Những “sự thật” lịch sử không đúng như bạn nghĩ

Thoi Gian

Không có tuổi.
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/2/2014
Bài viết
525
Mọi người thường nghĩ rằng những gì được cho là lịch sử thì thường phản ánh sự thật. Những câu chuyện lịch sử được nghe “mòn tai” ấy trải qua hàng ngàn năm, được phổ biến rộng rãi, thậm chí là ăn sâu vào văn hóa của loài người vô hình trung biến thành “sự thật” bất biến và không thể thay đổi. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn rất nhiều những “sự thật lịch sử” tưởng vậy mà không phải vậy, hoặc đôi khi câu chuyện thực còn diễn biến hoàn toàn ngược lại. Nhưng đúng như những người nghiên cứu lịch sử đã nói, “sự thật luôn là sự thật, chỉ có thời gian mới có câu trả lời đúng nhất”.

KenhSinhVien-su-that-anh-chinh.gif

1. Hamlet của Shakespeare cũng có thể chỉ là “bản sao”

KenhSinhVien-hamlet-anh-1.jpg

William Shakespeare

Ai cũng biết vở bi kịch Hamlet nổi tiếng là của nhà văn vĩ đại người Anh William Shakespeare được sáng tác vào năm 1601. Một câu chuyên gay cấn, đầy bi kịch, ghi dấu ấn với vô vàn ngừơi yêu văn học nghệ thuật và vì thế, đương nhiên chẳng ai mảy may nghĩ rằng nó có thể là “bản sao” của một câu chuyện khác.

Theo tờ Huffington Post, cốt truyện lập kế hoạch trả thù người chú đã giết vua cha của hoàng tử Hamlet rất có thể được lấy từ một truyền thuyết Ấn-Âu cổ. Thậm chí, vào khoảng những năm 1200 trước công nguyên, nhà văn Saxo Grammaticus của xứ sở Bắc Âu đã phổ biến rộng rãi câu chuyện này thông qua một tác phẩm mang tên “Vita Amlethi” hay còn gọi là “Cuộc đời của Amleth”.

Trong khi hoàng tử trong câu chuyện của Grammaticus có tên gọi là hoàng tử Đan Mạch Amleth thì nhân vật chính của Shakespeare cũng là hoàng tử nước Đan Mạch nhưng với tên gọi khác- Hamlet. Dù tên gọi khác nhau nhưng cả 2 nhân vật hoàng tử này đều giả điên để che mắt kẻ thù và thực hiện nghĩa vụ trả thù cho vua cha.

Thế nhưng cho dù cốt truyện đặc sắc này không phải do William Shakespeare nghĩ ra thì nó cũng đã nổi tiếng trên toàn thế giới hơn phiên bản gốc, hơn nữa, người hâm mộ cũng đã trót yêu nhà văn, yêu vở kịch mất rồi, còn cốt truyện thì… việc bị chiếm ngôi, đầu độc rồi trả thù… thời nào chẳng có.

2.Hình ảnh “méo mó” của Vua Henry VIII

KenhSinhVien-su-that-anh-6.jpg


Henry VIII lên ngôi năm 18 tuổi và được xem là một quân vương học thức, cuốn hút, và thành công. Không chỉ vậy, ông còn được ca tụng như là “một trong những vị quân vương đầy sức thu hút từng ngồi trên ngai vàng nước Anh. Tuy nhiên, thật không may cho ông khi mắc phải căn bệnh nan y với những vết loét ở chân khiến vị vua này ngày càng béo phì và trở nên khó tính hơn.

Vậy là mọi hình ảnh tốt đẹp mà Henry tạo dựng trước đó cũng dần sụp đổ. Kết quả là những năm cuối đời, khi sức khỏe và quyền lực đã suy giảm, hình ảnh ông trong mắt thần dân chỉ còn là một ông vua dâm đãng – nổi tiếng nhiều vợ, ích kỷ, khắc nghiệt, và tâm lý bất ổn. Tất cả những “tai tiếng” này đã phủ một lớp bóng đen nặng nề lên toàn bộ thời gian trị vì của ông. Thậm chí, nó còn vô tình xóa bỏ tất cả những hình ảnh tốt đẹp mà vị vua này đã tạo dựng được trước đó, khi ông còn được người dân ca tụng là vị vua hào phóng và tốt bụng. Nhưng có lẽ dân chúng cũng chóng quên và “sự thật” truyền miệng không được kiểm chứng lại luôn có đất sống.

3. Qúy bà Godiva khỏa thân cưỡi ngựa trên phố để yêu cầu giảm thuế cho dân

KenhSinhVien-cuoi-ngua-anh-4.jpg


Theo truyền thuyết của Anh, Godiva là một phụ nữ tuyệt đẹp đã yêu cầu chồng là Bá tước Leofric giảm thuế nặng cho dân chúng Coventry. Leofric đã đưa ra điều kiện sẽ giảm thuế cho dân nếu vợ ông dám khỏa thân cưỡi ngựa dạo quanh thành phố Coventry vì tin chắc rằng Godiva không bao giờ chịu làm như vậy. Không ngờ Godiva đồng ý và ngài bá tước đã buộc phải giữ lời hứa của mình: giảm thuế nặng cho dân chúng.

Câu chuyện hay nhường ấy đã gắn liền với bức tranh khiến cho tiếng tăm của nhân vật trong tranh lẫn giá trị bức tranh dường đắt giá hơn hẳn, bởi “chở nặng” một con người, một thời kỳ lịch sử lẫn văn hóa đầy tự hào. Tuy nhiên, sự thật dường như không phải vậy khi theo sử sách của Anh ghi lại thì hai vợ chồng bá tước Leofric đều rất hào phóng khi hiến tặng rất nhiều đất đai, vàng bạc cho tu viện. Vì vậy, vị bá tước kia chẳng cần phải ra điều kiện với vợ “khắt khe” như thế. Hơn nữa, câu chuyện về quý bà Godiva khỏa thân cưỡi ngựa chỉ được lan truyền hàng mấy thế kỷ sau cái chết của bà. Phiên bản đầu tiên về câu chuyện của quý bà Godiva được một tu viện do bà tài trợ nhắc đến năm 1188 và sau đó câu chuyện tiếp tục được thêu dệt bởi người đời.

Có thể nói, để khiến một con người lưu danh thiên cổ, đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của họ nhưng luôn được ai đó nhớ đến, nó cũng sẽ khiến những câu chuyện “rỉ tai” cũng có thể trở thành “sự thật” vĩnh cửu.

4. Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette bị gán cho những câu nói “đáng ghét”

KenhSinhVien-su-that-anh-9.jpg


Mặc dù, hoàng hậu Pháp Marie Antoinette không giành được nhiều thiện cảm trong con mắt người dân nước này vì bị cho rằng là người sống xa hoa, phóng đãng, song câu nói “Hãy để cho họ ăn bánh kem” từng bị chỉ trích gay gắt vì nó được thốt ra trong bối cảnh những người nông dân Pháp không đủ bánh mì để ăn do nghèo đói thực tế lại không phải của bà hoàng hậu này.

Theo nhà văn Alphonse Karr, thực tế câu nói “hãy để cho họ ăn bánh kem” được trích dẫn từ cuốn tự truyện “The Confessions” (Tạm dịch: Lời thú tội) của Jean-Jacques Rousseau, khi nhà văn này đang có mặt tại một tiệm bánh mỳ. Điều đáng nói là cuốn sách này ra đời khi Antoinette vẫn còn là một cô công chúa nhỏ. Vì vậy, chỉ vì sự khó chịu thậm chí ghét bỏ bà hoàng hậu tai tiếng này mà người ta có thể ghép bắt cứ từ gì vào “miệng” bà để lưu truyền trong dân gian, nhằm đạt mục đích kéo cả cộng đồng tẩy chay một người. Chuyện này cũng không có gì là vì các câu nói tương như kiểu như “Hãy để cho họ ăn bánh kem” được thốt ra không đúng bối cảnh cũng được gán ghép với nhiều phụ nữ khác trong lịch sử, những người cũng mặc nhiên bị cho là xấu xa, chứ không riêng gì Antoinette.

5. Benjamin Franklin thích gà tây là biểu tượng của Hoa Kì hơn là đại bàng hói

KenhSinhVien-su-that-anh-7.jpg


Nếu như Benjamin Franklin- một trong những vị khai quốc công thần của Hoa Kỳ- mà được tự quyết định một số vấn đề thì loài vật in trên huy hiệu của nước này không phải là hình đại bàng đầu hói mà sẽ là một… chú gà tây. Điều này đã được thể hiện trong lá thư riêng của ông gửi cho con gái. Thực tế, trong bức thư này, Benjamin Franklin cho biết ông không thích đại bàng hói trở thành biểu tượng của nước Mỹ và khẳng định loài chim yêu thích đặc biệt của ông chính là gà tây.

Tuy nhiên, sự yêu thích của bản thân cũng không cho phép ông được bất cẩn với lợi ích quốc gia, vì vậy những đề xuất ban đầu của Franklin về biểu tượng của nước Mỹ lại không phải là bất kỳ một loài chim nào mà nó mang ý nghĩa của Kinh thánh hơn. Cuối cùng, đa số các phái đoàn vẫn ưng ý với hình tượng con đại bàng đầu hói với lý do ngay từ thượng cổ, nhân loại đã tôn vinh hình tượng đại bàng vì vẻ uy nghi của nó. Hình ảnh đại bàng là biểu tượng của sự sáng suốt, lòng quả cảm, nhất là của quyền lực lẫm liệt. Trong khi đó, gà tây sau đó cũng trở thành biểu tượng nhưng là dành cho ngày lễ tạ ơn.

SM Thế giới
Vân Du
 
×
Quay lại
Top