Phân biệt và hiểu rõ về: "Bảng mã", "Font chữ" và "Kiểu gõ"

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Nhiều bạn còn lúng túng giữa các khái niệm "Bảng mã", "Font chữ" và "Kiểu gõ" dẫn tới một số tùy chọn không đúng. Bài này sẽ giải thích để các bạn hiểu rõ những khái niệm trên.

font-chu-1.png

1. Bảng mã và Font chữ



- Bảng mã đại loại là 1 tập hợp nhiều font chữ (hay còn gọi là kiểu chữ) khác nhau có cùng thuộc tính, cách gõ. Tức cùng 1 bảng mã sẽ có nhiều font chữ khác nhau.
- Có rất nhiều bảng mã khác nhau. Bảng mã giống như 1 phân nhóm lớn chứa nhiều font chữ cùng 1 thuộc tính.


* Vậy có các loại bảng mã nào phổ biến và cách phân biệt font chữ thuộc bảng mã nào?

Các bảng mã phổ biến hiện nay gồm:

+ Bảng mã TCVN3 (hay còn gọi là Bảng mã ABC): gồm tập hợp nhiều Font chữ (kiểu chữ) có tên bắt đầu bởi ký tự: ".Vn" hoặc ".VN": (gồm khoản 105 font chữ)

Ví dụ: .VnTime (đây là kiểu chữ thường) và .VNTimeH (đây là kiểu chữ Hoa) v.v...Bảng mã này trước đây phổ biến ở miền Bắc.

+ Bảng mã VNI-Windows: gồm tập hợp nhiều Font chữ (kiểu chữ) có tên bắt đầu bởi ký tự: "VNI- ".

Ví dụ: Vni-Times, VNI-Helve, VNI-Helve-Condense, VniHelvetica, Vni-Aptima v.v...Bảng mã này trước đây phổ biến ở miền Nam. Kèm với nó là phần mềm giúp gõ được chữ tiếng Việt trên máy tính là phần mềm Unikey.

+ Bảng mã Vietware X: gồm tập hợp nhiều Font chữ (kiểu chữ) có tên bắt đầu bởi ký tự: "Vn"

Ví dụ: VnArial, VnTimes New Roman..v.v...Bảng mã này trước đây phổ biến ở miền Trung. Kèm với nó là phần mềm giúp gõ được chữ tiếng Việt trên máy tính là phần mềm Vietware.

+ Bảng mã Vietware F: gồm tập hợp nhiều Font chữ (kiểu chữ) có tên bắt đầu bởi ký tự: "SVN"

Ví dụ: SVNarial, SVNarial H, SVNtimes New Roman, SVNtimes New Roman H..v.v.. Font chữ có đuôi H là thể hiện chữ hoa. Font chữ không có đuôi H là thể hiện chữ thường.

+ Bảng mã Unicode: tập hợp nhiều Font chữ (kiểu chữ) không có các ký tự đầu tiên như các bảng mã trên. Thường do nước ngoài sáng tác.

Ví dụ: Arial, Time New Roman, Verdana,...v.v...
Bảng mã này là chuẩn quốc tế. Việt Nam đang thống nhất theo chuẩn bảng mã này. Mọi phần mềm đánh tiếng Việt trên máy tính hiện nay đều hỗ trợ tính năng để gõ được bảng mã Unicode thành tiếng Việt.

+ Một vài Bảng mã khác: ...

bang-ma-tieng-viet-1.jpg

2. Kiểu gõ tiếng Việt



Thông thường bạn có thể gõ tiếng việt bằng 2 kiểu gõ thông dụng là Kiểu gõ TELEX và VNI
Ở mỗi kiểu gõ có những ưu điểm khác nhau: Nhưng riêng mình thì mình thích kiểu TELEX hơn vì khi gõ tiếng việt sẽ rất nhanh.

go-tieng-viet-co-dau.png

Ví dụ để gõ chữ tiếng việt: Ks. Huỳnh Hiếu Nghĩa
+ Trong Telex gõ như sau: Ks. Huynhf Hieeus Nghiax
+ Trong VNI gõ như sau: Ks. Huynh2 Hie6u1 Nghia4
Tương tự, bạn có thể thực hiện cho các chữ khác.

Những lưu ý khi gõ tiếng Việt

Hãy lưu ý, các dấu: chấm (.), phẩy (,), hai chấm (: ), chấm phẩy (,) gạch ngang (-), cần gõ liền với chữ đằng trước rồi mới ấn cách (space). Các dấu: đóng mở ngoặc (‘, “, ’, ”) cần gõ cách với chữ đằng trước và liền với chữ đằng sau.

Ví dụ: Trong đó, có rất nhiều điều cần biết.

* Không được: Trong đó , có rất nhiều....

3. Áp dụng phần mềm gõ tiếng việt trên máy tính


* Câu hỏi: Bảng mã loạn xì ngầu, font chữ nhiều loại như vậy thì gõ tiếng việt như thế nào?
* Đáp: Bạn làm các bước sau:

- B1: xem trong văn bản (word hay excel, hay bất kỳ phần mềm nào đó mà bạn cần gõ tiếng Việt vào đấy...) font chữ bạn đang chọn cho văn bản có tên là gì? Ví dụ: Arial hay VnTimes New Roman hay VniHelvetica hay .VnTime v.v...

- B2: dựa vào các ký tự nhận biết phân biệt bảng mã đã nói ở trên để biết được loại font mà bạn đang dùng cho văn bản, cho tài liệu bạn đang làm thuộc nhóm Bảng mã nào.

- B3: mở bất kỳ phần mềm gõ tiếng việt nào mà bạn đang dùng, hãy kích chọn đúng Bảng mã mà bạn đã xác định ở B2.

- B4: chọn kiểu gõ mà bạn thích. Có 2 kiểu gõ tiếng Việt phổ biến (mọi phần mềm gõ tiếng Việt đều có):
+ gõ kiểu Telex (chữ kết hợp chữ thành dấu: ví dụ AA = Â. Phổ biến ở miền Bắc và miền Trung.
+ hay gõ kiểu Vni (chữ kết hợp số = chữ có dấu ví dụ: A1 = Á). Phổ biến ở miền Nam vì hay dùng gõ vừa Tiếng Anh, vừa Tiếng Việt (gõ tiếng Anh mà 2 chữ AA liền nhau thì thành chữ Â bất tiện, nên dùng kiểu gõ Vni tiện hơn, nhưng thích gõ tiếng Việt lúc nào cũng được, không phải đặt lại chức năng phần mềm gõ tiếng Việt).

* Lưu ý: Nếu dùng font thuộc Bảng mã này, mà bạn lại kích chọn trong phần mềm gõ tiếng việt loại bảng mã khác thì không bao giờ gõ ra được chữ Tiếng Việt trong file của bạn.

4. Cách để đọc được file tiếng việt mà bạn thấy chữ loằng ngoằng



Nguyên nhân chủ yếu:

- Máy tính của bạn không có loại font chữ mà tài liệu đã sử dụng.
* Bước 1: Đưa con trỏ chuột vào vùng văn bản. Nhìn vào ô font chữ để xem tên của font chữ đó là gì.
* Bước 2: dựa vào cái tên font chữ ở trên chúng ta sẽ biết được nó thuộc loại bảng mã nào (theo cách phân biệt ở trên).
* Bước 3:
- Chọn văn bản và định dạng lại bằng bất cứ loại font CÙNG BẢNG MÃ mà trên máy tính bạn đang có. Lúc đó tiếng việt văn bản sẽ hiện ra dọc được.
- Tìm và Cài thêm các loại font Bảng mã mà máy bạn chưa có.
* Bước 4: đọc văn bản OK thôi.


5. Thống nhất bảng mã



- Bảng mã Unicode (mà đơn cử là 2 font "Arial" và "Time New Roman") bất cứ máy tính nào cũng có sẵn. Nên nếu văn bản dùng bảng mã Unicode thì máy nào cũng đọc được. Còn các Bảng mã Việt Nam (TCVN3, Vietware, VNI..) thì có máy cài có máy không.

- Để hội nhập quốc tế, để gửi file cho những người bạn ở nước ngoài (họ không có font chữ tiếng Việt đâu nhé), khác vùng miền đọc được tiếng Việt dễ dàng, nên chúng ta sớm chuẩn hóa trong mọi văn bản, tài liệu, file, mail, bản vẽ... dùng toàn bộ Unicode nhé, và tốt nhất nên dùng kiểu bảng mã Unicode dựng sẵn, không nên chọn bảng mã Unicode tổ hợp.

Đừng để tình trạng file bạn gửi đi để rồi người nhận lại mất công phản hồi: này bạn ơi, file bạn chữ loằng ngoằng không đọc được. Rồi bạn lại mất công đi giải thích hoặc lại chuyển mã... tốn thời gian lãng phí công sức không cần thiết.

Tác giả: Huỳnh Hiếu Nghĩa
 
Bài hướng dẫn thì dài, nhưng thật ra nó ngắn có thế này thôi.

Down unikey về chạy. Chọn kiểu gõ (với mình thì quen dùng telex)
Sau đó nhớ font để thay đổi mảng mã. Cái này thì chỉ xoay quanh VNI, Unicode thôi. Gõ thấy lỗi font thì đổi sang cái còn lại. :D
Họa lắm thì với font vn hay VN thì là TCVN3. :KSV@05:
 
Cách tốt nhất là down Font việt hóa về dùng luôn nhanh , chứ nhớ kiểu này thì khổ lắm
 
×
Quay lại
Top