Những điều bạn nên chú ý khi giao tiếp bằng ánh mắt trong thuyết trình

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Con mắt có thể biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc ưu thế của nó mà không cần bất cứ một lại từ điển nào cũng có thể làm cho toàn thế giới hiểu nhau. Ánh mắt có thể truyền đạt được nhiều thứ, hơn là dùng ngôn ngữ, kể cả những điều khó nói. Các nhà tâm lý học đã phát hiện, ngoài việc tiến hành giao lưu tư tưởng, ánh mắt còn có thể phản ánh được các trạng thái tâm lý và tinh thần của một người. Đó là hiệu quả của ánh mắt đem lại, sau đây là một số điều bạn nên biết về việc giao tiếp bằng ánh mắt trong quá một buổi thuyết trình.

Giao tiếp bằng mắt luôn là hình thức giao tiếp phi ngôn từ mạnh mẽ nhất, có lẽ bạn sẽ quan niệm giao tiếp bằng mắt là phải nhìn trực diện từ ánh mắt đến ánh mắt. Với bạn có lẽ giao tiếp bằng mắt là một cử chỉ giao tiếp thể hiện sự thân mật, nhưng lại có không ít bạn cảm thấy không thoải mái.

eyes.jpg


Chân thực: Một sự tiếp xúc bằng ánh mắt đầy thuyết phục phải là cái nhìn trực tiếp, nhìn thẳng và chân thực.

Giữ sự tập trung: Bạn không nên thay đổi hướng nhìn quá nhanh. Hãy quan sát thật kỹ những người đang nghe mình nói với một khoảng thời gian vừa đủ dài.

Không ngừng chuyển tiếp: Không nên chỉ tập trung nhìn chăm chăm vào duy nhất một người nào đó. Nếu bạn làm như vậy, cả bạn và đối tượng đều cảm thấy rất khó chịu mà bản thân bạn không biết.

Thường xuyên thay đổi: Không nên chĩa cái nhìn ra đa đầy soi mói về phía người nghe. Cái nhìn của bạn phải là cái nhìn thiện cảm, thể hiện sự tự nhiên và chân thành.

Giữ sự trao đổi qua lại với người nghe: người nghe đến nhìn bạn và nghe bạn nói, họ cần được bạn quan tâm do đó bạn không nên chỉ nhìn chăm chăm vào một ai đó hay người ngồi hàng ghế cuối cùng hoặc bức tường cuối phòng, mà hãy đảo mắt liên tục để có thể quan sát được tất cả mọi người.

Tạo không khí thân thiện, vui vẻ: Khi bạn cảm thấy cảng thẳng hoặc xấu hổ bạn sẽ tìm cách lảng tránh ánh mắt của những người đang nghe đang chiếu vào bạn? Bạn phải vượt qua nóm bởi vì bạn càng lảng tránh sẽ để cho người nghe biết rằng bạn đang không tự tin vào chính những thông tin mà bạn muốn truyền đạt cho họ. Hãy tạo không khí thoải mái, lấy lại bình tĩnh và đừng lảng tránh, nếu muốn tránh nhìn vào mắt của họ lúc này, bạn hãy nhìn vào một điểm nào đó trên khuôn mặt của họ, lúc này thoải mái cho bạn hơn.

Cố gắng tạo sự tiếp xúc bằng ánh mắt với tất cả mọi người: hãy hướng cái nhìn đến tất cả mọi người trong buổi thuyết trình, để mọi người biết rằng bạn quan tâm đến tất cả các biểu cảm của họ cho đề tài của bạn.

Khi xem bản thảo: Lúc này bạn vẫn có sự giao tiếp bằng ánh mắt chứ không phải nhìn chằm chằm vào tài liệu và nói thao thao bất tuyệt, bạn nên tránh điều này nhé.

Khi bạn dụng các công cụ tác động, hỗ trợ thì giác: Khi bạn đưa mắt lên để chỉ các số liệu các hình ảnh mình họa trên máy chiếu, hay các biểu đồ, bức tranh, bạn vẫn phải đưa mắt nhìn xuống người nghe.

Khi bắt đầu và kết thúc buổi thuyết trình bạn luôn phải giữ được sự giao tiếp bằng ánh mắt này, nếu cần thiết bạn cần phải tập và luôn nhắc nhở mình. Sự giao tiếp không lời này cũng góp một phần không nhỏ vào việc bạn thành công hay thất bại trong việc thuyết trình. Giao tiếp bằng ánh mắt là chìa khóa để bạn xây dựng những mối quan hệ lâu dài ngay cả khi bài thuyết trình của bạn kết thúc.
Nguồn: Những điều bạn nên chú ý khi giao tiếp bằng ánh mắt trong thuyết trình
 
×
Quay lại
Top