Những sai lầm kỳ quặc nhất khi phỏng vấn xin việc (và cách để phòng tránh chúng)

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Có những sai lầm tưởng như rất lạ lùng nhưng lại được thống kê là những sai lầm phổ biến nhất mà các ứng viên thường mắc khi đi phỏng vấn xin việc. Một số sai sót này có thể do căng thẳng, một số khác thì… chẳng có cách nào để giải thích.

Sai lầm kỳ quặc #1: Ứng viên nói rằng mình phải bỏ một vị trí làm việc tại ngân hàng vì luôn… bị cám dỗ bởi tiền mặt.

Tại sao đây là sai lầm: Không ai muốn thuê một tên trộm tiềm năng cả.


Bạn nên làm thế nào: Sự trung thực là rất tốt, nhưng một nhà tuyển dụng không muốn nghe sự thật rằng bạn có thể sẽ lừa đảo công ty. Vậy hãy nói rằng bạn muốn khám phá nhiều tùy chọn khác nhau, hoặc bạn cần một vị trí công việc phù hợp với những mục tiêu sự nghiệp lâu dài của bạn.

Sai lầm kỳ quặc #2: Ứng viên chối rằng, mình không hề mang theo điện thoại di động, dù tiếng điện thoại đang vang lên từ… túi anh ta.

Tại sao đây là sai lầm: Một chiếc điện thoại reo trong túi trong khi đang phỏng vấn chỉ là một sai lầm đơn giản. Một lời nói dối lại là không chấp nhận được.

Bạn nên làm thế nào: Nếu chẳng may bạn quên tắt điện thoại và nó reo khi bạn đang phỏng vấn, hãy nói: “Tôi rất xin lỗi” rồi nhanh chóng tắt chuông. Một lời xin lỗi chân thành cho thấy bạn thực sự rất tiếc và giúp bạn quay trở lại cuộc phỏng vấn nhanh chóng.


Sai lầm kỳ quặc #3: Ứng viên nói rằng mình không thích dậy sớm và không thích đọc.

Tại sao đây là sai lầm: Nếu nói riêng từng việc, thì những câu này giống như lời cảnh báo đến nhà tuyển dụng rằng bạn không thích làm việc chăm chỉ. Cộng hai việc này lại, thì câu nói của bạn nghe thật đáng lo ngại.

Bạn nên làm gì: Nếu sáng sớm không phải là thời gian làm việc hiệu quả của bạn, bạn có thể thừa nhận điều đó, đồng thời nói ngay rằng bạn không ngại thức khuya và làm việc buổi đêm. Điều này chỉ có hiệu quả nếu như làm việc buổi sáng sớm không phải là yếu tố quá quan trọng đối với vị trí mà bạn đang muốn có. Ngoài ra, nếu nhà tuyển dụng hỏi về những cuốn sách bạn đọc gần đây, bạn nên có thể đưa ra ít nhất một tựa sách. Nếu nhà tuyển dụng tiếp tục hỏi thêm, hãy giải thích rằng bạn dành phần lớn thời gian cho các hoạt động ngoài trời hoặc một việc gì đó hiệu quả hơn.

Sai lầm kỳ quặc #4: Ứng viên nói rằng mình sẽ làm bất kỳ việc gì để hoàn thành công việc.

Tại sao đây là sai lầm: Cụm từ “bất kỳ việc gì” nghe rất đáng lo, vì nó có thể bao gồm cả những việc bất hợp pháp.

Bạn nên làm gì: Nhấn mạnh sự quan tâm của mình đối với công việc và nói rằng bạn rất mong muốn đạt được các mục tiêu của công ty. Các nhà tuyển dụng đều muốn biết rằng bạn có ý chí mạnh mẽ để hoàn thành công việc, chứ không phải là bạn sẵn sàng thay mặt họ làm những việc trái pháp luật hoặc đạo đức.

Sai lầm kỳ quặc #5: Ứng viên ôm người phỏng vấn.

Tại sao đây là sai lầm: Ôm không bao giờ là phù hợp trong một cuộc phỏng vấn xin việc, dù là cho công ty nước ngoài.

Bạn nên làm gì: Trừ phi có những ngoại lệ bất thường trong nguyên tắc của công ty, còn nếu không, thì ứng viên và người phỏng vấn không nên ôm nhau dù để chào. Bạn thực sự không nên ôm những người có chức trách trong công ty đó, trừ phi bạn được đề nghị làm thế (và nếu bạn được đề nghị làm thế, có lẽ bạn nên tìm hiểu xem tại sao).

Sai lầm kỳ quặc #6: Ứng viên gọi điện về nhà hỏi chuyện lặt vặt.

Tại sao đây là sai lầm: Sự tập trung của bạn nên đặt ở cuộc phỏng vấn. Gọi điện thoại không bao giờ là hành động phù hợp trong khi phỏng vấn.

Bạn nên làm gì: Nếu có việc khẩn cấp, hãy giải thích với người phỏng vấn rằng bạn có thể cần ra khỏi phòng để nghe điện thoại (nếu đó là cuộc gọi đến), hoặc liệu có thể sắp xếp lại thời gian phỏng vấn không. Còn việc lặt vặt (như là hỏi mẹ xem lát về có cần mua gì không) thì không phải là vấn đề khẩn cấp.

Sai lầm kỳ quặc #7: Ứng viên đề nghị lùi ngày bắt đầu làm việc ở công ty mới để còn được nhận quà nhân một dịp gì đó ở công ty hiện tại của mình.

Tại sao đây là sai lầm: Đây rõ ràng không phải là một lý do chính đáng.

Bạn nên làm gì: Nếu bạn có bất kỳ lý do phù phiếm nào khiến bạn muốn hoãn ngày bắt đầu làm việc ở công ty mới, hãy đưa ra lời giải thích tốt hơn. Hãy nói: “Tôi có một vài cuộc gặp gỡ đã đặt trước mà tôi không thể hủy được”, thay vì: “Tôi muốn nhận nốt quà“.


Sai lầm kỳ quặc #8: Ứng viên gọi điện đến công ty hiện tại, giả vờ báo ốm để được nghỉ.

Tại sao đây là sai lầm: Bạn đang cho công ty mới thấy rằng bạn không ngại nói dối.

Bạn nên làm gì: Đi phỏng vấn nhiều khi rất cần thủ thuật, vì bạn thường phải nghĩ ra lý do gì đó để xin nghỉ ở công ty hiện tại nhằm tới phỏng vấn ở công ty mới. Các nhà tuyển dụng đều biết điều này. Tuy nhiên, họ không cần bạn phải thực hiện lời nói dối đó ngay trước mặt họ. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn không có thái độ chuyên nghiệp và tinh tế.

Sai lầm kỳ quặc #9: Ứng viên không chịu trả lời một câu hỏi, kiểu như về các ý tưởng hay các ý kiến đóng góp, vì sợ rằng công ty mới sẽ ăn cắp ý tưởng của mình nhưng lại không nhận mình vào làm việc.

Tại sao đây là sai lầm: Thái độ này khiến bạn có vẻ rất tham lam và hoang tưởng.

Bạn nên làm gì: Tất nhiên bạn không muốn nói ra ngay mọi ý tưởng hay ho của bạn, vì đúng là một công ty tồi tệ có thể ăn cắp ý tưởng đó. Tuy nhiên, bạn nên sẵn sàng để đưa ra một phần “mẫu ví dụ” của các ý tưởng đó, một phần nhỏ chẳng hạn, bởi vì từ chối trả lời câu hỏi hoặc ngồi lỳ ra trong im lặng sẽ không giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng của bạn.

Theo SVVN
 
Đôi khi chỉ là những lỗi rất nhỏ nhưng cũng có thể làm mất điểm rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Trong phỏng vấn cũng như tìm việc, cách ứng viên phải tỉnh táo và sáng suốt nhìn nhận những lỗi của mình để thành công.
 
×
Quay lại
Top