Nỗi đau da cam - hình ảnh quá đau đớn từ bệnh viện Từ Dũ

thiensubongdem_1995

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
30/7/2011
Bài viết
53
Những trái tim sắt đá nhất cũng sẽ phải bàng hoàng trước những hình ảnh về di chứng của chất độc da cam do nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths thực hiện ở bệnh viện phụ sản Từ Dũ vào các năm 1980 và 2002 …
best_b3847cfff3-2-Redsvn-Noi-dau-ca-cam-01.jpeg


Cơ sở nghiên cứu của bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP. HCM là nơi lưu giữ nhiều thi thể hài nhi đã chết do di chứng của chất độc da cam, 1980.

best_ba67209feb-4-Redsvn-Noi-dau-da-cam-02.jpeg


Một cặp song sinh dính liền và dị dạng do hậu quả chất độc da cam được bảo quản trong dung dịch formaldehyde ở bệnh viện Từ Dũ.

best_f3b37befd5-5-Redsvn-Noi-dau-da-cam-04.jpeg


Nhiều hình ảnh khó có thể tưởng tượng ra nổi, như một hài nhi có hai khuôn mặt.

best_6cf8645ac8-6-Redsvn-Noi-dau-da-cam-05.jpeg


Những th.ân thể không còn rõ hình dáng con người.

best_4aa8508b3f-7-Redsvn-Noi-dau-da-cam-03.jpeg


Có lẽ, những hình ảnh đau lòng như thế này có thể làm rúng động những người có trái tim sắt đá nhất.

best_0d1a93413b-8-Redsvn-Noi-dau-da-cam-06.jpeg


Một em bé sinh ra với bộ não nhỏ, môi sứt, tai và khung xương sườn dị dạng ở bệnh viện Từ Dũ. Em đã qua đời một ngày sau đó.

8b4e4c14a3-9-Redsvn-Noi-dau-da-cam-07.jpeg


Vẻ mặt thất thần của một sản phụ trẻ, người đã sinh ra đứa bé ở bức ảnh trước.

ac0643d976-10-Redsvn-Noi-dau-da-cam-08.jpeg


Đứa con trai của bà Lê Hữu Thìn vừa ra đời trong tình trạng không có bộ não tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), 1980. Chồng bà, ông Nguyền Văn Oanh làm lái xe ở đường mòn Hồ Chí Minh trong thời gian cao điểm của hoạt động rải chất độc hóa học của Mỹ.

best_1505a87a2b-1-Redsvn-Noi-dau-da-cam-09.jpeg


22 năm sau - năm 2002, Philip Jones Griffiths quay trở lại thăm bệnh viện Từ Dũ. Trung tâm nghiên cứu của bệnh viện tiếp tục bổ sung các mẫu bệnh phẩm mới...

best_54d8e0421a-12-Redsvn-Noi-dau-da-cam-10.jpeg


Nhiều thập niên đã trôi qua, nhưng nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn...

best_6c6d410596-13-Redsvn-Noi-dau-da-cam-16.jpeg


Bé gái này sinh thángg 5/2000 và bị bỏ lại lại tại Bệnh viện Từ Dũ. Những biểu hiện trên hộp sọ và khuôn mặt của em là điển hình cho hội chứng Crouzon, một hệ quả của chất độc da cam.

f7fe1f5599-14-Redsvn-Noi-dau-da-cam-17.jpeg


Bé gái không có tên này được người mẹ là bà Đặng Thị Hồng Khuyến đưa từ Vĩnh Long đến bệnh viện Từ Dũ. Em bị thủy viêm não bẩm sinh do di chứng chất độc da cam và qua đời một tháng sau khi bức ảnh này được chụp.

08dc69005c-15-Redsvn-Noi-dau-da-cam-18.jpeg


Em Trần Minh Anh sinh vào tháng 9/1994 tại tỉnh Long An và bị bỏ lại trước cửa của Bệnh viện Từ Dũ. Di chứng chất độc da cam khiến em bị tê liệt và mắc một chứng bệnh ngoài da rất khó chữa.

60d6c6b119-16-Redsvn-Noi-dau-da-cam-19.jpeg


Bác sĩ trẻ tên Lý Ngọc Hoàng Tuấn Phi đang bón thức ăn cho một em bé chịu di chứng chất độc da cam tại bệnh viện Từ Dũ.

best_e8763ebaf8-17-Redsvn-Noi-dau-da-cam-13.jpeg


Từ năm 1961- 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp.

1f98d701d4-18-Redsvn-Noi-dau-da-cam-14.jpeg


Ngoài tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh.

best_dfbcddfd05-19-Redsvn-Noi-dau-da-cam-12.jpeg


Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới với Campuchia.

best_e105ce3f3b-20-Redsvn-Noi-dau-da-cam-11.jpeg


Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam.

best_3daba70f6e-21-Redsvn-Noi-dau-da-cam-15.jpeg


Nỗi đau da cam sẽ còn ám ảnh người Việt Nam trong nhiều năm nữa…

Viet Bao.vn (Theo Reds/Kiến thức)
 
×
Quay lại
Top