Những ngành đầu vào thấp lại dễ xin được việc làm hơn

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Thực tế, những ngành "tên xấu" lại dễ xin được việc làm sau khi ra trường hơn các thí sinh nghĩ, đầu vào lại tương đối thấp. Một vài năm gần đây, một số ngành truyền thống, ngành hiếm bị thí sinh chê do tên ngành khó hiểu, sợ không xin được việc làm khi ra trường. Để thay đổi tình trạng này, năm nay một số trường đã làm mới tên trường, mở rộng chương trình đào tạo để thu hút thí sinh.

Ít người học vì... không có tương lai?

Trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ vài năm gần đây đa số thí sinh đều có xu hướng chọn khối ngành kinh tế vì cho rằng có nhiều cơ hội việc làm khi ra trường. Ngược lại, các khối ngành truyền thống hay hiếm vẫn bị thí sinh kén chọn.

Nguyễn Thị Quế, học sinh lớp 12, THPT Tiên Hưng (Đông Hưng, Thái Bình) cho biết, em dự thi ĐH khối A. Tuy chưa quyết định thi trường nào nhưng Quế chắc chắn đó sẽ là một trường khối tài chính, ngân hàng. “Em biết cơ hội đỗ vào một số ngành khối nông - lâm - ngư cao hơn những ngành này nhưng chiều ra thì không thuận lợi. Nếu xin được việc thì cũng chỉ là một số cơ quan nhà nước với mức lương thấp, lại không năng động”, Quế nhận xét.

1298072060_289_0.jpg

Mùa tuyển sinh nào cũng rơi vào tình trạng "người ăn không hết, kẻ lần không ra". Ảnh minh họa: Ngọc An

Tương tự, Nguyễn Thị Trang, học sinh lớp 12 THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng tỏ ra thờ ơ và lạ lẫm với một số ngành học của khối C như: Hán Nôm, Việt Nam học, nhân học…”Những ngành này nghe đã không hiểu học xong rồi làm gì. Em dự định thi vào trường nào có ngành du lịch, nếu không đỗ ĐH thì học cao đẳng…”, Trang tâm sự.

Là một thí sinh tự do, Đỗ Thị Nhung, quê Hải Hậu, Nam Định tỏ ra khá lo lắng khi mùa tuyển sinh ĐH 2011 đang tới gần. Tuy nhiên, Nhung cho rằng, dù căng thẳng những Nhung cũng sẽ lựa chọn một trường nào đó vừa sức nhưng vẫn có tương lai. “Năm ngoái em thi trượt ĐH Giao thông Vận tải nhưng đủ điểm NV3 một số trường dân lập nhưng em không nộp hồ sơ. Năm nay em đang phân vân giữa trường khối kỹ thuật và kinh tế”, Nhung chia sẻ.

Thiếu thông tin

“Ngành giáo dục có hai chuyên ngành: quản lý giáo dục và tâm lý giáo dục. Những người học tâm lý giáo dục sẽ rất rộng đường tìm việc làm qua công việc tư vấn những vấn đề về học đường, tâm sinh lý học sinh. Ngoài ra, người học ngành này còn đáp ứng được các yêu cầu kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự, tài chính, kinh tế học giáo dục, thanh tra, marketing giáo dục, nghiên cứu, tư vấn giáo dục…”. Ông Phạm Tấn Hạ, Phó phòng Đào tạo, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM.
ĐH Lâm nghiệp năm ngoái rơi vào tình thiếu chỉ tiêu vào một số ngành như công nghiệp, lâm nghiệp… Theo ông Trần Hữu Viên, Hiệu trưởng nhà trường, thí sinh chê những ngành này là do thiếu thông tin dẫn đến tâm lý sợ ra trường không xin được việc làm.

“Nhiều thí sinh chọn ngành đăng ký dự thi còn do cảm tính và qua tên ngành chứ chưa thực sự hiểu về chương trình đào tạo và nhu cầu của xã hội. Thực tế, sinh viên học các ngành này đều xin được việc làm khi ra trường”, ông Viên nói.

Năm nay, để thu hút thí sinh, nhà trường đã đổi tên mới cho một số ngành học. Cụ thể, ngành Công nghiệp và phát triển nông thôn đổi thành Công thôn; Thiết kế, chế tạo đồ mộc và nội thất đổi thành Thiết kế nội thất, Kỹ thuật xây dựng công trình đổi thành Kỹ thuật công trình xây dựng, Lâm học đổi thành Lâm sinh, Kinh tế Lâm nghiệp đổi thành Kinh tế Nông nghiệp, Công nghệ thông tin đổi thành Hệ thống thông tin.

Theo ông Viên, với những tên gọi mới, nhà trường sẽ điều chỉnh cả chương trình đào tạo để những ngành học này sẽ không còn là đặc thù của ngành nông lâm nghiệp nữa khiến sinh viên sẽ được đào tạo rộng hơn, có nhiều cơ hội xin việc khi ra trường hơn.

Đồng quan điểm, ông Phạm Tấn Hạ, Phó phòng Đào tạo ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM cho rằng, những ngành bị “ế” trong mùa tuyển sinh một vài năm gần đây là do tên ngành không “đẹp”, không cụ thể nên nhiều thí sinh không hiểu nội dung đào tạo như thế nào. Ví dụ như ngành: giáo dục, nhân học, văn hóa học, Hán Nôm…

Trong khi đó, theo ông Hạ, những ngành học này đem lại rất nhiều lợi ích và cơ hội việc làm cho người học. “Ngành giáo dục có hai chuyên ngành: quản lý giáo dục và tâm lý giáo dục. Những người học tâm lý giáo dục sẽ rất rộng đường tìm việc làm qua công việc tư vấn những vấn đề về học đường, tâm sinh lý học sinh. Ngoài ra, người học ngành này còn đáp ứng được các yêu cầu kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự, tài chính, kinh tế học giáo dục, thanh tra, marketing giáo dục, nghiên cứu, tư vấn giáo dục…”, ông Hạ giải thích.

Báo Đất Việt
 
×
Quay lại
Top