọng, tại sao khi mất đi rồi tôi mới nhận ra những điều đó có ý nghĩa trong tôi như thế nào?


Phải mất 40 phút sau xe mới về đến nơi. Tôi mở vội cửa xe rồi ngoái lại dặn Phương: "Cho tôi gửi đồ đạc mai lấy". Phương gọi với theo: "Đồ khỉ, tôi mang về cho mẹ tôi lót ổ chó mèo". Chẳng còn tâm trí mà phản pháo lại nữa. Tôi chạy nhanh về nhà. Chỉ mong em còn đợi tôi, chỉ mong em còn ở đó. Từ đường lớn chạy về nhà hơn một cây số, tôi vòng tắt qua bãi cỏ xung quanh tấm lưới B40. Tiện thể ngó vào xem. Quái lạ, không thấy bóng dáng một em kiki nào. Bình thường chỉ cần nghe tiếng động là các em đã ùa ra vì biết có người tới cho ăn. Tôi chạy chậm lại rồi dừng hằn, dí sát mắt vào xem xét thật kĩ. Không thấy các em đâu. Những sợi dây xích cũng được thu gọn lại. Khu nhà dựng tạm cho công nhân xây dựng ở cũng đang tháo dỡ vì tòa nhà gần đây đã xây xong. Tôi có linh cảm chẳng tốt lành gì trước những gì đang thấy trước mắt. Vòng ra đường, bãi cỏ dại đã được xén hơn một nửa để chuẩn bị xây dựng thêm một toà nhà nữa ở đây. Đi chậm hơn để quan sát lại khung cảnh đã quen thuộc suốt thời gian qua một lần nữa vì tôi biết chỉ ngày mai thôi mọi thứ sẽ hoàn toàn khác. Nghề xây dựng người ta xử lý mặt bằng nhanh lắm. Có thể vài tháng sau, một tòa nhà mới sẽ xuất hiện. Số phận của các em kiki sẽ ra sao? Cũng không rõ. Tôi chỉ mong bình yên sẽ đến với các em. Các em sẽ được một người chủ mới nhận nuôi chẳng hạn.


Vù một cái trước mắt tôi, một bóng nhỏ con quen thuộc chạy vút qua. Vừa chạy vừa gào khóc. Trong ngõ nhỏ, tiếng người chửi ầm ỹ. Tôi chạy nhanh hơn để túm lấy bóng nhỏ ấy ôm vào lòng.


- Tí Tách! Con sao thế?


Tí Tách vẫn giãy giụa gào khóc trong tay tôi. Tôi giữ chặt bé trong lòng, nép vào vỉa hè vì sợ bé đang bị ai đó đuổi đánh



- Tí Tách, chú là lính cứu hỏa đây, chú là lính cứu hỏa của con mà!


Tách thôi cào cấu, ngước lên nhìn rõ tôi rồi òa lên nức nở:


- Tại sao bây giờ chú mới tới? Sao bây giờ chú mới tới?


- Có chuyện gì nói chú nghe


- Người ta giết bạn con... giết bạn con.


Tí Tách chúi mặt vào ngực tôi, ấm ức, đau khổ, uất hận. Tôi cố gạt tất cả những tình cảm đang hỗn độn trong mình để nghĩ ra cách an ủi Tí Tách cho bé bình tâm một cách nhanh nhất. Tay tôi xoa xoa đầu Tí Tách mà cứ như đang vò. Bàn tay thô ráp của tôi chẳng thể lau bớt giọt nước mắt nào. Bé vẫn khóc, nước mắt thấm một mảng áo trước ngực tôi. Bốn em kiki đã chết rồi. Con chó lông đen hay bới rác ở cột điện có lẽ cũng chết rồi. Bạn của Tí Tách chết hết rồi.


- Cứ khóc đi con, chú ở đây, con đừng sợ gì cả.


- Đêm nay con không về nhà được rồi. Người ta đến đòi nợ, đập phá nhà, còn đòi giết bố con nữa.


- Có chú ở đây, mọi chuyện sẽ ổn. Còn bạn con bị sao?


- Có ba bác rất cao, râu rất rậm, thòng cổ Hi và Sa lôi đi. Một lát sau thì Mi và Su bị các chú thợ xây ở đó trói lại và đánh ngay tại chỗ. Mi bị trói trước, chú ấy lấy một cây gậy dài và đập vào đầu Mi. Sa sợ lắm, chạy chúi vào trong bánh xe. Sa khóc rất nhiều, nhưng cũng bị lôi ra và đập vào đầu như thế. Rồi hai bạn bị lôi lên một cái bàn và đánh đến khi mềm nhũn.


Tôi ngồi bệt xuống vỉa hè. Tí Tách bám chặt trong lòng tôi như sợ rằng nếu con buông tay ra thì người ta sẽ lôi con đi hành quyết ngay lập tức. Tí Tách kể trong tiếng nấc. Từng lời nói giúp tôi tưởng tượng và một khung cảnh đẫm máu, tàn bạo và man rợ. Các em bị đánh, bị đập nhừ tử để thịt được ngon hơn. Họ giết chó một cách rất chuyên nghiệp. Từ ngày mai, tôi sẽ phải bỏ thói quen để dành một phần cơm tối và chạy ra đây chăn các em. Các em đi rồi, một cái chết tuy tức tưởi, nhưng cũng là chấm dứt những chuỗi ngày bị xiềng xích, bỏ đói, ốm yếu dài dằng dặc suốt bao năm qua. Chưa bao giờ được chơi đùa, cưng nựng, yêu thương. Chưa bao giờ được tháo xích, được bước ra ngoài tấm lưới bao quanh bốn phía. Sống thê thảm, chết đau thương, âu cũng là số phận, là ông trời ban cho một người chủ không tốt, nào trách được ai? Tí Tách bắt đầu ngưng khóc, tay vẫn bám chặt lấy tôi. Tôi nắm lấy bàn tay bé nhỏ ấy bằng tất cả sự chở che của người lớn.




46213_558993877455938_1451354029_n.jpg



Ngơ ngác như trẻ con đến tận phút cuối cùng

...

Bạn có nhìn thấy?



- Sao con lại nhìn những cảnh ấy hả Tí Tách? Sao con không chạy đi?


- Con muốn chạy lắm. Nhưng không thể được. Mắt không muốn nhìn nhưng chân con cứ đứng nguyên ở đó.


- Lúc đó con ra đấy làm gì?


- Vì nhà có cỗ nên con có rất nhiều cơm và xương. Con có cả thịt bò xào hành tây nữa. Con đã giấu mẹ gói gém rất cẩn thận phần các bạn rồi. Khi con chạy ra thì thấy các bạn đang bị hành hạ như vậy. Con không biết làm gì. Bây giờ con chỉ ước giá như con ra sớm hơn một chút, để các bạn được ăn một bữa cơm thật ngon trước khi chết.


Đến lúc này thì nước mắt tôi cứ tràn ra. Tí Tách đáng thương của tôi. Ai đã sinh ra một thiên thần như con vậy? Con làm chú cảm thấy hạnh phúc biết bao nhiêu khi chú đang ôm trong lòng một món quà của Thượng đế. Chẳng có điều gì thánh thiện hơn một đứa trẻ biết yêu thương và sẻ chia vô điều kiện. Gió tối nay thổi mạnh. Những cơn gió cuối thu, lạnh và buồn hơn. Lá đã rụng vơi đi một nửa. Tôi ôm Tí Tách ngồi dưới những cơn mưa lá. Người đi đường nhìn vào tò mò, nghĩ chúng tôi là bố con hành khất. Tí Tách khóc mệt nên bắt đầu lả người, dựa vào vai tôi ngủ. Không biết con đã ăn tối chưa.


Tôi đứng dậy bế Tí Tách về nhà. Bé nhắm nghiền mắt ngủ ngon lành. Mặt vẫn lem nhem nước mắt và bụi bẩn. Ánh đèn đướng sáng hắt xuống cho tôi nhìn rõ những vết xước và bầm tím trên tay bé. Cố giữ yên tay trái ôm Tí Tách, tay phải tôi rút điện thoại gọi Phương Anh, nhờ em sang mua giúp tôi vài bộ quần áo trẻ con và một ít đồ ăn. Tí Tách gầy và bé xíu như một con mèo lạc mẹ, tóc con dài quá vai chưa được ai cắt tỉa, chiếc áo đang mặc đã rách một đường ở vai, gấu áo bê bết đất. Duy chỉ có khuôn mặt dù bám bụi bặm vẫn tươi sáng lạ thường


Trong những giây phút bị câu chuyện của Tí Tách cuốn đi, tôi đã lỡ quên đi rằng có một người đang đợi tôi ở nhà.


Căn nhà trống không, tay nắm cửa vẫn còn hơi ấm, như có một ai đó mới vừa rời đi. Tôi vội ôm Tí Tách đặt nhẹ lên ghế sô pha rồi chạy xuống sân, nhìn quanh khắp các ngả đường. Không có ai cả. Nguyên đã đi rồi. Tôi không thể gọi tên được thứ cảm xúc trong lòng tôi lúc này. Có một chút đau, một chút thất vọng, một chút buông xuôi. Khi bạn không thể đưa tay nắm giữ một điều gì đó, tự nhiên trống rỗng. Một khoảng tối đen đột nhiên ùa đến. Tình cảm, cũng như cát trong lòng bàn tay, cố níu giữ, cố nắm chặt, nó lại càng trôi tuột đi mà thôi.

Tôi quay trở về nhà. Phương Anh đã tới. Em đứng ngoài cửa ngóng tôi.

- Anh đi đâu thế? Bé nào trong nhà thế?


- Tí Tách anh đã kể với em.


- Chiều nay chị Nguyên đến đây...


- Anh biết rồi...


Tôi đi thẳng vào nhà, không muốn nói với Phương Anh điều gì. Tí Tách nằm quằn quài trên ghế, tay đã kịp vơ cái gối gần đó ôm chặt. Dáng ngủ y hệt mèo Nusi. Phương Anh thỏ thẻ sau lưng tôi:


- Anh không thấy gì khác à?


- Gì cơ?


Tôi đi vòng qua bếp, mở cửa ban công, há hốc mồm vì bất ngờ. Ban công nhỏ nhà tôi ngập tràn màu trắng của xốp và nâu của đất. Có ai đó đã tự tay dựng một giàn gỗ ba tầng để trồng rau. Thùng xốp nào cũng đã được tra hạt mầm và tưới nước. Tầng trên cùng còn có ba chậu hoa lan treo rất khéo léo.


- Chị ấy tự làm hết. Em đòi làm cùng nhưng chị không cho. Cũng không cho em gọi anh về. Em chỉ được ngồi cạnh nhìn chị làm, khi tra hạt mầm xong thì xách nước để chị ấy tưới thôi.


Tôi bỗng nhớ một lần đến thăm trạm cứu hộ của Vy Đoan, khi chơi ở sau vườn, Nguyên có nói với tôi: "Nếu sau này em yêu một chàng trai, em chẳng thích những gì cao xa quá, không thích đi ăn ở những nơi đắt tiền, không thích đi chơi ở những nơi sang trọng, không thích phô trương hào nhoáng... Chỉ là những buổi tối nắm tay nhau đi đâu đó khi Hà Nội đã lên đèn, ăn vài miếng bánh giò lề đường, ngồi bệt trên vỉa hè uống vài ngụm trà đá, ở bên cạnh nhau cho trôi qua tháng qua ngày. Em sẽ độc chiếm ngôi nhà của anh ấy, tự tay giặt rũ nấu ăn. Và nhất là sẽ trồng cho anh ấy một vườn rau, treo cho anh ấy vài giỏ hoa lan, cấy một vài loại thảo mộc... để ngày ngày sau khi chen chúc qua những khói bụi mù mịt ầm ỹ còi xe, anh ấy trở về đó với một khoảng không xanh mát, thơm mùi cỏ hoa và đất, thơm mùi tay em..."


Tôi bất chợt mỉm cười.

Ở ngoài kia, những cơn gió cuối thu vẫn thổi bay từng lớp lá.

Dù em không ở đây, không bên tôi. Nhưng tôi vẫn cảm nhận được, một tình yêu đang hiện hữu.





zoom.gif
954795_509919462390351_1897838941_n.jpg



Bạn có biết điều đặc biệt mà bạn không hề nhận ra khi bạn nuôi một chú chó hay mèo không?


Mèo! Gọi nó đến nó không đến, bảo nó đi nó chẳng đi. Khi ta bận thì nó nhào tới quấy rầy đòi chơi cùng, khi ta rảnh muốn chơi với nó một chút thì nó lại tỉnh bơ ngủ khò thây kệ.


Chó! Gọi nó đến nó sẽ đến, bảo nó đi nó cũng chẳng đi. Khi ta bận, nó ngoan ngoãn ngồi bên cạnh chờ đợi, khi ta rảnh, nó chỉ chờ có thế tranh thủ nhào tới đòi chơi cùng ta.


Thế nên, mèo cho ta cảm giác ta đang ngây ngốc mà yêu kẻ nào đó, còn chó lại cho ta cảm giác một kẻ ngây ngốc nào đó đang yêu mến ta.


[Nhĩ Nhã]
 
Chương 25.

Tôi đang có một mối tình, một tình yêu lạ lùng hơn hết thảy những gì tôi từng thấy. Hoặc là do trái tim tôi cảm thấy mối quan hệ này đặc biệt nên nó hóa lạ lùng. Sau ngày hôm ấy, Nguyên sang Tokyo học kỳ cuối của chuyên ngành Biến đổi khí hậu. Em không hé lộ bất cứ kế hoạch gì cho tôi và Vy Đoan biết, nhưng tôi tình cờ xem trên website của Đại học Quốc gia Hà Nội và biết được quá trình đào tạo của lớp Nguyên. Chúng tôi cách nhau 2 múi giờ và gần 6h bay. Nguyên là một cô gái mạnh mẽ. Mạnh mẽ tới mức khó có thể lo lắng rằng em sẽ không ổn chuyện này hay chuyện kia. Tôi biết em sẽ xoay sở được mọi thứ.

Khi tôi chưa trưởng thành, đã từng có lúc tự nhuộm cuộc sống của mình thành một màu xám xịt khi mà mất đi mọi thứ thân thuộc cả vật chất và tinh thần. Chẳng hạn như khi bị cho thôi việc vì không có bằng Đại học, khi phát hiện ra Ly phản bội lại tình yêu mà tôi luôn tôn thờ và gìn giữ, khi tranh cãi nảy lửa với mẹ rồi chuyển ra ở riêng, khi mất đi một khoảng ký ức để rồi ngày ngày đắm chìm vào những giấc mơ tăm tối. Nhưng, sau những ngày tháng ấy mới thấy, người ta vốn rất mạnh mẽ, tôi cũng vậy. Tất cả mọi điều tồi tệ rồi sẽ trôi qua mà thôi, không theo cách này thì theo cách khác.

Nguyên đi rồi sẽ trở về. Và tôi sẽ đợi. Tôi muốn hẹn em đến một nơi nào đó thân thuộc mà tôi từng đến. Chúng tôi sẽ một tay ăn kem ốc quế, một tay cầm bản đồ, cùng nhìn những con người đi giữa thành phố và thấy mặt trời lặn khuất ở xa tít sau những dãy nhà lúp xúp bóng cây, giữa một mảng trời xanh cam. Chúng tôi sẽ đi trên những con đường xa lạ, và nắm tay nhau.

Tôi luôn thích những chuyến bay hay là những chuyến tàu có điểm dừng là lưng chừng chiều tà, chúng tôi sẽ đáp xuống lúc 6 giờ chiều để vẫn kịp làm những điều ở trên, vẫn kịp nhìn toàn cảnh thành phố lúc ánh sáng nhập nhằng tàn và những đốm đèn đường lên ngôi. Chúng tôi sẽ ghé vào hàng ăn bởi vì lúc này bụng đã râm ran vì đói, và em với tôi sẽ uống thêm 2 cốc Coke.

Tôi ghĩ đó chắc chắn là một buổi tối tuyệt vời.

Có nhiều điều sẽ khiến chúng ta không còn là những kẻ xa lạ, và cũng có nhiều điều có thể khiến chúng ta bỗng nhiên vào một ngày đẹp trời lại trở thành người dưng. Như tôi với người cũ của tôi, hoặc như em với người cũ của em [Mặc dù tôi không chắc em đã trải qua một mối tình nào chưa]. Nhưng điều sẽ luôn lưu lại trong tâm trí của chúng ta sẽ không phải là những tháng ngày mình đều đặn bên nhau như những kẻ luôn nhận thừa thãi tình cảm, mà là những ngày ngắn ngủi ở bên nhau như những kẻ cô đơn nhất giữa một nơi lạ lẫm, hàng ngàn dặm xa rời khỏi những mảng đời quen thuộc.

Nên tôi mong rằng, chúng tôi rồi sẽ chia sẻ những giấc mơ, dự định như vậy. Để cuối cùng đi qua nhau cũng không phải chỉ là một cái duyên vội...

***

- Lính cứu hỏa ơi, sao nhà chú lại có mùi mèo nhỉ?

- Sao cơ? Mùi ở đâu?

- Ở đây ạ!

Tí Tách tỉnh dậy khi tôi đang loay hoay nấu bữa sáng. Bé lom khom chỉ chỉ xuống chân tủ. Tôi ngúi xuống, quỳ gối rồi thò tay vào gầm tủ lôi ra. Con búp bê bằng vải của Nusi. Nusi vẫn thường ôm nó khi đi ngủ. Chắc con đem vào đây giấu và mẹ Nguyên không biết nên bỏ lại. Những ngày qua Nusi ngủ như thế nào nhỉ? Chắc là con buồn lắm!

- Chú ơi, áo ai đây?

- Áo của chú hồi bé. Mẹ chú giữ lại.

- Thảo nào, có mùi tủ, có cả mùi viên đuổi gián. Nhưng đẹp quá!

- Để chú xem nào!

Tôi bế Tí Tách lên cao, xoay xoay người bé để ngắm nghía. Tí Tách cũng uốn éo cho tôi xem. Cái áo màu xanh dương mẹ tôi gìn giữ trong một góc tủ riêng của bà. Bỗng dưng tôi nhớ thiết tha một thời nhỏ dại. Sáng tỉnh dậy chưa kịp rửa mặt, chạy ngay xuống dưới bếp rồi rón rén rón rén, với tay giấu đĩa cơm mẹ rang xuống gầm bàn. Sau đó chạy ra ngõ, cùng lũ bạn bẻ gậy trêu chó trêu mèo nhà hàng xóm. Thời gian ấy mẹ mới sinh Phương Anh nên chẳng có thời gian quản thúc tôi. Em gái nghiễm nhiên là lý do giúp tôi được thoải mái đùa nghịch quậy phá. Đó là điều đầu tiên khiến tôi yêu quý em gái mình. Cho đến lúc Phương Anh gần một tuổi và tập đi, mẹ luôn khóa chặt cửa nhốt tôi ở nhà trông em. Tôi phụng phịu chống đối. Ở tuổi ấy, tôi chỉ quan tâm đến những trò đùa vui của bè bạn ngoài khung cổng sắt, coi việc chăm em là một điều thừa thãi và vô nghĩa vô cùng. Mặc cho Phương Anh líu ríu bên cạnh, tôi diễn khuôn mặt cau có như con chó từ sáng đến tối. Em gái cứ bò đến là tôi lại hất đi. Chỉ khi mẹ vào xem tôi mới vờ lại gần và ôm Phương Anh vào lòng nựng nịu. Mẹ đi rồi thì lại đâu vào đấy, mặc xác Phương Anh lần mò bám cạnh bàn dò dẫm từng bước, tôi ngồi im lìm ở góc nhà với trò xếp hình.

Ký ức bất chợt ùa về, tôi nhớ mãi hình ảnh thương tâm của Phương Anh, khi em mở được hộc bàn và lôi phích nước sôi mẹ cất trong đó ra. Chỉ sau một tiếng "CHOANG!", tôi giật mình làm rơi mảnh xếp hình trên tay, quay ra đã thấy Phương Anh đứng khóc giữa vũng nước nóng. Bàn tay bé nhỏ của em cố bám vào cạnh bàn đứng yên vì trong tiềm thức trẻ thơ, em đã đủ thông minh để hiểu nếu ngồi bệt xuống lúc ấy, em sẽ đau thêm rất nhiều chỗ. Tôi vụt đứng dậy chạy về phía em gái, nhìn những vòng nước nóng ngấm vào chiếc tất len chân em đang đeo. Phương Anh khóc gào lên khi bỏng rát, đau đớn ngày một tăng. Em với tay về phía tôi, ngã ập vào lòng tôi. Khi ấy tôi mới cảm nhận được tình yêu thương của một người anh thiêng liêng tới mức nào. Trái tim tôi như bị tiếng khóc của em gái cào xé ra từng mảnh. Tôi ôm em, cố nâng chân em lên khỏi mặt đất và bế ra chỗ khác. Mẹ cũng đã chạy lên rồi. Mẹ nhanh chóng múc nước mát dội mạnh vào bàn chân trái của Phương Anh và lột tất của cả hai chân ra. Tôi nhìn thấy rõ mảng da đỏ ửng, phồng rộp ở chân trái em gái.

Tôi bị bố đánh một trận nhớ đời bở thói vô tâm, vô trách nhiệm. Nắm chịu đòn trên phản, tôi cắn răng chịu đựng, không khóc một chút nào. Tiếp theo sau đó là những đêm cả nhà không ngủ được vì Phương Anh khóc. Thuốc thang cũng không thể làm em bớt đau. Tôi nằm vùi trong chăn, tự hỏi tôi đã làm được gì ngoài việc khiến em tôi phải đau đớn như thế? Nước sôi đã phá hủy một mảng da lớn ở chân trái của em tôi, không có cách nào chữa lành được. Cho đến bây giờ Phương Anh vẫn luôn có thói quen đeo giày, dù mùa hè hay mùa đông, vì không muốn cho người ta nhìn thấy sự xấu xí của cơ thể mình.

Kể từ lần ấy, tôi yêu em gái mình hơn rất nhiều, sau tất thảy những đau thương nước mắt em tôi phải chịu khi quá bé bỏng.

- Anh ơi, đói!

- Cái quái gì thế? Em không thể đi đứng cho nó giống người được hả? - Tôi quát ầm lên khi Phương Anh bất ngờ chui từ đâu thò mặt ra trước mắt tôi.

- Thế em giống cái gì cơ? - Phương Anh ngồi bệt xuống đất. Em vừa nói vừa ngáp. Đầu tóc bù xù như gà rù.

- Như con ma! Đi đứng không bao giờ có tiếng động gì. Hay mai anh lắp móng ngựa cộp cộp vào chân em nhé!

Tôi đặt Tí Tách xuống rồi cũng ngồi cùng Phương Anh, rút chân trái của em ra xem. Vết sẹo ngày xưa theo năm tháng đã mờ và nhỏ bớt, nhưng vẫn nghiễm nhiên hiện lên rõ rệt, ghim chắc vào nó một mảng ký ức chẳng thể xóa mờ. Tôi cầm chân em gái xoa xoa, lúc này mới để ý, da Phương Anh vừa trắng vừa mịn, lại mềm giống y Nguyên.

- Em làm sao thế hả Phương Anh?????

Lúc này đến lượt cả tôi và Phương Anh lẫn Tí Tách giật mình. Phương đến từ bao giờ. Buổi sáng tôi thường có thói quen mở hết cửa chính và cửa sổ để gió thổi ngập cả nhà nên khác đến giờ đó luôn tự nhiên đi thẳng vào phòng khách. Bàn chân nhỏ nhắn của Phương Anh trên tay tôi bị Phương giật lại xem, vội vã đến mức làm Phương Anh xoay người không kịp và đổ kềnh ra sàn.

- Anh có bị thần kinh không đấy hả? Bỏ ra!

- Em bị làm sao đây? Bị lâu chưa? Sao lại sẹo thế này?

- Liên quan gì đến anh? Đồ điên! - Phương Anh đạp Phương ngã dúi dụi rồi phủi đùi đứng lên, nhưng Phương nhanh chóng bật dậy túm lại, làm Phương Anh ngã một lần nữa.

- Trời ơi, sao mỗi lần anh xuất hiện là tôi thấy tôi như lạc vào bệnh viện tâm thần thế này. Tự nhiên cầm chân người khác ngó nghía. Vô duyên. Bỏ ra. Tôi bị thối chân đấy!

- Thật á? - Phương nâng chân Phương Anh lên trước mũi rồi ngây ngô: - Đâu? Thơm mà?

Tôi cười bò lăn ra sàn nhà. Rất thật thà và ngốc nghếch. Phương Anh xấu hổ, dở mếu dở cười, đẩy mạnh Phương ra rồi đứng dậy lao vào nhà tắm. Tôi vừa vỗ vai Phương vừa cười tiếp không nín được. Tí Tách do lạ nhà nên cứ nấp sau lưng tôi quan sát. Lúc sau tôi thôi cười, đứng dậy bế Tí Tách vào bếp nấu nốt bữa sáng. Phương phụ tôi làm những công đoạn lặt vặt, đợi Phương Anh đánh răng rửa mặt xong rồi ăn. Bữa sáng đầy ắp tiếng cười, tiếng cãi lộn, tiếng trẻ con thủ thỉ kể chuyện...

***

Tôi kết bạn với Tí Tách! Một tình bạn không phân biệt tuổi tác, giàu nghèo, hồn nhiên như nắng mà cũng dịu mát như mưa. Đưa Tí Tách về nhà, tôi dúi vào tay mẹ Tí Tách chút tiền mua sách vở. Mẹ Tí Tách còn trẻ, chắc chỉ hơn tôi một, hai tuổi, nhưng trên mặt đã bắt đầu có những nếp héo hon của phụ nữ trung niên. Chị làm nghề bán dạo dọc đường, cả gánh hàng chỉ có ấm trà, xô đá, hộp kẹo lạc, vài cái ghế, cốc nhựa... Tí Tách đi học buổi sáng, buổi chiều theo mẹ bán hàng, tối về tắm giặt nấu cơm giúp mẹ, học bài. Dường như bé phải làm những việc quá nặng nề so với tuổi.

- Con chào chú! Hẹn gặp lại chú!

- Bao giờ gặp lại hả Tí Tách?

- Bạn con chết cả rồi. Con cũng không biết nữa.

- Chú có nhiều bạn lắm. Hay mỗi chiều chú qua đây đưa con đi chơi?

- Con chỉ có một tiếng rảnh rỗi mỗi ngày!

- Cũng được. Chú sẽ bên con một tiếng mỗi ngày!

- Nhất trí!

- Con học kiểu nói ông cụ non đấy ở đâu vậy Tí Tách?

- Bố con hay nói. Bác đầu ngõ chiều chiều vào hỏi: "Ghi con lô nhá?". Rồi bố con hất mặt bảo: "Nhất trí!"

Nói xong Tí Tách cười, chạy vào trong ngõ. Tôi đứng đó nhìn theo bóng bé. Lon ton. Lũn cũn. Trên con đường nhỏ. Từ hôm ấy, cứ 5h hằng ngày, tôi lái xe qua đây, Tí Tách đứng đợi rồi lên xe, đi theo tôi đến trạm cứu hộ của Vy Đoan. Ba người chúng tôi cùng nhau lau nhà, dọn dẹp, cho chó mèo tắm rửa, ăn cơm. Tí Tách ít nói với chúng tôi, nhưng đối với các bạn thì vô cùng mất trật tự, bé meo meo cún cún suốt. Đó là những giây phút bình yên và ý nghĩa đối với cả tôi và Tí Tách. Tí Tách nhanh làm quen với bạn mới, quên đi nỗi buồn mất mát vừa trải qua. Tôi kể cho Tí Tách nghe câu chuyện về mèo Còi, mèo Bum, chú chó Lộc Xuân, cả những câu chuyện về Nô Đen, mèo Mướp, Lucky... Có những chuyện Tí Tách vừa nghe vừa khóc. Còn tôi thì lặng đi vì nhớ các con.

Vy Đoan rất hiền! Cô ấy thường chỉ chào tôi một câu rồi lại tập trung vào công việc, nhắc nhở nếu tôi cho chó mèo ăn quá liều lượng thức ăn cho phép. Khi nào tôi và Tí Tách về, Vy Đoan ôm Tí Tách một cái thật chặt và tiễn tôi một đoạn đường dài. Chúng tôi chia sẻ cho nhau một mảnh thời gian nhỏ mỗi ngày, trao cho nhau rất nhiều sự cảm thông và khó khăn trong công việc mà chúng tôi đang làm. Và dù có những thử thách, chông gai nào đang đợi ở phía trước, chúng tôi vẫn cứ đi. Bởi yêu thương là một hành động hợp pháp, không thế lực nào có thể bắt tội được.

***

Sau một tháng Nguyên đi, trời vào đông, gió mạnh và lạnh hơn. Thi thoảng Phương và Phương Anh qua thăm tôi. Hai người ấy vẫn chí chóe suốt ngày và khiến tôi cười quặn ruột mỗi khi gặp. Em gái tôi vẫn bướng bỉnh, cứng nhắc, còn anh chàng Phương thì vẫn hiền lành và nhẫn nhịn. Phương Anh bảo tôi giống một đứa trẻ tự kỉ, suốt ngày ngồi ở nhà ôm những câu chuyện vu vơ mà sống. Tôi trả lời bằng một nụ cười, bởi thực sự tôi cũng không biết làm gì để thoát khỏi cuộc sống nhàm chán này.

- Anh có liên lạc với chị Nguyên không?

- Không!

- Ôi trời, anh ngồi đó mà im ỉm chờ đợi. Rồi sẽ có một ngày chị Nguyên gửi thiệp cưới về mời anh cho xem.

- Cái gì?

- Con gái bọn em không thích yêu người câm đâu. Ha!

- Đúng rồi, phải như tôi này. Yêu thì lao vào, nói cho người ta biết chứ người ta đâu phải thầy bói mà biết được tình cảm của mình! Ha! - Phương đệm thêm lời Phương Anh

- Đồ điên! Riêng anh thì dù có lao vào cũng bị đạp bắn ra chuồng xí thôi.

- Thật không? Để tôi chuẩn bị mũ mão áo mưa. Chứ chuồng xí thối lắm.

- Đồ dở hơi. Anh biến đi!

Hai người này lại bắt đầu... Tôi tránh vào trong phòng làm việc. Hà Nội đã lạnh như thế này, Tokyo chắc lạnh hơn nhiều lắm. Tôi tưởng tượng ra cảnh một cô gái Việt Nam gầy gò, giấu má trong những vòng khăn len to sụ, chậm chậm đếm từng bước trên con đường đầy tuyết, tay thọc sâu vào túi áo chỉnh volume máy nghe nhạc. Mùa đông đến, liệu Nguyên có thả tóc xuống không nhỉ? Em thả tóc nhìn đẹp hơn rất nhiều. Mái tóc dài như đêm. Mái tóc giống ...Vy!

Tôi đang có một tình yêu lạ lùng. Hay chính tôi khiến nó lạ lùng? Và nó liệu có tồn tại mãi nếu tôi và em cứ im lặng chờ đợi như thế này?

"Này cô gái, Hà Nội đông rồi. Em có lạnh không?" - Suy nghĩ mãi, hít thở mãi, tôi mới dám nhấn nút gửi. Một cái mail rất ngắn!

Bị cuốn vào những bản dịch, mail trả lời của Nguyên đến ngay sau đó, nhưng ba tiếng sau tôi mới để ý thấy thư báo và đọc.

"Có!
smile.png
" - Nếu mail của tôi là "rất ngắn", thì không biết mail của Nguyên miêu tả như thế nào cho đúng. Cụt! Hừ :-w Thật đáng ghét!


"Em ăn trộm của anh một cái áo sơ mi đúng không?"

"Chính xác! Anh cũng kiểm tra lại tủ quần áo cơ à?"

"Cái áo anh thích nhất! Đồ quỷ. Trả đây!"

"Sang đây mà lấy! :p"

Nội dung mail khiến tôi suy nghĩ mãi. Liệu tôi có nên sang đó, để đòi một cái áo sơ mi không?

Buổi tối hôm ấy, trên timeline của Nguyên xuất hiện một status mới sau một thời gian dài im ắng:

"Em lạc giữa mùa đông.

Có những ngày rất buồn.

Có những ngày rất vui.

Nỗi nhớ thì luôn thường trực.

Sáng nay, điện thoại bỗng rung liên tục đôi ba câu chuyện vu vơ, chẳng hiểu sao em vui âm ỉ"

Có một điều gì đó đang bủa vây cô gái của tôi. Tôi chợt thấy em mỏng manh yếu đuối, không mạnh mẽ như tôi thường thấy. Tim tôi bỗng dưng đập nhanh hơn bình thường. Tưởng tượng ra một khung cảnh dễ khiến người ta mỉm cười: trên một con đường lạ đầy tuyết trắng, tôi đứng chờ em tới, ủ tay em trong tay tôi ấm nóng, kéo em lại gần hơn, đưa cho em hai viên kẹo gừng, bắt em ngậm ngay lập tức, rồi cùng đi bộ, cùng trò chuyện, vu vơ...

Tôi vô thức mở tab của Vietnam Airlines, kiếm tìm một vé từ Hà Nội sang Tokyo. Tôi muốn bay ngay sang đó ngay lúc này, để... đòi một cái áo sơ mi!

images130194_loi.jpg
 
Mẹ Mẫn kể về chúng con đã nhiều rồi, hôm nay rảnh nên mẹ làm một chap riêng cho chúng con tâm sự với các cô chú nè.





zoom.gif
47600_10151212162188230_761682010_n.jpg



Nhân vật chính xuất hiện ngay từ chap đầu tiên.

Con xin chào các cô, chú, anh, chị, ông, bà, cụ, kị...

Con là Nô-Đen, con được nữ tướng cướp Khối Lập Phương giải cứu đúng lúc người ta định đem con đi thịt! Con là con gái nên mắt như mắt nai, sống mũi đánh highlight đàng hoàng, chân dài như chân tuần lộc, đầu thon, dáng đẹp, lông tuyền như nhung. Con có đôi mắt ướt rượt, buồn buồn nhưng rất ngoan và thông minh. Thương tâm nhất là vết sẹo ngoằn ngoèo quanh cổ và một bên vai của con từ vết trói do người chủ cũ bị tâm thần trói siết con quá lâu. Con có thói dịu dàng của con gái, biết dụi đầu dựa miết vào mẹ Nguyên nếu con thấy mệt và sợ.





zoom.gif
67366_10151183539488230_740670934_n.jpg



Con là Lem, xuất hiện từ chap 2 và rồi chap 3 thì theo chú Minh về nhà, con bị bỏ rơi trên đường Trần Hưng Đạo, nhìn ảnh là các cô chú biết con thảm như thế nào nên con không có dám kể nữa, bởi nếu con kêu thì mẹ Nguyên sẽ la rằng: "Con có biết khi con đang ngồi đây kêu ca kể khổ, thì ngoài kia có biết bao nhiêu người bạn con đang bị ngược đãi đánh đập không?". Mẹ Nguyên phù thủy lắm á. Nói nhỏ vậy các cô chú đừng mách mẹ, mẹ mắng tội nghiệp con nha.





zoom.gif
148203_10151170218803230_653931739_n.jpg



Hây da, mèo Mướp chính là con! *múa múa*

Con bị chủ đánh đập thường xuyên. Rồi trong 1 lúc nóng giận chuyện gì đó, chủ đã trút giận lên con bằng nước sôi, làm con tuột hết 1/2 bộ lông, rồi còn nhẫn tâm xịt sơn lên chỗ vết thương đó nữa. Rất may là con được cứu về và có một cuộc sống bình yên như con hằng mơ ước.

Con rất nghịch và có sở thích vả vỡ mặt Nô Đen.





zoom.gif
249583_10151093280308230_1156555758_n.jpg



Con là Su. xuất hiện từ chap 6

Chị Ngân đem con đến với mẹ Nguyên vào một ngày trời nắng đẹp lắm!

"Chị Nguyên ơi, chị giữ bé này giúp em với. Tối qua gần nửa đêm, em nghe ngoài ngõ có tiếng chó ăng ẳng hoảng sợ, chạy ra xem thì thấy em nó bị thằng chủ dùng khăng quất tới tấp vào người. Lúc đó đã khuya nên ngoài đường nhà đã đóng hết cửa. Em nó cứ chạy chui vào cửa nhà xung quanh, rồi bị thằng chủ túm cổ quăng ra đường và tiếp tục đánh. Cứ thế đến 10 phút thì thằng chủ đi đâu mất. Nhân lúc đó, em vội chạy lại ẵm em nó chui vô nhà khóa cửa. Tối em ý cứ kêu ăng ẳng và lâu lâu khóc rưng rức tội nghiệp lắm chị. Thương quá sáng dậy dắt đi khám ở Trung Tâm thú y. Bác sĩ bảo em nó có biểu hiện của bệnh viêm da và viêm phế quản. Em đã cho chích thuốc và đang theo dõi. Bây giờ nhà em đã nuôi 2 em cún rồi, thêm nữa là thằng chủ của cún gần nhà em nên không tiện nuôi. Em nó bây giờ vẫn còn sợ và sốc lắm, cứ không thấy người xung quanh là kêu ăng ẳng, lúc nào em cũng bên cạnh, không dám đi đâu, lúc nào cũng nằm yên có 1 xó. Chị Nguyên giúp em đi chị."

Con rất đáng yêu đúng không các cô chú? Vậy mà cậu chủ đánh đập con trong khi còn không làm gì sai. Đau lắm các cô chú à... :'(





zoom.gif
248969_10151148733258230_720425553_n.jpg



Dạ, con là Lucky hiền lành! xuất hiện từ chap 5

Con được cứu về sau những ngày lang thang vật vờ xin ăn, đã có những lúc bị người đánh cho nhừ tử, bị care và mù cả hai mắt, bị bắt về làm thịt và đập rập 1 bên đầu. Nhưng con vẫn sống và hiên ngang lắm, biết đi ị đúng lúc đúng chỗ, rất hiền và tình cảm. Con yêu những ai thích xoa đầu con! hiu hiu ^o^





zoom.gif
536903_10151234626278230_1344097082_n.jpg



Còi và mẹ con mèo Bum:

Chú mèo Còi (lông vàng) xuất hiện ở chap 8, các cô chú còn nhớ không?

"Còi là con của bầy mèo hoang sống lang thang trong một căn-tin ở phía sau công ty cũ của em. Hồi đó em hay mang thức ăn khô qua cho bầy mèo hoang ăn nhưng không tài nào tiếp cận được chúng. Ban đầu bà chủ căn-tin vẫn để em cho ăn nhưng về sau bà ta cấm không được cho ăn nữa vì lũ mèo đi vệ sinh lung tung. Một thời gian dài em chỉ có thể lén lẻn vào căn-tin vào buổi tối sau khi mọi người đã dọn về hết, nhưng sau đó bị lộ. Bà ta cho người đến trùm bao bắt hết mèo lớn để bán thịt. Hôm đó nhờ chú bảo vệ gọi điện cho em nên em đã kịp thời đến để đón được 2 mèo lớn vẫn còn đang giãy giụa trong bao. Do sự giúp đỡ mà em cũng cứu kịp 3 mèo con do chú bảo vệ bắt để riêng trong chuồng chó. Mèo hoảng sợ chạy tán loạn nên phải đến 1, 2 tuần sau thì chú bảo vệ mới bắt được thêm một số mèo con. Còi là một trong số những con mèo cuối cùng em đón được.

Đợt của Còi có tổng cộng 3 đứa. Một mèo đen, 1 mướp và Còi. Mèo đen lúc đó khỏe, đẹp, có một bạn nhận nuôi ngay. Mèo mướp do quá yếu nên đã chết trước khi em kịp đến. Buổi tối em nhận được điện thoại, khi đến thì trời đã nhá nhem. Lúc đó trong chuồng có Còi ngồi co ro với một cái xác mèo đã chết. Bên cạnh là những cục xương dành cho chó lăn lóc xung quanh.

Còi lúc đó ốm và nhỏ hơn bây giờ nhiều, đôi mắt lờ đờ và sợ hãi. Khi em mở chuồng để bắt Còi, có tiếng 1 con mèo mẹ nào đó kêu gào thảm thiết từ trong bụi cây. Em khẳng định đó là tiếng mèo mẹ khóc khi bất lực nhìn con, giữa buổi chiều tối nhá nhem và u buồn. Không biết anh đã từng nghe tiếng mèo mẹ khóc con chưa. Nhưng em thì đã nghe rất nhiều rồi. Tiếng khóc thảm thiết đến nỗi em đã nghĩ, hay là em thả Còi ra để Còi về với mẹ, chứ không bắt nó đi, rồi ra sao thì ra, bởi vì em thật sự không thể chịu đựng nổi tiếng khóc đó. Nhưng nếu thả Còi ra, thì rồi chắc chắn Còi sẽ chung số phận với các mèo con khác, sẽ chết khô vì thiếu sữa mẹ, hoặc nếu may mắn lớn lên, thì nó cũng sẽ chịu cùng số phận với cha mẹ của mình, là bị trùm bao bắt đi trong cơn hoảng loạn. Hiểu rõ con người như thế, nên em đã gạt đi và quyết định vẫn đưa Còi về nhà. Em đã cố gắng bắt được mèo mẹ để mẹ con được đoàn viên ở một nơi khác an toàn hơn, nhưng nỗi sợ hãi sau lần bị đuổi bắt và chết hụt khi bị chủ căn-tin cho người đến tàn sát mèo khiến nó đề phòng ở mức cao nhất nên không có cách nào dụ được nó.

Khi lái xe đưa Còi ra khỏi nơi đó, em vẫn còn nghe tiếng mèo mẹ gào khóc thảm thiết đằng sau. Trái tim em như bị đâm từ tứ phía, đau đớn lắm! Còi về nhà em, sống ẩn dật và đề phòng như một đứa trẻ từng chứng kiến cảnh gia đình bị tàn sát. Nó đề phòng với mọi thứ, kể cả em. Nó không dám tin là nó đang được an toàn. Còi vẫn như thế suốt gần 2 năm trời. Và em chấp nhận có một Còi cần nhiều tình yêu thương hơn như thế.

Còi đề phòng với con người là vậy, nhưng với các mèo con mới về, Còi luôn là một người mẹ tốt - mặc dù Còi là ….con trai. Còi ôm ấm, liếm láp các em bé mới về, ôm các em vào lòng và cho bú một cách thoải mái. Gương mặt của Còi giãn ra nhiều nhất là lúc nó có mèo con bên cạnh.

Tất cả các bé mèo con về nhà em, không đứa nào mà không qua bàn tay chăm sóc và ôm ấp của Còi. Em rất thương Còi, vì nó là một con mèo biết biến nỗi bất hạnh của mình thành tình yêu thương dành cho đồng loại."


Thế đó, hai con còn bé mà chú Còi suốt ngày chen vào ổ của chúng con, lại còn ngang nhiên ôm ấp mẹ Bum của chúng con nữa chứ. Chúng con đả đảo mãi mà không có được. Hu Hu *mặt nhăn nheo chảy sệ*

Hôm qua chú Còi mụp quá nằm nên đè em con, làm em la oai oái. Hôm nay mẹ Nguyên cho chú Còi vào nhưng phải có sự giám sát cho an toàn.

Chú mèo Còi xấu tính, chúng con ghét chú ghê! *đạp đạp* ^o^





zoom.gif
525993_10151089607188230_1577867569_n.jpg



Con là mèo Pi, và câu chuyện của con xuất hiện ở chap 7 qua lời kể của mẹ Nguyên:

"Ngày trước còn ở nhà với bố mẹ, gần nhà em có một bà bán phở. Bà nuôi một bé mèo để bắt chuột. Bé mèo đã đẻ 4 lứa, 3 lứa trước bà đều vứt mèo con đi. Đợt rồi thấy bé mèo có thai, mẹ em hỏi chuyện thì tình cờ biết được nên dặn là đẻ lứa này thì cho mẹ em chứ đừng vứt. Đến lúc bé đẻ, bà bán phở gọi mẹ em ra lấy, lúc đó mấy bé mèo con còn đỏ hỏn, nhỏ xíu. Mẹ em nói với bả như vầy tách mẹ là chết, nên xin cho ở lại bú khoảng 1 tháng cứng cáp rồi sẽ rước về.

Cho bú được khoảng 2 tuần, bà bán phở hối thúc ra lấy mèo con ngay nếu không sẽ bỏ, vì 'tụi nó bò lổm ngổm dơ nhà dơ cửa'. Bà dứt khoát không chịu. Mẹ em xin vậy cho mang theo mèo mẹ về luôn, cho con nó bú thêm vài ngày ra trả liền.

Đem mèo mẹ về nhà, mấy mẹ con về ôm nhau, dễ thương lắm. Trong thời gian đó, bà bán phở cứ đòi lại mèo mẹ vì “không có mèo, chuột chạy phá đồ đạc hoài”. Vì mấy bé mèo con chưa cứng cáp nên nhà em cứ tìm cách kéo dài thêm được ngày nào hay ngày đó. Mấy bé mèo con được khoảng 1 tháng rưỡi, em cố gắng tìm nhà được hết cho mấy bé. Nhưng kể từ ngày đưa mấy bé mèo con đi, mèo mẹ trở nên bẳn tính, thay đổi rất nhiều. Nó chẳng chịu ăn gì cả, cho gì cũng không ăn. Suốt ngày cứ ngồi nhìn lên trần nhà, méo méo đòi con. Sau khi đàn con đi vài ngày, mèo mẹ bệnh nặng, đưa đi bác sĩ cũng không biết là bị gì. Rồi nó thay đổi hoàn toàn. Bà bán phở thì ngày nào cũng đòi mèo, đến mức chị em đi chợ đi ngang bà ta còn đòi đánh vì “lấy mèo mà không trả” - mặc dù nhà em đã giải thích và năn nỉ hết lời.

Được mấy hôm, vì sợ chị em bị đánh nên em mới bảo mẹ mang bé ra trả cho bả đi, khi nào đẻ nữa thì tính tiếp, chứ biết làm sao. Khi mang bé ra, bả đá bé và xua đuổi, nói:

- Đem về đi, không cần nữa, xin được con mèo con rồi!

Nghĩ thấy kiếp làm con vật thật đáng tội. Con người có bao nhiêu thứ quyền hành trong tay để định đoạt cuộc sống của chúng và chúng tuyệt nhiên không thể hó hé được gì.

Sau sự cố lần đó, em đưa mèo Pi về nhà, và trong em đã chắc mẩm sẽ giữ mèo Pi lại nuôi luôn chứ không tìm nhà như những đứa khác, bởi em sợ nó không vượt qua được cú shock liên tục mất con.

Sau vài ngày đi bác sĩ, sức khỏe mèo Pi khá lên, Pi đã có thể tự ăn lại được, tuy vẫn còn đi đứng không vững và đêm đêm vẫn còn hoảng loạn đi tìm con. Em quan sát thấy nó ngửi và ôm vào lòng tất cả những con mèo con hiện có trong nhà em rồi liếm láp trong một nỗi sợ hãi thể hiện rõ qua đôi mắt.

Mèo Pi không chơi với con chó mèo nào trong nhà. Nó sống ẩn dật, lẩn khuất, và có chút gì đó của một góa phụ lặng lẽ.

Cho tới một, sáng trước khi đi làm em thấy mèo Pi tự nhảy được lên bàn để ăn cơm, em nghĩ chắc thuốc bổ đã thấm và giờ đây cơ thể mèo Pi bắt đầu đòi ăn. Hôm đó đi làm em vui lắm.

Tối đó khi về, chị em báo mèo Pi đã mất tích, tìm khắp nhà không thấy nó đâu. Nhà em là căn hộ chung cư nhỏ ở tầng 5, cửa chính đóng suốt ngày ngoại trừ những lúc có người ra vô, các cửa sổ đều được rào lưới mắt cáo để đảm bảo bọn giặc mèo không rượt đuổi nhau mà rớt xuống 5 tầng lầu. Em lấy làm lạ và khá bực vì không hiểu sao mọi người trong nhà đều cẩn thận đến thế mà cuối cùng nó có thể mất tích một cách bí ẩn. Và em đã chuẩn bị tinh thần là vài hôm nữa có thể trong nhà sẽ nghe mùi xác mèo chết vì nó rúc vào góc nào đó mà nằm chết.

Gia đình em cũng đề phòng chuyện nó không thích ồn ào và cố chui ra khe cửa sổ nằm sưởi nắng và rồi ngủ quên nên rớt xuống đất. Tuy nhiên hỏi khắp nơi dưới chung cư cũng không ai thấy. Em thì nghĩ có nhiều khả năng ai đó ra khỏi nhà và đóng cửa không kín, nó đã đi theo ra ngoài, rồi đi lạc vào một nhà nào đó mà không biết. Nhưng gõ cửa từng nhà để tìm cũng chẳng thấy bóng dáng nó đâu.

Một đêm trôi qua. Hai đêm trôi qua, đêm nào cũng mưa to. Những đêm đó, gia đình em không ai ngủ ngon. Mọi người đều tự trách mình đã không thể lo cho nó đàng hoàng, để giờ đây nó sống chết ở đâu cũng không biết. Bản thân em cứ dằn vặt mình không thôi. Suốt những ngày ấy, gia đình em ai cũng buồn bã, đau lòng khi nghĩ đến nó, nhưng không ai dám nói ra điều đó vì người này tránh làm cho người kia buồn.

Đến ngày thứ 3, tình cờ bà chủ quán cà phê dưới chung cư biết mẹ em đang tìm mèo thì bà ta nói rằng nó bị rớt từ cửa sổ nhà em xuống ngay quán bà. Nó đã lết vào chậu cây quán bà nhưng bà đã dùng cây dích nó đi. Sau đó nó lại ráng lết vào, lần này bà đã nắm tai nó đem vứt qua bãi rác phía sau chung cư.

Bà ta chỉ cho mẹ em chỗ bà ta đã vứt nó. Cả nhà em túa ra đi tìm. Mẹ em còn nhờ tất cả bảo vệ trong chung cư đi tìm luôn. Hỏi thăm từng người. Gọi cho người hay lấy rác ở chung cư để hỏi xem có từng thấy xác nó không, vẫn không thấy.

Suốt 2 ngày sau đó, sáng cũng như tối, nhà em đều đi tìm nó ở khắp chung cư với hy vọng cho dù thấy cái xác của nó thôi cũng được, để đưa nó về và cho nó chết trong sự ấm áp.

Em đã nghĩ, cuộc đời của Pi sao mà quá thảm. Đến lúc chết cũng chết đau đớn và buồn bã như vậy sao.

Đến ngày thứ 6 sau khi nó mất tích, những tưởng đã mất hết hy vọng, thì trưa hôm đó chị em đi chợ về, đi ngang cửa chính ra vào chung cư thì nghe một tiếng méo rất nhỏ, nhỏ hơn cả tiếng chuột kêu, rồi im bặt. Chị em lùng sục mọi ngóc ngách ở đó thì phát hiện nó nằm bất động trong góc, trên người có kiến và gián. Chị tưởng nó đã chết, định ẵm nó lên đắp cho nó tấm vải để nó ra đi ấm áp, nhưng thật kỳ lạ là nó vẫn còn sống - sau 6 ngày mưa gió, đói khát, bệnh tật trong người chưa hết và đặc biệt là sau khi rớt từ tầng 5 xuống đất. Kỳ diệu hơn, sau khi bị xách tai vứt qua bãi rác cách đó khá xa, nó vẫn cố lết tấm thân héo mòn của nó về đến đúng nơi mà nó biết là chúng em sẽ tìm thấy nó.

Nó bị gãy sống lưng, tổn thương nội tạng, cùng với bệnh cũ chưa dứt, nó trở thành con mèo héo hon vô cùng. Mẹ em đút cho nó từng muỗng sữa, bón từng nhúm cơm để nó lại sức. Nó được đặt nằm trong cái hộp với đầy vải ấm, và được nằm cạnh gi.ường của ba mẹ.

Nó vẫn chiến đấu từng ngày, với từng hơi thở yếu ớt. Nó rất muốn ăn, và ăn rất ngon khi được bón vào miệng. Mắt nó khép hờ, nhưng thỉnh thoảng cũng mở to đảo một vòng quanh phòng. Hơi thở nó nhẹ và đều, cũng có lúc nó thở hắt. Em đoán nó không cầm cự được lâu.

Và đúng như vậy, tối ngày thứ tư Pi về, là lần cuối cùng em nhìn thấy nó với chút sinh lực còn sót lại. Nó đã ra đi, trong vòng tay của mẹ và chị em. Nó được chôn ở bãi đất trống sau chung cư, ở đó còn có nhiều bạn bè đồng loại của nó đã ra đi trước đó và đều được em chôn cất cẩn thận.

Em thiết nghĩ, nó vẫn biết nó sẽ chết, nhưng chắc chắn nó không muốn chết trong những cơn mưa lạnh, càng không muốn chết khi cô độc một mình. Nên nó đã cố gắng tìm về nhà. Và em nghĩ, con chó con mèo nào cũng thế…”





zoom.gif
292772_10151076559563230_306775011_n.jpg



Nusi chính là con. Con xuất hiện từ chap 3 kéo dài sang chap 4. Là bé mèo được cứu từ một hố đất sâu trong một buổi tối trời mưa.

Con rất thích ôm bạn thú bông này đi ngủ, bởi đó là món đồ chơi đầu tiên trong đời con có được.






zoom.gif
15117_10151393112378230_916801959_n.jpg



"Con là Tí Tách. Anh chị thấy con có đẹp trai hông? Con là đứa bé bị bỏ rơi ở cạnh bãi rác. Sau một thời gian được bác sĩ và các anh chị Yêu Động Vật chăm sóc, con đã đứng dậy được rồi, may quá con không bị liệt, con chỉ bị ngược đãi và đuối sức nêm sụm bà chè luôn thôi. Con vừa được bác sĩ cạo lông để đợi ra lông mới. Hứa hẹn con sẽ là một thằng bé đẹp trai lắm luôn.


Các anh chị thương con thì đón con về với nha, con muốn được ôm ấp và yêu thương lắm.


Thế nhưng các anh chị muốn đón con về phải hứa là yêu thương con suốt đời nhé, đừng quăng con cù bất cù bơ nữa con sợ lắm :’(


Các anh chị vui lòng gửi mail cho mama nguyen@yeudongvat.org nha. Con rất mong chờ được gặp các anh chị."




zoom.gif
66546_440139718229_1770744_n.jpg



Chúng con là các bé kiki bị xích quanh năm suốt tháng ngoài trời. Trời nắng thì ko sao, trời mưa thì đứa nào cũng ướt như chuột, nằm co ro trong cái xe ngổn ngang đồ đạc. Thỉnh thoảng có đồ thừa ba Nhật cũng chỉ chạy qua thưởng cho chúng con được vài ba bữa. Fang cho chúng con ăn gần ba năm nay, mỗi ngày chỉ có thể ăn được một khúc bánh mì. Đứng từ ngoài thò tay qua lưới B40 ném vô, có khi ném trật chúng con chỉ đứng nhìn khều khều mà ko ăn được. Hôm nay chẳng hiểu sao xuất hiện một cái hố nhỏ, tối quá ko thấy đường nên bánh mì vứt vào ném lọt vô cái hố, chúng con cứ cúi xuống cố lấy khúc bánh mì mà bất lực. Có một người bạn trong số chúng con đuối sức đến nỗi tối hôm trước các ba mẹ còn cho ăn, hôm nay đã thấy bạn ấy nằm đó chết. Mọi người chẳng biết cách nào giải thoát cho chúng con.




229964_10151108251463230_158781178_n.jpg



Và cuối cùng là con!

Con sẽ xuất hiện ở chap 23!

Các cô chú đón chờ con nhé!




Các nhân vật ngoại truyện:




zoom.gif
546903_10151116338623230_1601717320_n.jpg



Con là bé heo Như Ý, được các anh chị Yêu động vật cưu mang. Các cô chú biết không? Heo là 1 trong 10 loài vật thông minh nhất thế giới đó, chỉ tiếc là chúng con bị xếp vào loài vật nuôi lấy thịt, cả đời bị nhốt trong chuồng chật và hôi thối cho đến ngày đủ cân nặng cắt tiết xẻ thịt. Thương tâm lắm thay...





zoom.gif
582384_10151232177788230_366490152_n.jpg



Đối với Nguyên thì đây là một bức ảnh vô cùng đẹp. Vì vậy dù không muốn post (vì bé mèo đã qua đời) nhưng Nguyên vẫn muốn lưu lại khoảnh khắc này.

Đây là cảnh Smod Vy Doan và Cùi Bắp Tiên Sinh cần mẫn làm xe lăn cho bé mèo bị liệt. Bé bị liệt và bị bỏ lại một phòng khám thú y, các bác sĩ báo đã bó tay vì phần hậu môn của bé đã lở loét và bị hoại tử. Các bác sĩ cũng khuyên nên tiêm nhân đạo cho bé ngủ, nhưng các bạn đã không chấp nhận và Admin Trường Giang đã đón bé về.

Dù sau đó bé không cầm cự được và đã qua đời, nhưng tụi Nguyên tin chắc rằng bé đã có những phút giây háo hức đón chờ xe mới do chính các anh chị làm cho mình và những ngày tháng cuối đời thật sự hạnh phúc trong tình yêu thương của các anh chị.





zoom.gif
734453_10151250673363230_488240564_n.jpg



Con tên là Hành Tinh.

Con rất là ham chơi và thích được ra ngoài đi chơi. Cứ mở cửa mà không để ý là con phi một cái véo rồi chạy xuống 5 tầng lầu chung cư, không một ai kêu mà con quay lại. Có cầm cây chạy theo quơ quơ thì con vẫn không sợ, chạy đi trước, được chơi rồi về ăn đòn sau con cũng cam lòng. Cho nên mỗi khi mở cửa mà con chạy thoát ra ngoài là nhà mẹ Nguyên ai cũng đau khổ hết, vì biết là phải xuống tận 5 tầng lầu để lôi con lên.

Hôm qua khi mẹ Nguyên mở cửa đi làm con cũng canh me rồi chạy cái véo ra. Mẹ Nguyên gọi con ko quay lại. Ra đến cầu thang mẹ Nguyên tức quá gầm lên: "Hành Tinh, đứng lại!" Con vẫn chạy tiếp 1, 2 bậc thang nữa, nhưng chạy từ từ. Rồi mẹ Nguyên lại gầm lên lần nữa, trừng mắt nhìn con. Con đứng lại, ngồi bẹp xuống, ngước đầu nhìn ngược lên như tư thế trong hình.

Xong chị gái của mẹ Nguyên chạy ra bế nó vô, hỏi "Làm sao mà nó không dám chạy hay vậy, chứ nhà là bó tay nó rồi đó." Bế con lên, con sợ mẹ Nguyên quá nên tè ra đó luôn. Con cụp đuôi, cụp tai, cụp tất tần tật, mắt nhìn đi chỗ khác, ko dám nhìn mẹ, thấy tội gì đâu. Công lực của tiếng gầm của mẹ Nguyên còn dễ sợ hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Hu hu... Chỉ khổ con phải đi thay quần. hiu hiu :'(





zoom.gif
148991_10151215095528230_266169202_n.jpg



Đây chính là mẹ Nguyên của chúng con. (mẹ là người bên trái chứ hổng phải em bé bên phải nha, kiki)

Mẹ rất yêu ....người tốt! Còn người xấu là mẹ ghét!

Mẹ Nguyên khá nổi tiếng, là người sáng lập diễn đàn yeudongvat.org, hiện đang hoạt động rất tích cực trong tổ chức cứu hộ động vật tại thành phố Hồ Chí Minh. Các cô chú tìm tên Vi Thảo Nguyên trên google là biết thông tin về mẹ liền à.


Còn ba Nhật thì nhất quyết không cho post hình, tức ghê. Nhưng con nói nhỏ rằng ba Nhật rất chi là đẹp trai, hiền như cục đất và cô cùng tình cảm! :">


Hôm nay lảm nhảm nhìu quá. Thôi chúng con đi ngủ và chúc các cô chú luôn an lành! Hãy yêu chúng con thật nhiều nha, chúng con rất yêu người!
 
×
Quay lại
Top