Những sự thật kinh ngạc về đôi mắt người

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Tốc độ của một lần chớp mắt từ 100 đến 150 phần nghìn giây. Trung bình, mỗi người chớp mắt 17 lần trên một phút, 14.280 lần trong một ngày và 5,2 triệu lần trên một năm.

1. Màu mắt có thể thay đổi


KenhSinhVien-m1.jpg

màu nâu đen có trong mống mắt, quyết định màu mắt xanh, đen, nâu thì màu mắt có thể thay đổi tùy theo điều kiện ánh sáng, đặc biệt là đối với những ai có màu mắt nhạt.

2. Một người có thể có hai màu mắt

KenhSinhVien-m2.jpg
Điều này xảy ra do người đó có cha mẹ có hai màu mắt khác nhau. Họ sẽ có một đôi mắt khác màu, mắt trái mang màu mắt của bố/mẹ, mắt phải mang màu mắt của mẹ/bố.

Thú vị hơn, người có đôi mắt màu xanh có tổ tiên cách đây 10.000 năm. Theo nghiên cứu, người đầu tiên trên thế giới có đôi mắt màu xanh sống cách đây khoảng 6.000 đến 10.000 năm. Dần về sau, con người mới xuất hiện màu mắt nâu.

3. Bộ não quyết định cái ta thấy

KenhSinhVien-m3.jpg

Bạn nhìn bằng não, không phải bằng mắt. Điều này nghe có vẻ không hợp lý, nhưng theo các chuyên gia, những vấn đề về thị lực như mờ, kém đều là do ảnh hưởng từ phần vỏ não điều hành thị giác mà không phải liên quan đến mắt.

Não bộ có khả năng tự điều chỉnh thị lực khi góc nhìn thay đổi. Chẳng hạn như lúc bạn trồng cây chuối và nhìn mọi vật ngược lại, não bộ sẽ tự thích nghi để mắt có thể nhìn mọi vật bình thường.

4. Thị lực 20/20 chưa phải là tốt nhất

KenhSinhVien-m4.jpg

Dựa vào bảng đo thị lực do bác sĩ nhãn khoa Hà Lan Hermann Snellen thiết kế năm 1862, thị lực 20/20 mới chỉ khả năng đọc được dòng chữ nhỏ thứ hai từ dưới lên. Nếu mắt bạn có khả năng đọc được chữ dòng cuối ở khoảng cách 6 mét, khi đó, thị lực hoàn hảo của bạn là 20/16.

5. Mắt có hơn một triệu bộ phận cấu thành

KenhSinhVien-m5.jpg

Được xem là cơ quan có nhiều bộ phận nhất trên cơ thể người, mắt người được cấu thành từ hơn một triệu các bộ phận có từng chức năng riêng.

Trong đó, mỗi mắt chứa 107 triệu tế bào cảm nhận ánh sáng, bao gồm 7 triệu tế bào hình nón giúp mắt có thể nhìn và phân biệt được các màu sắc khác nhau. Và 100 triệu tế bào hình que giúp ta phân biệt được màu đen và màu trắng.

6. Cơ mắt

KenhSinhVien-m6.jpg

Một trong những bộ phận giúp mắt có được sự chuyển động như nhắm, chớp… được linh hoạt là do cơ mắt, cơ nhanh nhất trên cơ thể người. Hành động chớp mắt mà chúng ta vẫn thường nói “chỉ trong nháy mắt” là phãn xạ cơ mắt tiến hành nhanh nhất so với các cơ khác trên cơ thể.

7. Chớp mắt

KenhSinhVien-m7.jpg

Chớp mắt là một phản xạ thần kinh chỉ ở động vật cao cấp mới có, đây là là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của mắt. Phản xạ này giúp cho nước mắt được bôi trơn đều lên kết mạc và giác, đảm bảo cho mắt nhuận ướt, không bị khô, đục. Ngoài ra, chớp mắt còn có tác dụng giúp cơ mi trên nghỉ ngơi.

Tốc độ của một lần chớp mắt từ 100 đến 150 phần nghìn giây, và cứ trung bình một giây, ta chớp mắt 5 lần; chớp 17 lần trên một phút, 14.280 lần trong một ngày và 5,2 triệu lần trên một năm.

8. Mắt đổ lệ để bôi trơn giác mạc



KenhSinhVien-m8.jpg
Khi thấy giác mạc khô, não bộ sẽ truyền tín hiệu cho đôi mắt trào tuyến lệ nhằm bôi trơn và giúp mắt nhuận ướt. Thành phần của nước mắt gồm nước, chất béo và nước nhầy.

9. Khối lượng mắt

KenhSinhVien-m9.jpg

Tính trung bình, một nhãn cầu có đường kính dài 2,54 cm và nặng 7,08 gam.

10. Mắt có khả năng tự lành nhanh chóng

KenhSinhVien-m10.jpg

Sau 48 giờ, mắt có thể tự chữa thương những vết xước có trên bề mặt giác mạc mà không cần một liệu pháp y tế bên ngoài nào.

11. Mắt người có thể thích nghi với điểm mù

KenhSinhVien-m11.jpg

Khi một người bị hỏng một con mắt, mắt còn lại sẽ đảm nhận nhiệm vụ quan sát của cả hai mắt bình thường. Khi nhìn bằng một mắt, não sẽ bỏ qua bước tổng hợp hai hình ảnh thu được từ hai mắt. Ngoài ra, ống kính (thủy tinh thể) ở mắt người “chớp” được hình ảnh nhanh hơn bất cứ một chiếc máy ảnh nào.

12. Trẻ sơ sinh chưa có nước mắt

KenhSinhVien-m12.jpg

Khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ chưa có nước mắt. Phải đợi 4 đến 13 tuần tuổi sau khi sinh, nước mắt ở trẻ mới bắt đầu hình thành.

13. Bệnh về mắt

KenhSinhVien-m13.jpg

Bệnh tiểu đường thường được phát hiện đầu tiên trong quá trình kiểm tra mắt

Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 (phổ biến trong độ tuổi từ 30 trở lên) thường ít có triệu chứng. Các triệu chứng này chỉ được phát hiện tình cờ khi đi họ khám xét nghiệm mắt khi thấy mắt bị xuất huyết, còn gọi là xuất hiện dưới kết mạc.

Khi về già, ngoài da ra, các bộ phận khác như mắt cũng lão hóa theo thời gian. Bắt đầu từ khoảng 70 tuổi trở đi, mắt người sẽ mờ đi. Và có tới 99% số người trên thế giới phải dùng kính để đọc sách khi bước vào độ tuổi từ 43 đến 50. Ở độ tuổi này, thủy tinh thể bắt đầu bị đục dần đi.

14. Một đôi mắt khỏe mạnh

KenhSinhVien-m14.jpg

80% các vấn đề liên quan đến thị lực đều có khả năng tránh được và chữa được. Các phương pháp phẫu thuật cũng như chăm sóc mắt thông qua việc cung cấp nguồn dưỡng, uống thuốc đều giúp ta có một đôi mắt khỏe mạnh.

Sưu tầm
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
heokool con mèo nhà bà em đổi màu mắt =)) Mùa hè thấy nó mắt xám xanh, giờ thì thành màu vàng =)) =)) =))
 
Đôi mắt chính là phương tiện giúp bạn quan sát và phán đoán thế giới xung quanh. Nhờ có đôi mắt mà cuộc sống của chúng ta đầy màu sắc. Nhưng đôi mắt còn ẩn chứa những điều kỳ thú mà bạn chưa có dịp khám phá.

Mắt luôn giữ nguyên kích thước?

Câu trả lời là không. Sự thật là có một thay đổi nhỏ trong kích thước của đôi mắt kể từ lúc bạn chào đời đến khi từ giã cuộc sống. Khi vừa chào đời, mắt có đường kính khoảng 18 mm. Trong vòng một năm sau đó, kích thước này tăng lên đến 19,5 mm.

Một người trưởng thành có đường kính mắt vào khoảng 24-25 mm và nhãn cầu bằng 2/3 kích thước một quả bóng bàn. Như vậy, trong suốt cuộc đời chúng ta, đôi mắt chỉ lớn thêm được khoảng 28% so với kích cỡ ban đầu.

Nhận biết bao nhiêu màu?
Chúng ta nhận biết ánh sáng thông qua màu của chúng. Tuy nhiên, con người chỉ có thể nhận biết ánh sáng có bước sóng trong khoảng giới hạn 380Nm - 740Nm. Đây là dải nhìn thấy của ánh sáng (quang phổ). Chính từ dải quang phổ này, Issac Newton đã chia ánh sáng làm bảy loại là đỏ, da cam, vàng, xanh da trời, xanh đậm, chàm và tím.

Năm 1790, nhà nghiên cứu Thomas Young cho rằng chúng ta chỉ nhìn thấy được ba màu là đỏ, xanh đậm và vàng. Các màu khác chỉ là sự pha trộn của ba màu cơ bản đó. Năm 1878, ông Ewald Hering đã đưa ra một lý thuyết về bốn gam màu cơ bản là đỏ, xanh da trời, vàng và xanh đậm. Theo đó, khi bốn màu cơ bản trên pha trộn với màu trắng hoặc đen sẽ tạo ra các loại màu sắc khác nhau mà con người có thể nhận biết.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thật sự có một con số chính xác về lượng màu mà con người có thể nhận biết. Nghiên cứu gần đây nhất cho thấy con người có thể nhận ra những khác biệt rất nhỏ giữa các màu.

Các nhà nghiên cứu cho rằng con người có thể phân biệt tối thiểu 10 triệu màu khác nhau. Tuy nhiên, con số trên chưa hoàn toàn chính xác bởi trong mỗi nền văn hóa khác nhau thì cách phân biệt màu sắc cũng tương đối khác nhau.

Lông mi có thể mọc trở lại không?
Câu trả lời là có. Nếu đeo kính sát tròng, chúng ta sẽ cảm nhận rõ hơn sự thay đổi này. Thời gian để lông mi hồi sinh là 4-8 tuần. Lông mi cùng với mí mắt có tác dụng bảo vệ đôi mắt khỏi bụi bẩn cũng như ngăn chặn các thành phần lạ xâm nhập mắt.

Mắt là giác quan phát triển nhất?
Đúng. Các giác quan của chúng ta bao gồm thính giác (tai), khứu giác (mũi), xúc giác (da), vị giác (lưỡi) và thị giác (mắt). Chúng liên quan chặt chẽ với nhau và tiếp nhận, xử lý thông tin cùng lúc. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới nhất, thị giác là giác quan ưu việt và phát triển nhất của con người.

Màu mắt của một người có thể khác nhau?
Màu mắt của chúng ta được quyết định bởi số lượng melanin - một loại sắc tố màu nâu đen có trong mống mắt. Nếu thiếu melanin, mắt sẽ có màu xanh, còn dồi dào melanin thì mắt có màu nâu.

Những người có tóc và da màu sậm thường là những người có hàm lượng melanin cao, do vậy mắt họ thường có màu nâu. Trong khi đó, những người có tóc và da màu sáng có hàm lượng melanin thấp và do vậy mắt thường có màu nhạt hơn. Điều này cũng giải thích nguyên nhân phần lớn mắt của trẻ sơ sinh sáng màu hơn so với người lớn, do hàm lượng melanin còn thấp.

Rất hiếm người có hai màu mắt, nhưng đối với động vật thì điều này là khá phổ biến, như ở ngựa, mèo và chó. Điều này có nguyên nhân từ sự biến đổi gene kiểm soát màu sắc. Mắt hai màu ở người có thể là một sự kế thừa sinh học tiêu biểu hoặc do những tổn thương trong sắc tố của mắt vì sử dụng thuốc.

Vừa mở mắt vừa hắt xì hơi?
Đã bao giờ bạn thử vừa hắt xì hơi vừa cố mở to mắt chưa? Chắc chắn một điều là bạn không thể làm được điều đó. Hắt xì hơi là một phản ứng ngẫu nhiên của cơ thể khi mũi chúng ta bị kích thích. Hắt xì hơi tạo ra một xung lực tác động lên toàn bộ cơ thể, bao gồm vùng bụng, ngực, cổ và mặt. Xung lực đó tác động lên các cơ ở mặt, làm cho mí mắt tự động khép lại. Phản ứng này là hoàn toàn tự động và ta không thể làm ngược lại được.

Hắt xì hơi gây ra một áp lực lớn lên đầu và cơ quan hô hấp. Do vậy, có thể xem sự khép lại của mí mắt là một cơ chế tự vệ.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
 
Vừa mở mắt vừa hắt xì hơi?
Có ai vừa nghiến răng vừa thè lưỡi được không ta :))
 
leduy có! ai đó được nhắc đến trong bài báo nóng hổi đưa tin tức buổi sáng: "Những tai nạn hi hữu" @-)
 
ôi hay quá những điều mà mình chưa bao giờ biết
 
×
Quay lại
Top