xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
- Bài 1: Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX:


I. Văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975
:


*Câu 1: Những nét chính về lịch sử, xã hội , văn hoá có ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học giai đoạn 1945-1975?


Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt :

- Chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài ba mươi năm, miền Bắc xây dựng cuốc sống mới, giao lưu văn hoá với các nước ngoài không thuận lợi ( chỉ giới hạn trong một số nước).

- Khác với văn học cũ, văn học giai đoạn này vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng à văn học trở thành một bộ phận trong sự nghiêp của Cách mạng.Đường lối văn nghệ của Đảng đã xác lập cho người viết lập trường nhân dân.Từ đó đã giúp cho nhà văn phát huy được truyền thống và sức sáng tạo của nền văn nghệ dân tộc.

- Hiện thực đời sống Cách mạng vô cùng phong phú trở thành nguồn đề tài và cảm hứng cho văn học phát triển .Giai đoạn văn học này cũng hình thành được đội ngũ nhà văn giàu nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng tạo.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
*Câu 2: Nêu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học giai đọan 1945-1975:

a. Chặng đường văn học từ năm 1945-1954: Văn học phát triển trong hoàn cảnh 9 năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ nhưng thắng lơị vẻ vang
- VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
- Thành tựu tiêu biểu: Truyện ngắn và kí. Từ 1950 trở đi xuất hiện một số truyện, kí khá dày dặn.( D/C SGK).

b. Chặng đường từ 1955-1964:Văn học phát triển trong hoàn cảnh Miền Bắc được hoà bình, miền Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Văn xuôi mở rộng đề tài.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ.
- Kịch nói cũng có một số thành tựu đáng kể.

c. Chặng đường từ 1965-1975: Kháng chiến chống Mỹ ở vào thơì điểm quyết liệt ở cả hai miền Nam Bắc.
- Chủ đề bao trùm là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất.( Tiêu biểu là thể loại Truyện-kí cả ở miền Bắc và miền Nam).
- Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thực sự là một bước tiến mới của thơ ca VN hiện đại.
- Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.

d. Văn học vùng địch tạm chiếm:
- Xu hướng chính thống: Xu hướng phản động ( Chống cộng, đồi truỵ bạo lực...)
- Xu hướng VH yêu nước và cách mạng :
+ Nội dung phủ định chế độ bất công tàn bạo, lên án bọn cướp nước, bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc...
+ Hình thức thể loại : Truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút kí.
- Ngoài ra còn có một sáng tác có nội dung lành mạnh, có giá trị nghệ thuật cao. Nội dung viết về hiện thực xã hội, về đời sống văn hoá, phong tục, thiên nhiên đất nước, về vẻ đẹp con người lao động...
 
*Câu3: Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam gđọan từ 1945 đến 1975?


a. Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
Văn học được xem là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội ( thường gắn bó, hoà quyện trong mỗi tác phẩm)=> Tạo nên diện mạo riêng cho nền Văn học giai đoạn này.

b. Một nền văn học hướng về đại chúng.
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và phục vụ vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học .Từ đó,văn học đem lại một cách hiểu mới về quần chúng lao động, về phẩm chất tinh thần và sức mạnh của họ trong cuộc kháng chiến.Phê phán tư tưởng coi thường quần chúng.
- Trực tiếp ca ngợi quần chúng bằng cách xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng sôi động, đầy khí thế và sức mạnh, hoặc xây dựng những nhân vật anh hùng, kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng.
- Sử dụng những hình thức nghệ thậut quen thuộc với quần chúng. Nội dung tác phẩm dễ hiểu, ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, trong sáng.
 
c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
c1/ Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau:
- Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
- Nhân vật chính là những người đại diện cho tinh hoa khí phách, phẩm chất, ý chí của cộng đồng dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng hơn là khát vọng cá nhân. Con người do vậy chủ yếu được văn học khai thác ở khía cạnh bổn phận trách nhiệm công dân, ở tình cảm lớn, lẽ sống lớn.
- Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng.
c2/ Cảm hứng lãng mạn: Là cảm hứng khẳng định cái Tôi đầy tình cảm và hướng tới lí tưởng: tập trung miêu tả và khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, con người mới.Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc.
ð Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp hoà quyện làm cho văn học giai đoạn này thấm đẫm tinh thần lạc quan, tin tưởng và do vậy VH đã làm tròn nhiệm vụ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
 
II. Văn học từ 1975 đến hết thế kỷ XX:



*Câu 1: Nêu vài nét về hoàn cảnh lịch sử -xã hội và văn hoá của giai đọan văn học từ 1975 đến hết thế kỷ XX?:
- Chiến thắng mùa xuân 1975, lịch sử dân tộc lại mở ra một thời kỳ mới- thời kỳ độc lập, tự do và thống nhất đất nước.Tuy nhiên , từ 1975 đến 1985, đất nước ta lại gặp những khó khăn, thử thách mới.

- Từ 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới… à thúc đâỷ nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với quy luật phát triển khách quan của văn học.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
* Câu 2:Nêu những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học của văn học sau 1975? :

- Về thơ
: Không tạo được sự lôi cuốn và hấp dẫn như ở giai đoạn trước.
+ Hiện tượng nở rộ trường ca sau 1975 là một trong những thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này.
+ Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau 1975 xuất hiện nhiều và đang từng bước tự khẳng định.

- Văn xuôi
:Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.
+ Nhiều cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh và cách tiếp cận hiện thực đời sống.
+ Từ 1986, văn xuôi thực sự khởi sắc với nhiều tập truyện ngắn có giá trị ra đời ( gắn bó, cập nhật và đề cập- phản ánh tới nhiều vấn đề bức xúc của đời sống ).

- Kịch
: phát triển mạnh mẽ và khẳng định được chỗ đứng trong văn học .

 
*Câu 3: Đặc điểm của văn học sau 1975?


- Từ sau 1975, văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.
- Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú , mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy.

- Cái mới của văn học ở giai đoạn này là tính chất hướng nội (đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp…).

 
-Bài 2: TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH

*Câu 1. Nêu quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh?:
- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.

“ Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong ”.

- Hồ Chí Minh luoân chuù trọng tính chaân thaät vaø tính daân toäc cuûa vaên hoïc. Tính chaân thaät ñöôïc coi laø thöôùc ño giaù trò cuûa vaên chöông ngheä thuaät, Ngöôøi nhaéc nhôû nhaø vaên phaûi “ mieâu taû cho hay, cho chaân thaät vaø huøng hoàn” hieän thöïc phong phuù cuûa ñôøi soáng, vaø phaûi giöõ tình caûm chaân thaät; “ neân chuù yù phaùt huy coát caùch daân toäc” vaø ñeà cao söï saùng taïo của người nghệ sĩ.

- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích( viết để làm gì?) và đối tượng tiếp nhận ( Viết cho ai?) để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng , thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật.
 
* Câu 2. Trình bày những hiểu biết của em về di sản văn học của Hồ Chí Minh?:

+ Văn chính luận:
- Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Tuyên ngôn độc lập” (1945), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946), “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (1966)
- Những áng văn chính luận của Người được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước của một trái tim vĩ đại, lời văn chặt chẽ, súc tích, sinh động của một tài năng nghệ thuật bậc thầy.

+ Truyện và kí:
- Tác phẩm tiêu biểu : “Vi hành” (1923) ; “ Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu”…
- Đây là những tác phẩm được viết trong thời gian Bác hoạt động ở Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng, bút pháp linh hoạt sáng tạo , hiện đại, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo của Hồ Chí Minh.

+ Thơ ca :
- Tác phẩm tiêu biểu : “ Nhật ký trong tù” (1942-1943); Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh
- Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất , tài năng Hồ Chí Minh. Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần cách mạng thời đại.
 
Thể loại
Mục đích sáng tác, nội dung thể hiện
Nghệ thuật

a/Văn chính luận:






-------------
b/Truyện và ký:





-------------
c/ Thơ ca:





Đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng.






--------------------------------------
- Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn TD và PK tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa.
- Đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.

-------------------------------------
- Ghi lại chính xác những điều mắt thấy tai nghe tại nhà tù Quảng Tây (TQ) dưới thời Tưởng Giới Thạch.
- Là bức chân dung tự họa về con người tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh: đại nhân, đại trí, đại dũng.
- Tuyên truyền cách mạng.

- Ngôn ngữ: chặy chẽ, súc tích, sắc sảo, giàu chất biểu cảm và trí tuệ.
- Bố cục: ngắn gọn, mẫu mực.
- Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Tuyên ngôn độc lập” (1945), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946), “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (1966)
---------------------------------------------Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt đã tạo nên những tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, sắc sảo.
- Tác phẩm tiêu biểu : “Vi hành” (1923) ; “ Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu”…
---------------------------------------------
Bút pháp đa dạng và linh hoạt, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại.
- Tác phẩm tiêu biểu : “ Nhật ký trong tù” (1942-1943); Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh



 
* Câu 3.: Nêu những đặc sắc về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?:

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh phong phú đa dạng, luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại.

Ở mỗi thể loại văn học , Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn:

- Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; lý lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp;thuyết phục cả lí trí và tình cảm ( Ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ..., giàu hình ảnh, thấu tình đạt lí)
- Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén; văn phong đa dạng, dí dỏm, hài hước nhưng thâm thúy, sâu cay...

- Thơ ca: thể hiện sâu sắc và tinh tế tâm hồn của Bác. Thơ của Người được chia làm hai loại :

+ Thơ tuyên truyền cách mạng thường viết bằng hình thức lời ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.
+ Những bài thơ nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mỹ hầu hết là những bài thơ cổ điển, bằng chữ Hán, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển với bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc.
 
- Bài 3 : Tác gia Tố Hữu

* Câu 1.Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường CM của bản thân và với những giai đoạn phát triển của CM Việt Nam?

- Đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu luôn song hành và gắn bó với nhau làm một: Qúa trình sáng tác thơ của Tố Hữu luôn phục vụ kịp thời nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam qua từng giai đọan ( với 7 tập thơ, mỗi tập là một chặng đường thơ, gắn bó và phản ảnh chân thật những chặng đường CM.)

- Từ ấy (1937-1946): Là chặng sáng tác đầu tiên, gồm 3 phần:
+ Máu lửa: Cảm thông với những số phận bị áp bức, khơi dậy ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
+ Xiềng xích: Yêu đời, khao khát tự do, ý chí kiên cường của người chiến sĩ trong lao tù.
+ Giải phóng: Niềm vui được tự do, ngợi ca CM/ 8, tin tưởng vào chế độ mới.

- Việt Bắc (1946-1954): Bản hùng ca ngợi ca Đảng, Bác Hồ và nhân dân trong kháng chiến bình dị mà anh hùng.

-Gió lộng (1955-1961): Ghi sâu ân tình của CM, ca ngợi sự hồi sinh ở MB; ca ngợi tình Bắc Nam và ý chí đấu tranh thống nhất đất nước.

- “Ra trận”(1962-1971) và “ Máu và hoa” (1972-1977): Tự hào, ngợi ca dân tộc, nhân dân anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; tin tưởng vào sức mạnh dân tộc.

- “ Một tiếng đờn” (1992) và “ Ta với ta” (1999): Chiêm nghiệm về cuộc đời và con người; tin vào lí tưởng, con đường CM và lòng nhân ái.
 
×
Quay lại
Top