Những mẹo chi tiêu hợp lí khi đi học xa nhà!

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Khi là sinh viên đi ở trọ chắc chắn bạn sẽ gặp phải những sự cố “đau thương” về chi tiêu.

Thách thức tự quản lí số tiền lớn

sinh viên trọ xa nhà khi hết tiền bạn sẽ không có bố mẹ ngay bên để xin ngay, còn những người xung quanh chưa chắc đã đủ thân thiết để cho bạn mượn tiền. Vì vậy để bạn không bị "cháy túi" và tránh bị xung đột với bạn cùng phòng bạn cần phải chi tiêu có kế hoạch hợp lí.

Để hạn chế "vung tay quá trán", nhiều bạn đã nhờ đến bố mẹ quản lí hộ và gửi dần dần từng tuần. Tuy nhiên việc ở xa nhà, bố mẹ hàng tuần phải qua ngân hàng để gửi cho bạn từng số tiền nhỏ sẽ gây khá nhiều phiền toái cho bố mẹ. Và như vậy bạn cũng chưa thực sự biết tự quản lí số tiền của mình. Vậy hãy mạnh dạn xin bố mẹ cho mình được lĩnh tiền một lần trong tháng.

Một vài tháng đầu có thể bạn sẽ kết thúc bằng mì tôm, bánh mì không hoặc tệ hơn… Nhưng bạn sẽ nhận ra mình đã biết tách bạch từng khoản, nhìn nhận tổng quát tiền mỗi khi cần mua một điều thứ gì đó.

Ghi chép luôn sáng tỏ mọi nguồn

eafd0344-a81e-4528-9fad-a65fca17c0b1.jpg

Ghi chép đầy đủ sẽ là cách để bạn quản lí tiền tốt nhất
Bạn nhận được số tiền bố mẹ cho vào đầu tháng vậy bạn hãy đóng luôn những khoản như tiền nhà, tiền học chứ đừng giữ trong người quá lâu. Bạn cũng mua gạo, mì tôm, đồ dùng cần thiết trong phòng giấy, nước…Đồng thời dự trù mất bao nhiêu để các tháng tiếp theo để trước ra một khoản trong ví. Nhiều khi vội bạn có rút nhầm ngăn tiền điện nước, ga mà có thể lại quên bù vào đấy. Hãy lấy giấy nhớ to ghi rõ việc tiêu cho cái gì rồi dán gấp lên số tiền. Nhìn vào là bạn sẽ nhớ ngay, hiểu luôn đó là số tiền “bất khả xâm phạm”.

Số tiền còn lại bạn hãy ghi chép từng ngày bạn mua cái gì dù nhỏ nhặt đến đâu. Cứ nghĩ lần tiêu này có 10.000 đồng hay 20.000 đồng mà không ghi sẽ có lúc bạn rất đau đầu để nghĩ xem mình đã tiêu gì mà trong ví còn bấy nhiêu? Cứ vài lần số nhỏ sẽ thành một khoản lớn đó. Vì vậy hãy ghi chép lại cẩn thận bạn sẽ không phải rơi vào hoàn cảnh chứ hết tháng mà ngơ ngác tự hỏi: “Tiền đâu?”

Dễ dàng khi sinh hoạt chung

Đa số chúng ta ở cùng bạn bè để giảm bớt số tiền thuê nhà và có bạn chuyện trò. Nhưng để tránh mất lòng nhau thì trước hết cần phải luôn phân minh vấn đề tài chính. Cùng bỏ ra một khoản tiền 300.000 đồng hoặc 500.000 đồng trong một quyển sổ ghi chép để tiêu cho những vấn đề của phòng. Khi hết lại cùng bỏ ra một khoản như thế. Chứ không nên dùng tiêu riêng của mình tiêu vào việc chung rồi lại chia cho từng người.

Để tránh tranh luận, gây tổn thương lẫn nhau thì đừng để tồn tại sự nghi kị, mơ hồ về chi tiêu. Không chỉ với bạn cùng phòng, bất cứ mối quan hệ nào thẳng thắn về tiền bạc cũng sẽ luôn tạo thực sự thoải mái và bền vững lâu dài!

Làm chủ tiền bạc chúng ta sẽ tự tin và dày dặn bản lĩnh quản lí, đương đầu với nhiều điều trong cuộc sống muôn màu phía trước đó!

Theo Tiin
 
×
Quay lại
Top