Ở ghép – Bi hài chuyện…

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
1. Khi nhận được giấy báo trúng tuyển vào Trường cao đẳng Nghề Phú Lâm, quận 6, TP HCM thì việc đầu tiên của Mỹ Uyên là tìm nơi trọ học. Nhà cô ở Đức Hoà, Long An, kinh tế gia đình cũng chỉ đủ ăn nên chọn một chỗ ở gần trường, có tiện nghi tối thiểu, giá rẻ, là điều rất quan trọng.

oghep1b.jpg

Thông tin cần người ở ghép được dán tại nhiều nơi.​

Lên mạng dò dẫm suốt hai tiếng đồng hồ, Uyên tạm hài lòng với thông tin: “Nữ, cần người ở ghép. Phòng 12m2, nhà vệ sinh, nhà tắm, lối đi riêng, khu vực quận 6. Giá 600 nghínthàng, điện nước tính riêng. Liên hệ Phượng, số điện thoại 01223765xxx từ 9 đến 10 giờ hoặc từ 12 giờ đến 14 giờ hằng ngày”.

Một bữa, 11 giờ trưa, Uyên bấm máy. Đầu dây bên kia là một giọng nữ, có vẻ như đang ngái ngủ. Sau khi biết ý định muốn ở ghép của Uyên, Phượng – người đã đăng tin trên mạng, nói: “Vậy thì bạn cứ lên đây. Mình làm theo ca nên chắc không ảnh hưởng đến việc học của bạn”.

Thế rồi gần ngày nhập học, Mỹ Uyên chất hành lý lên chiếc xe gắn máy, chạy từ Đức Hoà đến khu dân cư Bình Phú, quận 6, TP HCM. Hỏi thăm hai ba lượt, Uyên mới gặp được địa chỉ mà cô cần tìm. Đó là hai dãy nhà cấp 4 đấu mặt vào nhau, giữa có lối đi chung rộng khoảng 1,5 mét, mỗi dãy 4 phòng, tường gạch, mái lợp tôn. Gõ cửa phòng Phượng rồi đợi gần 5 phút, cô mới thấy “chủ nhà” mở cửa. Hình như Phượng đang ngủ vì lúc bước vào trong, Uyên thấy chăn mền một đống bùng nhùng trên tấm nệm trải dưới nền nhà. Chỉ tay sang phía đối diện, Phượng nói: “Bạn nằm bên này nè. Còn đồ đạc thì để đâu cũng được”.

Chỉ hai ngày sau khi ở ghép, Uyên đã biết người cùng phòng với mình làm tiếp viên cho một quán nhậu trên đường số 7, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân. Uyên kể: “Nếu làm ca sáng thì 10 giờ chị ấy đi, 2 giờ chiều về nghỉ. 4 giờ lại đi tiếp đến 11 giờ đêm. Làm ca chiều thì 2 giờ đi suốt tới 11 giờ, có bữa 12 giờ khuya mới về”. Điều phiền toái nhất với Uyên là Phượng sinh hoạt rất bừa bãi.

14_du1305-450.jpg

Dù nhà trọ chật hẹp nhưng nhiều người vẫn phải ở ghép để đỡ chi phí.​

Cô kể tiếp: “Đêm nào cũng vậy, hễ chị ấy về là mùi bia bốc lên nồng nặc. Nhiều bữa xỉn quá, chị ấy ói lênh láng xuống nền nhà, tanh hôi không chịu nổi. Quần áo chị ấy thay ra, quăng trong thau, 4, 5 ngày mới giặt một lần. Nhà tắm, nhà vệ sinh nhỏ xíu, mỗi lần vô nhìn thau đồ ớn muốn chết. Tính em vốn cẩn thận, ngăn nắp nên chắc là em sẽ đi tìm chỗ ở khác”.

Cũng một hoàn cảnh như Uyên, nhưng Dung, vừa tốt nghiệp kế toán và cũng vừa xin được việc làm tại một công ty trong Khu công nghiệp Tân Tạo, huyện Bình Chánh, thi…` ê ẩm hơn. Được người quen giới thiệu, Dung ở ghép với một nam – nghe nói là sinh viên – trong một con hẻm trên đường An Dương Vương, quận 6. Thoạt đầu, biết phải ở chung với nam thì Dung tính kiếm chỗ khác nhưng lúc bà chủ nhà dẫn cô vào phòng rồi chỉ lên căn gác gỗ: “Thằng đó nằm dưới này, cô nằm trên kia, hai bên chẳng chung đụng gì nhau. Với lại tui thấy tính nó cũng hiền lanh…`” thì Dung đành gật đầu bởi lẽ tìm ra một chỗ trọ phù hợp túi tiền, lại không quá xa chỗ cô đang làm, không phải là chuyện dễ.

Dung kể: “Tháng đầu tiên, em thấy anh ta đúng là hiền thiệt. Đi làm về, nhiều bữa muốn chào nhưng anh ta chẳng buồn nhìn em, cũng chẳng nói năng chi hết, cứ cúi đầu vào cái laptop”.

Thế nhưng qua tháng thứ hai, một tối, Dung vừa mở cửa vào nhà thì một cảnh tượng đập vào mắt cô khiến cô choáng váng. Dưới ánh đèn neon sáng trưng, anh chàng “ở ghép” nằm ngửa tênh hênh trên chiếc gi.ường xếp, trên người chỉ mặc mỗi cai…’ quần lót, mắt nhắm nghiền như ngủ say. Dung nói: “Vừa bước lên thang lầu em vừa run, không dám xuống tắm, thay đồ”. Cứ tưởng anh ta vô tình nhưng hôm sau – rồi hôm sau nữa, hình như anh ta biết giờ giấc làm việc của cô nên cứ hễ Dung về thì y như rằng, anh ta lại “đang ngủ say”.

Dung nói tiếp: “Có buổi chiều em được nghỉ sớm, về nhà thì anh ta đang làm cái gì đó. Em lên gác, lấy đồ xuống tắm. Lúc bước xuống lại thấy anh ta… nằm ngửa!”. Biết là gặp phải kẻ quấy rối t.ình d.ục, Dung chấp nhận mất tiền thuê nhà tháng đó rồi dọn về tuốt bên đường Luỹ Bán Bích, quận Tân Phú, chịu cảnh chật chội với 4 người cùng công ty.

2. Một trong những khó khăn lớn nhất mà nhiều sinh viên ở các tỉnh miền Tây phải đối mặt khi lên TP HCM học là chuyện ở trọ, nhất là sinh viên học tại các trường đại học, cao đẳng tư vì phần lớn các trường này không có ký túc xá, hoặc những người lên thành phố làm việc nhưng không có nhà riêng hoặc nhà người quen để ở nhờ. Nhiều người vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên phải chọn giải pháp “ở ghép”, và vấn đề là tìm được một hay vài người phù hợp, đáng tin cậy. Đã xảy ra khá nhiều trường hợp sau một đêm ngủ, sáng mở mắt ra thì người bạn cùng phòng với mình đã không cánh mà bay, kèm theo đó là điện thoại di động, laptop, xe máy, tiền bạc, giấy tờ – thậm chí cả một số quần áo cũng bốc hơi theo người bạn ấy. Chưa kể có kẻ còn lợi dụng chuyện ở ghép để lừa đảo.

Thanh, sinh viên Đại học Hồng Bàng, kể: “Thoạt đầu, em và thằng bạn ở trọ trong cư xá Đường sắt, quận 10. Được 3 tháng, chủ nhà tăng tiền từ 800 nghìn lên 1,1 triệu nên tụi em bàn nhau tìm chỗ khác”.

15_sinh1305-450.jpg

Sinh hoạt thường ngày ở một nhà trọ.​

Sau mấy ngày “trinh sát” trên mạng, cả hai gặp được Mạnh, ở một mình một phòng trong con hẻm trên đường Vĩnh Viễn. Theo lời Mạnh thì phòng này giá thuê 1,2 triệu đóngthầng. Trước có 3 người, nhưng 2 người đã chuyển đi nên Mạnh muốn tìm thêm người ở ghép cho đỡ chi phí.

Thanh kể tiếp: “Sau khi quan sát, em thấy phòng rất tốt, vừa rộng rãi lại vừa sạch sẽ nên khi nghe anh ta nói phải đặt trước 1 tháng tiền cọc thì tụi em đưa 800 nghìn liền vì sợ có người khác giành mất. Hẹn chiều dọn đến ngay. Nhận tiền cọc xong, anh ta đưa em chìa khoá, dặn là nếu đến mà chưa thấy anh ta đi học về thì tụi em cứ mở cửa”.

4 giờ chiều, Thanh cùng người bạn tay xách nách mang, lễ mễ quần áo, đồ dùng sách vở vào nhà. Tối, chưa thấy Mạnh về thì ông chủ nhà qua gặp Thanh, đặt vấn đề trả trước 1 tháng tiền nhà. Thanh chưng hửng: “Cháu đã gửi cho anh Mạnh rồi ma?`”. Chủ nhà ngạc nhiên: “Gửi cho ai? Cho cái thằng ở trước đó hả? Bữa kia tới kỳ đóng tiền, nó xin tôi cho nó ở thêm 3 ngày rồi nó dọn đi. Trưa nay nó còn nói là nó sẽ giới thiệu hai người bạn nó đến ở. Thấy hai cậu vào, tôi tưởng các cậu là bạn nó chứ!”.

Đến lúc ấy, Thanh mới biết mình bị Mạnh “hốt hụi chót”. Cái gi.ường kê ở góc phòng, chiếc tủ gỗ đều do chủ nhà cho Mạnh mượn. Mở tủ ra, bên trong trống hơ trống hoác. Kể lại chuyện này cho tôi nghe, Thanh cười như mếu: “Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Bên kia 1,1 triệu không ở, qua đây 1,2 triệu, lại còn mất thêm 800 nghìn đồng”.

Cũng tương tự như Thanh, nhưng Hải Tùng và Văn Việt, sinh viên Cao đẳng Kinh tế đối ngoại thì thê thảm hơn: Khi chủ nhà tăng tiền thuê từ 1,2 triệu lên 1,5 triéuthậng, Tùng bàn với Việt là nên tìm người ở ghép để chia sẻ bớt gánh nặng.

Khoảng một tuần sau khi đưa thông tin lên mạng, đồng thời dán tờ thông báo vào thân cột đèn gần nhà thì một thanh niên khoảng đôi mươi đến gặp Tùng và Việt xin ở ghép. Tùng nói: “Thấy mặt mũi nó trắng trẻo, hiền lành, lại thêm nó kể năm ngoái rớt đại học, năm nay ôn thi tiếp rồi đưa tụi em coi tờ biên nhận đóng học phí nơi trung tâm nó đang ôn luyện. Hơn nữa, nó gửi tiền nhà ngay thì tụi em động lòng mà quên đi chuyện phải xem giấy tờ tuỳ thân của nó”.

Ở ghép với Tùng và Việt, cậu học sinh tỏ ra rất ngoan ngoãn. Sáng cậu đạp xe đi, tối về. Hỏi ăn uống ở đâu thì cậu trả lời là ăn ở căng tin nơi cậu luyện thi. Ngày nghỉ, cậu bò ra lau nhà, quét dọn. Một tối Chủ nhật, sau chầu bia bọt với bạn bè, cả Tùng và Việt lăn ra ngủ. Sáng dậy, mở mắt thì 2 chiếc laptop, 2 điện thoại di động, mấy bộ quần áo oách nhất cùng 2 đôi giày đã bốc hơi cùng cậu trai “chăm ngoan, hiếu học”. Việt lắc đầu: “Chiếc quần jean em treo trên tường, trong túi còn mấy trăm nghìn nó cũng chơi luôn cả quần lẫn tiền. May mà nó vứt lại giấy tờ, chứ không thi…`”.

3. Ở ghép, những rắc rối gặp phải không chỉ là trộm cắp, lừa gạt, mà còn từ những chuyện khó nói. Tuấn, kỹ thuật viên may công nghiệp, làm việc ở một công ty may xuất khẩu thuộc địa bàn huyện Bình Chánh, kể: “Tôi ở ghép với một thằng, tên Lương, cũng là kỹ thuật viên may mặc nhưng nó làm cho công ty khác bên khu chế xuất Tân Thuận”.

Mới được 3 ngày, một bữa Tuấn đi tắm thì Lương gõ cửa, xin vào tắm chung vì có việc phải đi gấp. Nghĩ là đàn ông với nhau nên Tuấn coi đó là chuyện bình thường. Thế nhưng vào nhà tắm được vài phút, Lương kêu Tuấn để minh…` kỳ lưng cho! Tuấn nói tiếp: “Tôi từ chối, bảo nó bận thì tắm nhanh rồi đi nhưng nó không đi, mà cứ cố tình va chạm vào tôi. Lúc đó tôi tưởng nó giỡn nên tôi không chú ý”.

Đến tối, Tuấn đang ngủ thì giật mình tỉnh giấc vì có một bàn tay mò mẫm trên người. Biết là Lương, Tuấn cố nằm im xem diễn tiến ra sao. Tới chừng tay Lương mò đến chỗ nhạy cảm thì Tuấn co chân, đạp cho cu cậu một cú như trời giáng. Sau đó, Tuấn lại nằm im như không hề có chuyện gì trong lúc Lương lồm cồm bò về chỗ ngủ của mình. Sáng ra, đầu Lương sưng vêu một cục ở phía ót và cũng từ đó, cu cậu hết dám giở trò với Tuấn.

Cũng tại khu nhà trọ nơi Tuấn ở nằm trên đường Chiến Lược, tôi còn được nghe một câu chuyện khác: Có 4 cô công nhân làm chung trong một công ty giày và cùng ghép chung một phòng. Do nhà chật nên tối họ trải chiếu, nằm sát nhau. Ý, 1 trong 4 cô, kể: “Làm mệt nên đặt mình xuống là em ngủ ngay. Có bữa thức dậy thấy áo bị mở hết nút và có bữa, chiếc quần lửng bị kéo xuống tới đùi. Lúc đầu, em nghĩ chắc nóng quá nên trong lúc ngủ mê, em tự cởi”. Ai dè một đêm, phát hiện ra Thi – là cô bạn nằm cạnh mình, có những hành động quái gở với mình thì Ý hoảng quá. Cô kêu hai bạn kia dậy rồi sáng hôm sau, cả ba nhất trí “trục xuất” Thi ra khỏi phòng.

Hạnh, học trung cấp điện lạnh, người ở trọ tại căn nhà đối diện với nhà tôi kể tôi nghe câu chuyện cười ra nước mắt: Cùng với Vĩnh – là bạn đồng nghiệp, hai chàng thuê căn gác gỗ của ông Thuấn vì nhà rộng, mà ông Thuấn lại sống một mình. Hạnh kể: “Thằng Vĩnh có tật là tối về, lên gác, thay vì cởi giày đàng hoàng thì nó lại dùng chân hất từng chiếc giày cho rơi xuống mặt sàn, kêu bồm bộp”.

Một hôm, ông Thuấn nói với Vĩnh, rằng ông già rồi, thường hay mất ngủ. Hơn nữa ông lại bị bệnh tim nên ông đề nghị Vĩnh từ nay về sau, hễ cởi giày thì nên đặt xuống chứ đừng ném. Thấy cậu thanh niên xin lỗi và hứa sẽ không làm vậy nữa, ông Thuấn yên lòng.

Đến tối, khi Vĩnh về, lên gác thì chỉ vài phút, ông Thuấn nghe một tiếng “bộp”. Hạnh kể tiếp: “Thảy chiếc giày xuống sàn nhà xong, chắc là Vĩnh nhớ lời dặn của bác Thuấn nên chiếc giày kia, nó đặt xuống nhè nhẹ”. Vài phút sau, ông Thuấn leo lên, thở hổn hển: “Tôi lạy cậu. Còn chiếc giày nữa cậu ném xuống nốt đi chứ để tôi chờ đợi kiểu này, tôi đứng tim chết mất”

(An Ninh Thế Giới)
 
Hạnh, học trung cấp điện lạnh, người ở trọ tại căn nhà đối diện với nhà tôi kể tôi nghe câu chuyện cười ra nước mắt: Cùng với Vĩnh – là bạn đồng nghiệp, hai chàng thuê căn gác gỗ của ông Thuấn vì nhà rộng, mà ông Thuấn lại sống một mình. Hạnh kể: “Thằng Vĩnh có tật là tối về, lên gác, thay vì cởi giày đàng hoàng thì nó lại dùng chân hất từng chiếc giày cho rơi xuống mặt sàn, kêu bồm bộp”.

Một hôm, ông Thuấn nói với Vĩnh, rằng ông già rồi, thường hay mất ngủ. Hơn nữa ông lại bị bệnh tim nên ông đề nghị Vĩnh từ nay về sau, hễ cởi giày thì nên đặt xuống chứ đừng ném. Thấy cậu thanh niên xin lỗi và hứa sẽ không làm vậy nữa, ông Thuấn yên lòng.

Đến tối, khi Vĩnh về, lên gác thì chỉ vài phút, ông Thuấn nghe một tiếng “bộp”. Hạnh kể tiếp: “Thảy chiếc giày xuống sàn nhà xong, chắc là Vĩnh nhớ lời dặn của bác Thuấn nên chiếc giày kia, nó đặt xuống nhè nhẹ”. Vài phút sau, ông Thuấn leo lên, thở hổn hển: “Tôi lạy cậu. Còn chiếc giày nữa cậu ném xuống nốt đi chứ để tôi chờ đợi kiểu này, tôi đứng tim chết mất”
Cái này cô giáo dạy Văn của em kể giống y hệt luôn ,nhưng đó là 1 truyện cười nước ngoài =)) Thật hay giả đây chứ =))
 
Cái bạn kia con gái mà đi đồng ý ở ghép chung một ông nam lạ, hên là cũng chẳng có gì đáng tiếc xảy ra, ở dưới nam ở chung nam, nữ ở chung nữ mà còn bị quấy rối, thả dê kìa! Trong đây nhiều câu chuyện quá nhỉ, nhưng truyện cuối giống chế từ câu chuyện cười quá vậy <mình đã từng đọc câu truyện cười này rồi>, mặt ngầu, làm nghi ngờ"phóng sự" này có phải người thật việc thật ko, hay chỉ ngồi tại nhà mà múa bút. Ở tỉnh lên TP, nhà trọ có lẽ là khoản tốn kém nhất, nên phải cố gắng tiết kiệm!
Cái này cô giáo dạy Văn của em kể giống y hệt luôn ,nhưng đó là 1 truyện cười nước ngoài =)) Thật hay giả đây chứ =))
Ờ, ý chị cũng rứa, đã dzậy còn chế cho thuần Việt: ông Thuấn dzới thằng Vĩnh nữa chớ =))
 
×
Quay lại
Top