Những từ hay nhầm lẫn khi nói và viết của tiếng việt

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
Trong đời sống chúng ta, hẳn tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ thân thương và trìu mến nhất. Đi khắp đông tây, thật hiếm có một thứ tiếng nào bây giờ chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như tiếng Việt, cảm xúc phát ra từ những từ tiếng Việt cũng lan ra rất nhanh và tác động rất mạnh, nhất là trong tâm hồn người Việt. Tuy nhiên, tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có nhiều người Việt hay sử dụng nhầm nó. Với nhiều người học tiếng Việt, khi còn bé chắc hẳn khó ai tránh khỏi những sai sót, những sai sót chưa được giải thích hoặc dẫu có giải thích nhưng chưa được xác đáng dẫn đến sau khi lớn lên mang nhiều chấp kiến về từ ngữ tiếng Việt nên sử dụng sai từ hoặc hiểu sai về cách sử dụng tiếng Việt.

1. Đọc giả hay độc giả?

- Nếu hiểu đúng từ đọc là đọc (đọc báo, đọc văn bản) rồi thì mọi người sẽ thấy ngồ ngộ là tại sao nhiều người lại sử dụng từ "độc"---> "độc giả". Một cách chính thống trên nhiều tạp chí, báo chí nhiều nơi hiện nay đã sử dụng từ độc giả thay vì đọc giả. Độc giả, nếu được nghĩ ngợi cho vui chắc hẳn sẽ làm nhiều người liên tưởng đến những vụ đầu độc, độc mãng xà chăng? Có một sự liên quan căn bản xuất phát từ một tác phẩm văn học là Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du. Khi đọc tác phẩm này, lần ra hoàn cảnh sáng tác ta mới biết khi Nguyễn Du viết bài thơ ấy là nhờ vào một dịp đọc được tác phẩm còn trơ trọi lại của Tiểu Thanh ký, độc ở đây là đơn độc, là một. Với cái tên bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, nhiều người đã lầm tưởng tên bài thơ mang ý nghĩa "độc" ấy là đọc nên việc nhầm lẫn tiếp tục được sử dụng cho từ đọc. Như vậy việc sử dụng từ độc đích xác là sai, bởi đọc mới là nghĩa đúng của nó.

2. Trệch hay chệch:

- Trệch mục tiêu hay chệch mục tiêu vẫn hay được sử dụng. Không bàn luận về tính đúng sai của nó nữa vì nghĩa tiếng Việt đôi khi người ta sử dụng thiên về âm, lúc lại thiên về hình. Như trệch nếu được dẫn giải theo hướng từ đồng âm "tr" vơi nó như: trúng mục tiêu, trượt mục tiêu thì như vậy trệch mục tiêu mới đúng chính tả, song, chệch mục tiêu lại mang hàm ý nặng nề hơn, vấn đề nghe có vẻ nghiêm trọng hơn, bởi chệch là nghe cả một vấn đề quan trọng.


3. Kiềm chế hay kềm chế, kìm chế?

- Có rất nhiều bạn trẻ đã hỏi từ này, song rõ ràng để có một giải thích sát đáng nhất là do hoàn cảnh ngữ nghĩa của 3 từ này đều được dùng như nhau. Kiềm, nếu liên tưởng đến góc độ dung dịch kiềm ta đã được học, kiềm ở đây cũng có nghĩa là kiềm h.ãm; kềm, nếu liên hệ đến từ kềm cắt móng tay, cũng là kiềm chặt, tương tự như kiềm h.ãm; kìm, nếu liên hệ đến từ dìm, dìm xuống nước chẳng hạn, cũng có nghĩa như kiềm h.ãm. Vậy cả 3 từ đều có nghĩa đúng, các bạn cứ tùy nghi sử dụng, chỉ có điều nhiều người đang rất lăn tăn về 3 từ này. Tương tự chúng ta thấy nó qua 2 từ kiềm kẹp, kềm kẹp, kìm kẹp cũng vậy.


4. Mẫu và mẩu:

- Hai từ này không hẳn mọi người sử dụng sai dấu ngã hoặc hỏi mà do cấp độ sử dụng hai từ này đôi khi na ná nhau. Ví dụ như sử dụng trong trường hợp: đây là mẫu áo, quảng cáo mới nhất mà tôi có, nghĩa của từ mẫu ở đây là từ làm mẫu (người mẫu hoặc tóc mẫu). Thế nhưng ở góc độ phân chia lớn nhỏ, mẩu bánh kẹo, một mẩu nhỏ...thì ta sử dụng từ mẩu. Hai từ này có quan hệ gây hiểu nhầm nhau khi sử dụng trong trường hợp: những mẫu chuyện hay, mẩu thí nghiệm mới nhất... Trong trường hợp này: mẩu thí nghiệm nếu được dùng như nghĩa của nó là chỉ một mẩu đang được nhìn thấy thì đúng là mẩu, nhưng nếu gọi đây là mẫu (nghĩa là làm mẫu) thì nghĩa nó vẫn đúng. Chúng ta bàn cãi trong các trường hợp này vì còn nguyên do hiểu biết khác nhau.


5. Họp và hợp:

- Trường hợp này có vẻ như ít người mắc sai lầm nhưng đôi khi từ ngôn ngữ đọc triển khai ra ngôn ngữ viết thì vẫn có nhiều lúc sai sót. Hội họp và tập hợp là hai từ khác nhau nhưng nghĩa nhiều khi được sử dụng na ná nhau nên người ta hay mắc sai lầm.


6. Trải hoặc trãi:

- Trải khăn ra hoặc trãi qua bao cơn gió giật, sóng dời vẫn hay được mọi người hiểu nhầm, sử dụng nhầm. Trải, với ý nghĩa trang trải, trải ra một cái gì đó chẳng hạn. Trãi, như trãi qua nhiều kiếp sống, trãi qua nhiều năm tháng chẳng hạn lại có ý nghĩa là trãi nghiệm. Hiểu lầm rất khó để nắm bắt bởi ngôn ngữ từ giọng nói chuyển sang viết.


7. Chín mùi hoặc chín muồi, ngọt mùi hay ngọt buồi?

- Những từ ngữ này khiến người ta hay mắc những lỗi ỡm ờ, ngập ngừng khi khai triển. Có vẻ như với hai từ chín mùi hoặc chín muồi đều được sử dụng đúng. Nhưng nhiều người còn ngần ngại với từ ngọt bùi và ngọt buồi, do ở miền Bắc, từ buồi người ta lại sử dụng cho một cái nghĩa "ác" hơn.


8. Bắt chước hay bắt trước:

- Bắt chước là chính xác, song với một số người khi diễn giải sự bắt chước phải là sự "bắt trước" cái gì đó (cái gì đó có trước mới là đúng). Điều này tạo ra rất nhiều vụ tranh cãi. Và bắt chước được nhìn nhận như một danh từ hay động từ đó mới là đúng.


9. Đại vương hay đại dương?

- Trong nhiều lúc thuộc hạ gọi đại vương trong phim kiếm hiệp ta vẫn thấy là đại vương mới có nghĩa là vương chúa, nhưng sao thỉnh thoảng có nhiều tập phim lại kêu là đại dương. Ngẫm nghĩ nhiều lúc câu nói: "không xong rồi đại dương ơi!" nghe sai sai mà người ta vẫn hay sử dụng thế. Âm địa phương thì phát âm như vậy là phải rồi nhưng một lần xem phim trên VTV1 vẫn thấy cách đọc đại vương là đại dương, lòng "nghe thấy" thấy nao nao, ngôn ngữ chệch choạc chả biết thế nào.


10. Một số cách phân biệt L/N khi nói và viết.

Mẹo thứ nhất: Trong âm tiết, /l/ chỉ đứng trước âm đệm nhưng /n/ thì không (trừ trường hợp đặc biệt “noãn bào”). Ví dụ, những từ sau phải phát âm là l: cái loa, chói lòa, loan phượng, vết dầu loang, nói lưu loát, luẩn quẩn, loắt choắt, loanh quanh, luật pháp, luyến tiếc,…
Mẹo thứ hai, khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần[1] mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ nhất thì đó chắc chắn là phụ âm /l/. Có thể liệt kê ra các từ láy vần bắt đầu bằng phụ âm /l/ như sau: lệt bệt, lò cò, lộp độp,lúi húi, lai dai, lơ mơ, lã chã, lăng xăng, lon ton, lai rai, lởn vởn, lênh khênh, lăng nhăng, luẩn quẩn, lằng nhằng, loằng ngoằng,… Theo danh sách đầy đủ thì kiểu láy vần bắt đầu bằng /l/ như trên có khoảng hơn 300 từ.

Mẹo thứ ba, khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm đầu của tiếng thứ nhất là /z/ (gi,d) và phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai thì đó chắc chắn là phụ âm /n/, ví dụ: gian nan, gieo neo,…

Mẹo thứ tư, khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai và phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất không phải là /z/ (gi, d) thì đó là phụ âm /l/ (trừ trường hợp: khúm núm, khệ nệ,…), ví dụ: cheo leo, khoác lác,…

Mẹo thứ năm, khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong từ láy vần mà tiếng thứ nhất khuyết phụ âm đầu thì phụ âm đầu của tiếng thứ hai là /n/, ví dụ: ăn năn, ảo não, áy náy,…

Mẹo thứ sáu, những từ không phân biệt được là /l/ hay /n/ nhưng đồng nghĩa với một từ khác viết với /nh/ thì viết là /l/, ví dụ: lăm le- nhăm nhe; lố lăng-nhố nhăng; lỡ làng – nhỡ nhàng;lài-nhài; lời-nhời; lầm-nhầm,…

Mẹo thứ bẩy, trong từ láy phụ âm đầu thì cả hai tiếng trong từ láy đó phải cùng là một phụ âm. Do vậy, chỉ cần biết một tiếng bắt đầu bằng /l/ hay /n/ mà suy ra tiếng kia: Ví dụ: đều là l: lung linh, long lanh, lạnh lùng,… Đều là n: no nê, nõn nà, núng nính,…

Mẹo liệt kê hệ thống từ vựng có phụ âm đầu /l/ và /n/ theo bẩy mẹo kể trên đã hệ thống hóa được một lượng từ vựng nhất định để người sử dụng không nhầm lẫn khi nói và viết. Đây còn là một nguồn tư liệu rất tiện ích cho các nhà trị liệu ngôn ngữ-lời nói, giáo viên và những người lớn khác sử dụng trong chương trình luyện tập phát âm hoặc chương trình phát triển ngôn ngữ cho cả trẻ em và người lớn.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
1. độc giả là chính xác
đây là một từ Hán-Việt
Độc = đọc

----------

uầy, riêng bản thân mình thấy bài này ko được chính xác lắm
cần xem xét rất nhiều chỗ@@
 
Mình thấy những kia có thể nhầm chứ "bắt chước" và"bắt trước" sao nhẩm được nhỉ:KSV@08:
 
Khi viết thì cố gắng không sai chính tả:KSV@06:, mà giờ còn có ngôn ngữ teen chế so với ngôn ngữ/từ gốc cho nó dzui dzui:KSV@09:, dễ thương:KSV@11:/trọ trẹ/õng ẹo/nũng nịu, etc. rồi nhiều khi Anh Việt pha trộn tá lả:KSV@08:. Nhiều lúc có mấy từ tiếng Anh được Việt hóa luôn óh, người ta dùng chêm/đệm trong câu riết đôi khi người ta quen luôn:KSV@06:. Còn khi nói thì thôi khỏi bàn đi, địa phương nào thì giọng đó, không ai canh chỉnh cho chuẩn gì đó được. Quen/thân/yêu người ta thì yêu luôn giọng nói/vùng miền/từ địa phương của người ta luôn đi chứ:KSV@11::KSV@11:, cấm chọc ghẹo dưới mọi hình thức/phiên bản/version/season, etc....:KSV@07:Có nhỏ bạn còn ghê hơn:KSV@12:, chat với mình mà nói sao viết vậy hà, ko care chính tả gì cả, ví dụ như "cai di" (i.e. cái gì), chắc tại thấy mình thân thiết nên ko cần ý tứ/giữ kẽ đó mà:KSV@11:. Mà khi nói thấy khó nhứt là nói câu có nhiều từ nhưng chỉ cùng 01 âm, ví dụ như Mặt mộc mọc 01 mụt mụn mập:KSV@19:, gì gì đó....
 
ôi muôn trùng tiếng Việt :( dù sao mình nghĩ cần phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt thôi :)
 
trật - chệch chứ có phải trệch đâu nhỉ :))
 
×
Quay lại
Top