Phạm Ngọc Đa- Xuân Sách

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Thông tin ebook
Tên sách: Phạm Ngọc Đa
Tác giả: Xuân Sách
Nhà xuất bản Kim Đồng
Năm xuất bản 2006
Khổ: 12 cm x 19 cm -----
Nguồn: nxbkimdong.com.vn
Làm ebook: Cotyba
Ngày hoàn thành: 07-06-2008
Truyện gồm có 21 phần
Mấy lời cuối truyện
Bạn đọc chắc cũng như tôi, không muốn dừng trang sách lúc người chiến sĩ nhỏ tuổi thân thiết của chúng ta hy sinh. Nhưng, chúng ta đều biết cuộc sống vẫn bận rộn đi lên. Cuộc chiến đấu của nhân dân Bạch Đằng tiếp tục đến ngày thắng lợi. Cuộc chiến đấu tiếp tục ấy lại là nội dung của cuốn sách khác. Tuy vậy tôi cũng muốn nói thêm đôi điều. Một buổi chiều nắng ấm mùa đông một nghìn chín trăm sáu mươi chín, cụ Phạm Khắc Thọi đưa tôi đi thăm nghĩa trang liệt sĩ xã Bạch Đằng. Cụ đã ngoài bảy mươi, được xã giao cho làm công việc coi sóc nghĩa trang, và ở trong tổ phụ lão trồng cây. Cụ cùng làm hai việc : Coi sóc mộ phần người chết và vun trồng mầm sống. Nghĩa trang dựng trên khoảng đất cao ráo giữa cánh đồng màu ở đầu làng Phác Xuyên.

Đứng từ ngoài đường 25, ta có thể nhìn thấy rõ đài Tổ quốc ghi công, quét vôi trắng, ẩn khuất sau tán lá của rặng phi lao và bạch đàn xanh tốt. Vào dịp kỷ niệm hai mươi lăm năm ngày thành lập quân đội, nghĩa trang được quét vôi mới. Và trong những ngày này, người ta thường ôn lại những chặng đường chiến đấu đã qua. Nhất là khi quân dân ta đang tiến hành cuộcchiến tranh giải phóng đất nước khỏi tay bọn xâm lược Mỹ. Cụ Thọi và tôi đi vào nghĩa trang giữa hai hàng phần mộ. Mộ liệt sĩ Phạm Ngọc Đa ở đầu hàng bên trái. Cũng như khi còn sống, Đa ở giữa các anh cán bộ và du kích. Trong nghĩa trang có mộ của anh Đào Văn Dừa.

Còn có mộ một anh bộ đội mà người ta không rõ quê quán ở đâu, đã chiến đấu và ngã xuống trên đất này. Cũng như các phần mộ khác, mộ của Đa xây đơn sơ bằng gạch. ở giữa thân mộ, trừ ra một khoảng đất tròn để cắm hương. ở khoảng đất đó, có một khóm ngải cứu nhỏ và một cụm cỏ mà tôi không biết tên, có những cánh hoa vàng bé tí xíu. Gió reo rì rầm trong rặng phi lao như lời kể chuyện. Lòng chúng tôi bồi hồi nhớ lại quãng ngày ấy, cuộc chiến đấu như dựng lại trước mặt chúng tôi. Lời cụ Thọi chậm rãi

- Kẻ thù dã man như thế đấy. Biết tin em Đa chết, lòng chúng tôi đau thắt lại. Địch rút rồi, nhìn làng xóm tan nát, mà lòng mọi người bừng bừng căm hận. Trong buổi lễ truy điệu những người hy sinh, chúng tôi thét lên khẩu hiệu: "Chiến đấu trả thù cho Phạm Ngọc Đa".

Một đơn vị bộ đội biết chuyện, truy nhận Đa làm em nuôi của đơn vị, để mỗi lần đi đánh giặc lại nhớ đến em. Chúng tôi lại dựng lều trên mảnh đất đầy than tro, chuẩn bị chiến đấu, thề một mất một còn với giặc. Chúng tôi còn phải trải qua ba trận chống càn nữa, mới đến ngày thắng lợi. Nhưng trong những trận chiến đấu ấy, chúng tôi đã vững hơn, không còn bị vỡ cơ sở, mất đất như trước nữa... Cho đến ngày giặc Pháp cuốn xéo, xã chúng tôi cùng với một số xã vùng du kích trong huyện, tự hào đã không để địch chiếm đóng trên đầu trên cổ mình.

Cụ Thọi cúi xuống nhặt một cái cành khô vừa rơi xuống trên một phần mộ. Cụ trầm ngâm nói tiếp : - Còn nhiều người hy sinh âm thầm mà chúng tôi không biết hết, không đưa vào được nghĩa trang. Nhưng dân xã đời đời biết ơn họ. Giờ đây, xã Bạch Đằng đã khác xưa nhiều lắm. Dấu vết cuộc chiến đấu năm xưa chỉ còn là kỷ niệm. Nhưng những kỷ niệm vẫn in đậm trong lòng mọi người, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước.
.......
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
ST

ebook....
 

Đính kèm

  • PND.rar
    186,2 KB · Lượt xem: 99
×
Quay lại
Top