Những hối tiếc lớn nhất trong sự nghiệp

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Công việc có thu nhập tốt tại các tập đoàn lớn, được nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông hay nắm giữ vị trí quản lý... có thể khiến cho khoảng 80% số người "làm sai việc" không dám từ bỏ để theo đuổi niềm đam mê cho dù họ biết điều đó là nên làm.

Một cuộc điều tra do các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp thực hiện với những đối tượng trong độ từ 28 đến 58 tuổi, gồm nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau cho thấy: "Những hối tiếc trong sự nghiệp không phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực". Từ giám đốc điều hành ngân hàng lớn, nhiếp ảnh gia đến doanh nhân triệu phú... đều có những thất vọng khá giống nhau.

1. Ước gì tôi đã không làm việc vì tiền

nhung-hoi-tiec-lon-nhat-trong-su-nghiep.jpg

Hối tiếc của nhiều người đó là đã vì tiền mà làm một công việc không đúng sở thích - (Ảnh minh họa).

Đây là hối tiếc lớn nhất của những người đã lựa chọn công việc cho mình chỉ với mong muốn duy nhất là có được một mức thu nhập cao nhưng cuối cùng lại không hài lòng với công việc. Sếp của một ngân hàng than thở: "Tôi mơ ước được từ bỏ công việc mỗi ngày, bỏ sự căng thẳng lại phía sau nhưng tôi lại có quá nhiều cam kết". Gọi đó là những "còng tay bằng vàng" quả thực cũng không phải chỉ là lời nói đùa

2. Ước gì tôi bắt đầu niềm đam mê của mình sớm hơn

nhung-hoi-tiec-lon-nhat-trong-su-nghiep.jpg

Không dám theo đuổi ước mơ của mình cũng khiến nhiều người phải ân hận - (Ảnh minh họa)

Đây là niềm ân hận của những người đã từ bỏ công việc hiện tại để theo đuổi niềm đam mê ban đầu. Công việc có thu nhập tốt tại các tập đoàn lớn, được nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông hay nắm giữ vị trí quản lý... có thể khiến cho khoảng 80% số người "làm sai việc" không dám từ bỏ để theo đuổi niềm đam mê cho dù họ biết điều đó là nên làm. Một nhiếp ảnh gia cho biết: "Những năm tháng đã mất để làm công việc không yêu thích là những năm bạn không bao giờ có thế lấy lại được".

3. Ước gì tôi đã sử dụng thời gian ở trường hiệu quả hơn

nhung-hoi-tiec-lon-nhat-trong-su-nghiep.jpg

"Giá mà mình đã học hành chăm hơn khi còn trẻ" là niềm tiếc nuối mà đa số mọi người phải thốt lên - (Ảnh minh họa).

Rất nhiều người trong số chúng ta đã bỏ phí thời gian để học hỏi thêm kinh nghiệm sống cũng như kiến thức thực tế về lĩnh vực nghiên cứu khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Bạn có thể tham gia tích cực vào một công việc thực sự bổ ích để tích lũy kinh nghiệm thực tế thay vì dành quá nhiều thời gian tụ tập bạn bè hay tham gia các bữa tiệc. Sau khi ra trường đi làm và có gia đình, nhiều người đã không thể có được thời gian trở lại trường cho việc nghiên cứu sâu hơn nữa về chuyên môn để có thể thiết lập lại sự nghiệp của họ.

4. Ước gì tôi đã hành động dựa trên linh cảm nghề nghiệp

nhung-hoi-tiec-lon-nhat-trong-su-nghiep.jpg

Có những lúc bạn nên nghe theo linh cảm nghề nghiệp của mình chứ đừng đắn đo quá nhiều rồi để vuột mất cơ hội - (Ảnh minh họa).

Đôi khi những linh cảm nghề nghiệp có thể mở ra một cơ hội tuyệt vời cho con đường phát triển sự nghiệp của bạn.


Có một nhân viên ngân hàng nhận được đề nghị lãnh đạo một nhóm nhỏ đến các thị trường mới nổi như Mỹ La-tinh để mở rộng công việc kinh doanh. Mặc dù cảm nhận được rằng đây có thể là cơ hội tuyệt vời để phát triển sự nghiệp song anh ta vẫn từ chối. Người đã chấp nhận vị trí đó thay anh ta sau một thời gian ngắn được lên làm trưởng bộ phận và giờ đã là giám đốc điều hành của ngân hàng.

Các học thuyết về tâm lý gần đây cho thấy rõ những linh cảm không thể đoán trước đôi khi lại có khả năng xoay chuyển hoàn toàn con đường sự nghiệp của bạn.

Theo Afamily
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
ra khỏi nhà và bắt đầu đi, đừng nói ước gì mãi thế :D
 
@SUPERHERO311 bắt đầu bằng việc tự xác định mình là ai và mình muốn gì :D
 
@JamesPotter: lúc xác định được thì " ngồi an hưởng tuổi già " rùi còn đâu
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top