Những điều chưa biết về khả năng sinh sản của nữ giới

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Khả năng sinh sản của nữ giới phụ thuộc nhiều yếu tố, từ gien, chu kỳ kinh nguyệt, tử cung, đến cân nặng… Dưới đây là những kết quả nghiên cứu khoa học về khả năng sinh sản của nữ giới được trang tin Huffington Post tổng hợp ngày 14.8.

Khả năng sinh sản do gien quyết định: Số lượng trứng phụ nữ có được từ khi chào đời xác định độ dài thời gian họ sẽ duy trì khả năng sinh sản. Từ khi chào đời, phụ nữ có khoảng 2 triệu trứng trong tử cung. Trong suốt cuộc đời sinh sản của họ, có khoảng 1.000 tế bào trứng chết đi. Hút thuốc lá và một số phương pháp hóa trị liệu có thể đẩy nhanh việc tế bào trứng bị chết và thúc đẩy một thời kỳ mãn kinh sớm.

sinhsan.jpg

Khả năng thụ thai của nữ giới phụ thuộc nhiều yếu tố - Ảnh: Getty​

Chu kỳ kinh nguyệt đều là dấu hiệu tử cung bình thường: Hầu hết phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn kéo dài khoảng 24-35 ngày. Phụ nữ không rụng trứng đều đặn nghĩa là có chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Những phụ nữ không có trứng rụng trong suốt cuộc đời do tình trạng gien được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Khoảng 10% ca vô sinh là do bệnh về vòi trứng: Một nguyên nhân chính của bệnh về vòi trứng là nhiễm trùng khung xương chậu – bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục như bệnh chlamydia. Những bệnh nhiễm trùng này có thể ảnh hưởng vòi trứng.

Hầu hết phụ nữ đến tuổi 44 đều vô sinh, dù kinh nguyệt vẫn đều đặn: Tỷ lệ thụ thai của phụ nữ sau tuổi 43 sẽ rất thấp. Hầu hết phụ nữ thụ thai ở tuổi 40 bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản đều phải sử dụng trứng hiến tặng từ phụ nữ trẻ hơn.

Chế độ ăn uống không ảnh hưởng khả năng sinh sản của một người: Có rất ít số liệu khoa học cho thấy chế độ ăn uống đặc biệt hoặc loại thực phẩm sẽ làm tăng cường khả năng sinh sản.

Hấp thụ vitamin D giúp ích cho điều trị sinh sản: Một nghiên cứu gần đây do Trường đại học Nam California (Mỹ) tiến hành cho thấy phụ nữ đang điều trị sinh sản nhưng có nồng độ vitamin D thấp thì tỷ lệ thụ thai cũng thấp. Vitamin D cũng là loại vitamin thiết yếu cho thai phụ. Theo Trung tâm Sinh sản Thái Bình Dương (Mỹ), các bệnh nhân điều trị sinh sản nên bổ sung 2.000 – 4.000 IU vitamin D / ngày (tương đương 70 – 140 mg/ngày).

Nhẹ cân và béo phì ảnh hưởng khả năng sinh sản: Béo phì có liên quan đến việc kéo dài thời gian thụ thai. Chỉ số khối cơ thể BMI nhỏ hơn 18 hoặc lớn hơn 32 có liên quan đến trục trặc rụng trứng và thụ thai, cũng như các trục trặc khi mang thai.
Theo tinnong
 
Nam giới cũng như nữ giới, nếu việc chăm sóc cơ thể không tốt đều ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Như ở nữ giới nếu vệ sinh không tốt hoặc có lối sống không lành mạnh đều có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và điều này rất ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.
 
×
Quay lại
Top