Những trò chơi dân gian "bá đạo" trong ngày Tết

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Cờ người, đánh đu, đập niêu... là những trò chơi dân gian thú vị được tổ chức vào dịp Tết.


Từ nhiều thế kỷ, Tết cổ truyền của người Việt không thể thiếu sự góp mặt của những trò chơi dân gian. Những trò chơi này vô cùng phong phú và mang đậm bản sắc riêng ở từng địa phương.

Những trò chơi này bên cạnh việc thể hiện sâu sắc nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng ở mỗi nơi, còn giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai trong đời sống sinh hoạt.

Không những thế, bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh ở mỗi trò chơi hẳn sẽ đem đến cho người tham dự sự phấn khích, tiếng cười. Cùng điểm lại một vài trò chơi dân gian thú vị trong ngày Tết qua bài viết dưới đây.

1. Chơi đánh đu

Từ trong Tết, nhiều người đã chuẩn bị, dựng lên những cột đu tại một thửa đất rộng rãi, khô ráo. Họ chọn cây tre to và dài để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4-6 cây tre to.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.jpg


Cần đu là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, thường là tre đực để lúc người đu nắm vào cho gọn và chắc, tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.jpg


Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai, cô gái được dịp phô bày trong trò chơi dân gian này.

2. Chọi gà

Chọi gà là một thú chơi góp mặt ở hầu hết các ngày lễ Tết và hội họp. Thú chơi này vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của người làm nông xưa.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.jpg


Trò chơi chọi gà đòi hỏi một sự kỳ công lớn của người nuôi từ việc chọn gà giống như lựa dáng vẻ chân, mỏ, đầu... đến việc chăm sóc, tập luyện cho chú gà quen dần với trận đấu chiến.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.jpg


Khi vào cuộc, hai chú gà sẽ lao vào nhau để mổ, nhảy lên đá móc vào nách, cổ họng, ức đối phương hay ghì nhau, đè cánh... Những cú mổ vào hốc mắt, cổ dẫn đến chảy máu hay cú đá móc đẹp... sẽ khiến người xem xung quanh bàn luận, tranh cãi.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.jpg


Tuy nhiên, chọi gà đang ngày một biến tướng đi thành các cuộc cá cược, đua tranh, ăn thua bằng tiền, làm mất đi vẻ đẹp ý nghĩa nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng vốn có của một trò chơi dân gian.

3. Đập niêu đất

Đập niêu đất là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nhiều làng quê miền Bắc. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta dựng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối hai thân cột làm giá treo niêu.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.jpg


Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 - 5m sẽ được kẻ để làm vạch xuất phát. Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm.

Người tham gia chơi sẽ đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ…

4. Bịt mắt bắt dê

Đây là một trò chơi dân gian khá phổ biến. Trò chơi bịt mắt bắt dê diễn ra trên một sân cỏ, người chơi vây xung quanh để tạo ra một vòng tròn. Những người chơi sẽ đăng ký và chia thành các cặp cùng chơi. Khi có hiệu lệnh, mỗi cặp lần lượt vào sân chơi.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.jpg


Người chơi sẽ bị bịt kín mắt bằng chiếc khăn. Một trong 2 người làm dê, người còn lại sẽ bắt. Người làm dê trong quá trình chạy trốn thỉnh thoảng phải gây ra tiếng động để người bắt biết mà đuổi theo.

Tuy nhiên, biến thể của trò chơi này cũng có chút thay đổi ở nhiều vùng. Trò chơi không chỉ chơi có hai người mà nhiều người cũng có thể tham gia trò chơi đuổi bắt này.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.jpg


Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt ai đó.

Mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

5. Chơi cờ người

Đây là thú chơi tao nhã, trí tuệ của nhiều người vào dịp Tết. Trò chơi này gồm 32 quân cờ chia thành 2 phe (16 quân đỏ và 16 quân đen), bày quân xong là cuộc đấu trí bắt đầu. Cờ người cũng là cờ tướng nhưng quân cờ là người thật, chơi trên sân bãi, 16 nam áo đỏ, 16 nữ mặc áo đen đeo biển (tên quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.jpg


Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp và có 2 cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng - ám chỉ được che lọng. Gặp buổi trời nắng, mỗi quân cờ được một người che ô, đứng bên và đi theo mỗi lần quân chuyển.

Khi đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ nghe lệnh và chuyển quân. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán râm ran.

6. Tổ tôm điếm

Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ tam" nghĩa là hội tụ của ba hàng Văn, Vạn và Sách (là ba "chất" của bài Tổ Tôm, tương tự như Cơ, Rô, Bích, Nhép trong bài Tây).


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.png

120 quân bài Tổ tôm.

Bài Tổ tôm có 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn, Văn, Sách. Các hàng quân này được viết bằng chữ Nho và cách nhận biết 3 hàng quân này theo câu "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng". Bên phải các quân bài có chữ số từ Nhất đến Cửu.

Trong khi chơi, mỗi điếm cử ra một người chia và phát bài, một trung quân giám sát, trọng tài điều khiển thi đấu công bằng, giữ đúng luật. Khi đánh và bốc bài sẽ phải thông qua người giao bài và trọng tài chia bài thực hiện.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.JPG


Người chơi ở các điếm chơi điều khiển bằng tiếng trống. Khi điếm có cái đánh cây bài đầu tiên thì trọng tài giao bài đọc câu lục bát như ngâm Kiều quân bài đánh, điếm theo vần cánh căn cứ vào bài của mình có quyền ăn hoặc không ăn cây bài đó, ăn thì đánh trống (tùng), không ăn thì gõ vào tang trống (cắc). Nếu ăn thì báo trọng tài biết còn không ăn thì xin bốc tiếp bài.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.JPG


Tổ tôm điếm ngoài là một trò chơi mang tính giải trí, trí tuệ còn hàm chứa cả chất văn nghệ bởi sự vận dụng, huy động của lượng từ ngữ bằng thơ, ca dao, hò vè, khúc hát…với nội dung rất phong phú. Tuy nhiên, do luật chơi khá khó, nhiều nước biến hóa, nên tổ tôm điếm thường được nam giới, người già chơi, phụ nữ ít chơi.

7. Tôm cua cá (lắc bầu tôm/lắc bầu cua)

Đây là một trò chơi mang tính cờ bạc phổ biến ở Việt Nam trong dịp lễ Tết. Trò chơi bao gồm một bàn bầu cua gồm 6 ô vẽ hình 6 linh vật theo thứ tự từ phải sang trái, trên xuống dưới là: nai, bầu, gà, cá, cua, tôm. Ngoài ra, cần 3 viên xúc xắc in hình 6 linh vật này và một cái chén.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.jpg


Trò chơi chia thành nhiều lượt và không giới hạn số lượng người chơi. Bắt đầu lượt chơi, ba viên xúc xắc được nhà cái lắc đồng thời và kết quả của chúng được giữ kín. Người chơi đặt tiền vào một hoặc nhiều linh vật mà mình muốn, có thể đặt nhiều linh vật trong một lượt chơi và không giới hạn tiền đặt.


nhung-tro-choi-dan-gian-ba-dao-trong-ngay-tet.jpg


Khi việc đặt tiền đã xong, nhà cái công bố kết quả xúc xắc. Nếu trong ba viên xúc xắc xuất hiện linh vật mà người chơi đã đặt cược tiền, họ sẽ lấy lại tiền cược và nhà cái phải trả số tiền bằng với số lần linh vật đó xuất hiện nhân với số tiền cược.

Ví dụ : người chơi đặt tiền vào con cá 500 đồng, nếu 3 con xúc xắc xuất hiện 2 con cá người chơi lấy lại 500 đồng và nhận thêm 1.000 đồng từ nhà cái. Nếu linh vật người chơi chọn không xuất hiện, số tiền đặt cược thuộc về nhà cái.

Ngày nay, chơi tổ tôm và tôm cua cá với mục đích đánh bạc là hành động vi phạm pháp luật.

Theo điều 248 Bộ luật Hình sự về tội Đánh bạc trái phép và điều 249 Bộ luật Hình sự về tội Tổ chức đánh bạc trái phép, người đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào, được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng trở lên đều bị xử lý hình sự từ 5 - 300 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.


* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: LSVN, Wikipedia...

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top