Ở những nơi thế giới không thể hạnh phúc-ngày hạnh phúc 20-3

___key___

Banned
Tham gia
12/6/2012
Bài viết
632

(Dân trí)- Những bức ảnh dưới đây, có bức đã đoạt giải thưởng lớn tại những cuộc thi Ảnh tầm vóc thế giới. Bất cứ ai khi xem ảnh cũng có thể cảm nhận được sự dữ dội, khốc liệt của cuộc sống mà bức ảnh chụp lại. Cuộc sống ở những nơi không thể hạnh phúc!
>> Hôm nay, lần đầu tiên thế giới có "Ngày Hạnh phúc"
Xung đột bạo lực
1-bcdc5.jpg

Ảnh đoạt giải World Press Photo năm 2012 ở hạng mục Ảnh của năm khắc hoạ đám tang của em bé Suhaib 2 tuổi và em Muhammad 3 tuổi ở Palestine. Hai em bé bị giết ngay tại nhà trong một cuộc tấn công xung đột. Cha của hai em bé cũng bị sát hại, mẹ bị bắt đi.
2-bcdc5.jpg

Lực lượng đối lập ở Syria luôn phát động những chiến dịch truy quét do thám. Khi bắt được những người bị tình nghi, họ sẽ thẩm vấn, thậm chí là tra tấn. Như nhân vật chính trong ảnh đã bị tra tấn liên tiếp trong 48 tiếng bởi những người lính luân phiên nhau. Cuối cùng, anh được tuyên bố vô tội.
4-bcdc5.jpg

Bà Aida khóc vì ngôi nhà của gia đình bà đã bị quân đội sử dụng làm nơi chiếm đóng. Chồng và hai con của bà đã bị thương và qua đời trong lúc đang đi tìm chỗ ẩn náu.
14-bcdc5.jpg

Những em bé Afghanistan bị mất cha mẹ vì những cuộc đánh bom tự sát và tên bay đạn lạc trong các cuộc xung đột. Các em co ro, ngồi bám vào nhau ở một trại tị nạn tại Kabul, Afghanistan.
15-bcdc5.jpg

Bác sĩ ở một bệnh viện dã chiến gắp viên đạn ra khỏi bàn tay của bé gái sau một cuộc xung đột diễn ra ở khu vực Khalidiya thuộc thành phố Homs, Syria.
18-bcdc5.jpg

Người cha khóc khi ôm trên tay thi thể của đứa con. Con trai ông đã trúng đạn trong một cuộc giao tranh giữa quân đội và những kẻ nổi loạn.
Nghèo đói, thất học, thất nghiệp
7-bcdc5.jpg

Một phụ nữ ở Nairobi, Kenya ngồi bới phế liệu trong bãi rác lớn nhất Kenya và cũng là bãi rác lớn nhất Châu Phi. Hiểu theo đúng nghĩa đen, nơi đây là nguồn cung cấp sự sống cho khoảng 1 triệu người Kenya sống trong những khu ổ chuột gần đó. Trẻ em tới đây tìm đồ ăn, người lớn tới tìm vật dụng, phế liệu. Từ đó, họ dựng nên nhà cửa, có những bữa ăn và có cái bán đi lấy tiền sinh sống. Người phụ nữ này không biết chữ nhưng mỗi khi tìm được một cuốn sách, cô thường dừng lại để xem tranh ảnh, nhìn những dòng chữ chạy trong sách. “Nó cho tôi một cảm giác khác lạ trong suốt một ngày dài đi nhặt rác”.
9-bcdc5.jpg

Một bé gái chơi trên đống rác thải được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc tại Dhaka, Bangladesh. Những món đồ da sang trọng được bán khắp thế giới có xuất xứ từ đây - một khu ổ chuột của thủ đô Bangladesh, nơi công nhân, trong đó có cả các em nhỏ nhận những đồng lương rẻ mạt mỗi ngày, tiếp xúc với hóa chất độc hại và nếu có hoả hoạn xảy ra, những đống da thuộc thế này sẽ biến nơi đây thành biển lửa kinh hoàng.
12-bcdc5.jpg

Một phụ nữ vô gia cư người Israel sưởi ấm cho hai mẹ con bằng đống lửa nhóm bên ngoài căn lều của họ trong thời tiết lạnh giá. Không có củi để đốt, cô đành lấy chiếc bàn duy nhất của mình ra để duy trì hơi ấm cho đứa con nhỏ.
13-bcdc5.jpg

Bé gái 2 tuổi bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng đang ngồi trên bàn cân của một trung tâm dinh dưỡng đặt ở bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Dù Ấn Độ có mức tăng trưởng kinh tế thần kỳ và là nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á nhưng một trong những thách thức của đất nước này hiện nay là giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
16-bcdc5.jpg

Những em bé vô gia cư lội trong dòng nước đục ngầu, bên cạnh các em là những lều lán tạm bợ được dựng lên ở phía nam thủ đô Mogadishu, Somali. Mưa lớn đã gây lụt lội trong thành phố và những người bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là dân vô gia cư và căn lều nát của họ.
17-bcdc5.jpg

Những em bé người Palestine đi qua đống đổ nát để tới trường học. Các em sống ở dải Gaza, nơi thường xuyên xảy ra xung đột. Trường học của các em cũng đã bị phá hoại một phần.

Pi Uy
Theo Big Picture
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top