Phân tích định nghĩa vật chất của Lê nin và rút ra ý nghĩa của nó?

Tham gia
5/10/2014
Bài viết
0
1.1. Các quan niệm về vật chất trong triết học trước C. Mác
* Thời kì cổ đại
- Tương ứng với thời kì này là chế độ chiếm hữu nô lệ. Vào thời kì này, trình độ nhận thức của con người còn thấp, hiểu biết có hạn nên con người thường đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của nó.
- Trong triết học Ấn Độ, người ta đồng nghĩa vật chất với những gì họ cho là con người cần nhất, như: nước, lửa, khí, đất.
- Ở Trung Quốc, trường phái Âm dương cho rằng âm và dương là vật chất; còn trường phái Ngũ Hành cho rằng vật chất chính là 5 yếu tố: kim, thủy, mộc, hỏa, thổ.
- Ở Hy Lạp, Talet nói vật chất là nước, Hê ra clit nói vật chất là lửa. Và đỉnh cao của tư tưởng duy vật cổ đại về vật chất là thuyết nguyên tử của Đê mô crit. Ông cho rằng vật chất là nguyên tử. Ông định nghĩa nguyên tử là đơn vị (hạt) nhỏ nhất, không thể xâm nhập được, không cảm giác được. Quan niệm vật chất là nguyên tử đã trở thành quan niệm truyền thống trong nhân loại.
* Thời kỳ trung đại
- Tương ứng với thời kỳ này là chế độ phong kiến.
- Ở thời kỳ này, quan niệm vật chất bị biến mất vì đây là thời kỳ của tôn giáo với những tư tưởng hoang đường về con người và thế giới. Thơi kỳ thần quyền thắng vương quyền. Triết học lúc này trỏe thành tôi tớ cho thần học (đêm trường trung cổ)
* Thế kỷ 17, 18
Loài người lúc này bước vào thời kỳ Phục Hưng, thời kỳ Ánh Sáng: khôi phục lại quan niệm duy vật thời cổ đại, mở ra thời kỳ ánh sáng của khoa học.
- Thời kỳ này, khoa học đã được trỗi dậy và đi sâu nghiên cứu thế giới vi mô, các ngành khoa học cụ thể được ra đời dẫn đến quan điểm siêu hình máy móc về vật chất. Loài người đã đồng nhất các thuộc tính của vật chất là vật chất.
- VD: người ta đồng nhất vật chất với khối lượng, trọng lượng, độ dài, tốc độ,....
* Cuối thể kỷ 19, đầu thế kỷ 20
- Trong vật lý học có những phát minh mang tính bước ngoặt.
+ 1895: phát hiện ra tia phóng xạ
+ 1896: phát hiện ra tia X (Rownghen)
+ 1897: phát hiện ra điện tử
+1901 phát hiện ra thể tích của điện tử tăng khi gia tốc tăng
- Những phát minh này đã phủ nhận quan niệm truyền thống xưa nay rằng vật chất là nguyên tử, bởi vì điện tử là một phần của nguyên tử.
- Lợi dụng điều này, chủ nghĩa duy tâm, nhà thờ, giáo hội đã tấn công chủ nghĩa duy vật. Vật chất không phải là nguyên tử nên cơ sở của chủ nghĩa duy vật bị phá vỡ. Vật lý học rơi vào tình trạng khủng hoảng về phương pháp luận. Các nhà triết học duy vật bị lung lay, thậm chí còn chuyển sang chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật rơi vào bế tắc, điều này dẫn đến sự bế tắc của khoa học.
- Đứng trước tình hình đó, V. I. Lê nin đã đưa ra định nghĩa về vật chất có tính kinh điển nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật, chống chủ nghĩa duy tâm, mở đường cho khoa học phát triển.


Đọc tiếp tại: https://www.baitapluathoc.com/2014/...chat-cua-le-nin-va-rut-ra-y-nghia-cua-no.html
 
×
Quay lại
Top