Những vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
BÀI 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

1.1. Khái niệm:

Trách nhiệm BTTH là một dạng trách nhiệm dân sự phát sinh từ sự kiện gây thiệt trái pháp luật. Trong bất kỳ một xã hội nào, việc xảy ra các hành vi gây ra thiệt hại cho những các chủ thể khác và một hiện tượng phổ biến và giải pháp cụ thể để bảo vệ người bị thiệt hại là áp đặt trách nhiệm BTTH cho chủ thể đã có hành vi gây hại. Vì lẽ đó trách nhiệm dân sự được đặt ra nhằm giải quyết những tổn thất, sự suy giảm về lợi ích khi có thiệt hại xảy ra.

Với tư cách là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất, Hiến pháp 1992 đã khẳng định người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự trước mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích của mình. Quy định của Hiến pháp như vậy chính là nền tảng để xây dựng định chế về trách nhiệm BTTH nói chung, cũng như trách nhiệm BTTH ngòai hợp đồng nói riêng và cả việc bồi thường trong các trường hợp.

Là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây ra thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành theo hợp đồng đã giao kết.

Từ khái niệm này có thể nhận thấy: (i) giữa chủ thể gây thiệt hại và người gây thiệt hại là hòan tòan không hề tồn tại bất ký một quan hệ hợp đồng nào và thậm chí giữa họ có thể chưa bao giờ tồn tại một quan hệ cụ thể, chẳng hạn việc bồi thường phát sinh trong các tai nạn giao thông, trong các vụ ẩu đả…; hoặc (ii) giữa các chủ thể tuy có quan hệ hợp đồng nhưng việc gây thiệt hại là hòan tòan không liên quan đến việc vi phạm một trong các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Ngòai ra còn tồn tại khả năng là các quyền, lợi ích bị xâm phạm vốn đã được pháp luật bảo vệ một cách mặc định, cho dù các bên có tồn tại quan hệ hợp đồng hay không (chẳng hạn việc BTTH của chủ xe cho hành khách khi tai nạn xảy ra được xác định là trách nhiệm BTTH ngòai hợp đồng).

Có thể tham khảo ví dụ sau đây để phân biệt được trách nhiệm BTTH ngòai hợp đồng với việc BTTH phát sinh từ hợp đồng: máy nén khí (dùng bơm vỏ xe, bơm nước …) bị phát nổ do vỏ bình không chịu nổi áp suất gây thiệt hại về sức khỏe cho chủ máy. Ở đây có 2 thiệt hại và mỗi thiệt hại được bồi thường theo các quy định khác nhau.

1.2. Đặc điểm:

- Căn cứ phát sinh trách nhiệm đồng thời là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.

- Vì vậy việc thực hiện xong trách nhiệm bồi thường cũng đồng thời là chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa các bên. Khác với việc BTTH trong hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc chấm dứt quan hệ hợp đồng sau khi đã bồi thường hoặc trong trường hợp ngược lại nếu các bên không có thỏa thuận thì quan hệ hợp đồng vẫn tồn tại cho đến khi chấm dứt trong các trường hợp luật định.

- Nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoàn toàn do luật định: cơ sở phát sinh, chủ thể chịu trách nhiệm, cách thức bồi thường, mức bồi thường … được pháp luật quy định sẵn mà không phụ thuộc vào thỏa thuận trước của các bên. Có thể so sánh việc BTTH ngòai hợp đồng với việc phạt vi phạm trong hợp đồng. Các bên cũng không giới hạn được trách nhiệm như trong quan hệ hợp đồng.

- Phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi: về cơ bản, lỗi là căn cứ để xác định có tồn tại hay không trách nhiệm BTTH ngòai hợp đồng. Tuy nhiên trong các trường hợp đã được luật xác định sẵn, chủ thể gây hại phải BTTH ngay cả khi hòan tòan không có lỗi (Khỏan 2 Điều 604). Cụ thể là các trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623) và BTTH do làm ô nhiễm môi trường (Điều 624).
ST
 

Đính kèm

  • boi thuong hop dong.doc
    195 KB · Lượt xem: 318
×
Quay lại
Top