Phát bệnh vì những đôi giày nam quá chật

mrdark2511

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
48
Để chọn được một đôi giày nam đẹp không hề đơn giản. Nếu như đi giày dép không đúng ngoài việc khiến bạn không thoải mái, nó còn có thể gây ra các bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác liên quan đến nội tạng.


Khi bạn đi một đôi giày nam, nữ chật sẽ đem lại nhưng hậu quả không thể ngờ được. Sau đây là những bệnh mà bạn có nguy cơ mắc phải khi đi những đôi giày chật đó:


giay-nam-dfjlerg%20go.jpg



1, Bệnh chai chân


Mua giày nam không vừa chân mà bị chật khiến lớp da chân cọ xát liên tục với da giày, lâu ngày vùng da sẽ bị sần sùi, cứng khác thường, đau và chảy máu. Tổn thương là những đám dày sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.




giay-nam-jdejwrleeejkfmfff.jpg



Ngoài nguyên nhân bị nhiễm khuẩn,chai chân là do cọ xát, tiếp xúc với giày dép chật. Vì thế, khi mua giày dép bạncần chọn cho mình đôi phù hợp. Không nên đi những đôi giày quá chật so với chân,mũi giày quá nhỏ, gót quá cao, để tránh những điểm tì quá mạnh.


Trong trường hợp bàn chân, ngónchân bạn có tật thì nên đóng riêng một đôi giày cho phù hợp. Một số người cóngón chân cái bị biến dạng, quèo ra phía ngoài, có thể đục lỗ trong lớp lótgiày, dành một khoảng không cho ngón chân này.


Nếu chân bị chai, gây nhiễm khuẩnvà tổn thương vùng da thì nên thay giày bằng dép xăng đan một thời gian. Sau khiđiều trị dứt điểm bệnh thì mới nên mang giày. Trong trường hợp bắt buộc phải đi,bạn có thể đi đôi rộng hơn một chút, rồi dùng các miếng đệm bảo vệ khu vực bịtổn thương để hạn chế tiếp xúc.


2, Bàn chân liên quan đến nội tạng


Đi giày dép không đúng ngoài việc khiến bạn không thoải mái, nó còn có thể gây ra các bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác liên quan đến nội tạng


Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt và dây thần kinh, nó được ví như trái tim thứ 2 của con người. Tất cả nội tạng của con người đều có thể tìm thấy ở vùng huyệt phản xạ liên quan ở bàn chân. Vì vậy, nếu đi giày dép không vừa chân hoặc đế giày quá cứng, sẽ làm cho gan bàn chân bị kích thích, khiến bạn cảm thấy bứt rứt khó chịu.


Những vùng huyệt phản xạ về đường tiêu hóa nằm ở vị trí phía trong của gan bàn chân, một khi đi giày dép khôngvừa, nhất là đi giày cao gót, giày hẹp bề ngang, thì ngón chân và vùng huyệtphản xạ ở chân của đường tiêu hóa dễ bị chèn ép. Nếu như những chỗ này luôn bị kích thích, sẽ xuất hiện những triệu chứng rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Nếu tình trạng kéo dài khiến bạn còn cảm thấy mệt mỏi, người gầy đi, ảnh hưởngđến chức năng của các nội tạng khác.


giay-nam-caogotnuw1.jpg



Người thường xuyên mang giày cao gót, nhất là kiểu mũi nhọn, thường bị bệnh lý viêm lớp cân mạc lòng bàn chân dobị căng giãn quá mức, hoặc viêm và biến dạng khớp ngón chân cái và ngón út. Tình trạng tăng cân quá mức sẽ làm bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.


giay-nam-chobe.jpg



Với trẻ em, nếu đi giày dép không phù hợp sẽ cản trở sự hoạt động và phát triển của cơ bắp, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khung xương. Đối với người cao tuổi thì thường có vấn đề về mắt và xương khớp nên dễ bị trượt ngã, chấn thương.


Ngoài ra, khi mang dép hay giày quá rộng, do bị cọ xát thường xuyên hoặc bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắctrong giày nên chân dễ bị viêm, chấn thương như bong gân, trật khớp. Các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như ngón chân chim vì phải gắng sức để bấu chắc vào mặtđất khi di chuyển.


3, Làm thế nào để có đôi giày vừa chân?


Một đôi giày được xem là phù hợp khi nó bảo vệ được bàn chân, không gây đau hay trở ngại trong khi hoạt động,đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Để đo giày tương thích với bàn chân,bạn nên đo gót chân đến ngón dài nhất rồi cộng với 2cm. Chiều ngang: Phần rộngnhất của giày ứng với số đo từ ngón cái đến ngón út ở đoạn tiếp giáp giữa cácngón với phần mu bàn chân. Chiều cao gót không được quá 5cm, chiều rộng gót 2cm,góc sườn (độ dốc) vừa phải, phần mũi giày có độ hếch hợp lý với bước chân đi.


giay-nam-nam.jpg



Ngón chân ở mũi giày có thể hơi cong lại, có một khoảng cách độ rộng một ngón tay để ngón chân có chỗ hoạt độngbình thường. Mũi và đế giày phải chắc chắn khi đi sẽ không bị trẹo chân. Điểm cuối cùng là phải chọn mua loại giày đi không bí chân. Ngoài ra, đi mua, tốt nhất là vào 3-4 giờ chiều, lúc đó chân căng, mua giày vào lúc này về sau đi không bị đau chân.


Ngón chân thì mềm, còn móng chân lại cứng. Nếu đi giày da nhọn mũi quá chật, đầu bàn chân sẽ bị ép chặt, khiếnmóng cọ xát quá mạnh vào 5 đầu ngón chân, gây đau đớn, sưng tấy cục bộ, hình thành hiện tượng móng chân quặp cắm vào thịt, đi lại đau nhói khó chịu, thậm chí còn gây nhiễm trùng.


Cùng chia sẻ bí quyết về giày tại Kiwi việt nam
 
k riêng giày nam , giày nữ quá chật cũng mệt :(
 
đúng là kiwi chia sẻ toàn bí quyết hay :)
 
:"> cho ông anh xem mới đc
 
×
Quay lại
Top