Nữ sinh 9X Hà thành “đặt cược” tương lai với bố mẹ ^.^

mai_lady

past - present - future
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/3/2012
Bài viết
4.914
(Dân trí) - Đang là sinh viên ĐH ở Hà Nội nhưng không bằng lòng khi mọi thứ trôi qua bình lặng, Đặng Thị Trà Giang quyết định “đánh cược” tương lai với gia đình khi bỏ ngang đại học để Nam tiến.
Bỏ ngang đại học


Sinh ra trong một gia đình theo nghề kinh doanh thực phẩm có tiếng ở Hà Nội, từ nhỏ cuộc sống của Trà Giang đã rất “bằng phẳng” cùng những thành tích đáng nể. 12 năm liền Trà Giang luôn đạt học sinh giỏi, đặc biệt những cấp 3, theo học trường THPT Việt Nam - Ba Lan, Trà Giang là một trong số ít học sinh tiêu biểu của thành phố Hà Nội đồng thời là Bí thư giỏi Thủ đô vào năm lớp 11. Năm lớp 12, Trà Giang đạt danh hiệu kiện tướng mùa thi của trường.

Cuối năm đó, Trà Giang trở thành sinh viên của trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Những tưởng mọi thứ đối với Giang sẽ trôi qua yên bình, tốt nghiệp đại học cô sẽ tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Nhưng cô gái sinh năm 1991 nhận ra mọi thứ quá bằng phẳng chính là sự gò bó với bản thân. Cá tính ưa khám phá và muốn khẳng định mình, Giang quyết định… phá vỡ sự yên bình đó.

Biết bố mẹ sẽ ngăn cản nếu như mình có sự thay đổi quá bất ngờ nên Giang âm thầm lên kế hoạch Nam tiến. Chỉ trong vài ngày Giang làm những việc như rút hồ sơ khỏi trường đại học đang theo học, đặt vé máy bay, liên hệ chỗ ở… Xong xuôi, Trà Giang mới bất thình lình thông báo với bố mẹ, đặt họ vào “sự đã rồi”.

“Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên thông tin này quả là một cú “sốc” với bố mẹ, nhất là việc bỏ ngang trường đại học. Mẹ chới với hỏi sao không bàn với mẹ một tiếng nhưng nếu không “liều” một phen chắc chắn em khó mà thực hiện ý định của mình”, Giang nói.

Cô đã đặt cược tương lai của mình bằng một câu nói: “Ba mẹ hãy cho con đi. Nếu thất bại con sẽ quay về, lúc đó bố mẹ yêu cầu thế nào, con sẽ thực hiện như vậy”.

Học say, hoạt động giỏi

Trải qua những khó khăn ban đầu Giang nhanh chóng làm quen với môi trường Sài thành sôi động. Cùng với việc học tại trường CĐ Kent, Giang tìm đến các hoạt động xã hội, đến các công ty “thử sức” mình trong lĩnh vực quản trị kinh doanh - ngành mà cô đang theo học.

TranGiang3-c7a69.jpg


Ngoài việc học, Giang luôn chủ động tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Cô là người đứng ra lên ý tưởng, tổ chức, thực hiện nhiều sự kiện như từ thiện trung thu, lễ hội Halloween… hiệu quả khẳng định được khả năng làm việc của mình. Trà Giang còn vận dụng thế mạnh mình của mình vào hoạt động tình nguyện như trực tiếp lên kế hoạch và kinh doanh đồ trang trí để gây quỹ giúp đỡ trẻ em nghèo, người già neo đơn ở CLB Sao Khuê.

Khác với suy nghĩ nhiều người, học hành cho xong thì Giang xác định, đã học phải học cho tới. Cô gái chú tâm đến từng bài giảng, chỗ nào không hiểu Giang sẽ cách giải quyết bằng được mới thôi.

Với những môn khối lượng kiến thức trong tiết học nhiều, Giang còn thu âm lại bài giảng để về nhà nghe lại. “Trong việc học, ghi chép rất quan trọng vì đó là cách giúp mình nhớ kiến thức. Phải ghi nhanh và sao cho khoa học, logic nhất để khi nhìn vào vở là nhớ được nội dung”, Giang chia sẻ.

TranGiang2-73738.jpg


Còn phần bài tập, Giang không làm theo kiểu đối phó chỉ để “trả bài” mà phải làm cho thấy hiệu quả. Cô chú trọng làm việc nhóm để giải quyết một đề tài bằng các phương pháp như xây dựng đồ án, quay clip, diễn kịch… Nhiều môn học, Giang đạt số điểm gần như tuyệt đối và không nhiều bất ngờ khi Giang là một trong những SV tốt nghiệp xuất sắc nhất của trường với tổng điểm 88/100.
Đó là nền tảng ban đầu để Trà Giang thực hiện ước mơ trở thành một nhà quản trị giỏi trong tương lai. Công việc của của một nhà quản trị, theo Giang ngoài kiến thức chuyên môn cần có sự đồng cảm với mọi người, với cuộc sống cũng như nhạy bén với thị trường và đặc biệt là bản lĩnh dám lám, dám thay đổi và dám chịu trách nhiệm.

P/S: Hay mình cũng bỏ nhà vào Sài Gòn nhỉ =)) Ngày qua ngày đến lớp ngồi 1 chỗ, đúng là bình yên đến phát chán :D
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
có chỗ dựa, vẫn bố mẹ nuôi mà, còn nhiều tấm gương khác hoàn cảnh khó khăn hơn vẫn vừa học vừa làm, đáng khâm phục :)
 
×
Quay lại
Top