Phỏng vấn Mangaka: Shinji Shimizu

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Phỏng vấn Shinji Shimizu (Tác giả truyện One Piece - Đảo Hải Tặc)



KenhSinhVien.Net-tachikawatoei01.jpg

Ở Nhật Bản, cái tên công ti Toei đồng nghĩa với phim hoạt hình, và nhiệm vụ của Shinji Shimizu duy trì danh tiếng cho hãng phim. Với sự nổi tiếng nhanh chóng của sêri phim hoạt hình mới nhất, "One Piece", Shimizu đã chứng tỏ ông là người phù hợp cho công việc này.

Japanime: Thưa ông, chính xác thì công việc của một nhà sản xuất là gì?

Shimizu: Ở Nhật Bản có rất nhiều chương trình hoạt hình được phát sóng, có lẽ con số là khoảng hơn 60/tuần. Và những chương trình này được phát sóng cả ngày - giờ cao điểm, sáng sớm, nửa đêm. Đối với tôi và tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực này thì giờ cao điểm là khoảng thời gian chúng tôi cố gắng để chương trình của mình được phát sóng. Nhưng có rất nhiều nhân tố mà chúng tôi phải xét đến để chương trình của bạn được chiếu vào giờ cao điểm, như tìm nhà tài trợ, quyền phát sóng và một khoản tiền lớn cần thiết. Nhiệm vụ của một nhà sản xuất không chỉ là tạo ra một chương trình hay mà còn phải tìm được thời điểm thích hợp để phát sóng chương trình. Ví dụ khi phim hoạt hình của bạn lại chiếu vào lúc nửa đêm thì chắc là sé chẳng có ai xem cả. Vì thế trước hết bạn cần xác định bạn định những khán giả nào sẽ xem chương trình của bạn, sau đó nắm rõ khoảng thời gian trong ngày những khán giả này có thể xem TV, rồi cố gắng để chương trình của bạn sẽ được phát sóng vào khoảng thời gian ấy. Đến khi chương trình ấy được phát sóng, bạn cần phải xem xét đến việc bán các sản phẩm đi kèm (ăn theo). Cần sáu tháng để đồ chơi và các sản phẩm khác được tung ra thị trường, còn với một game thì thời gian là một năm. Do đó bất kể phim hoạt hình của bạn hay thế nào, nếu nó bị ngừng phát sóng sau sáu tháng thì chúng tôi sẽ không thể bán được hàng vì những sản phẩm ấy thậm chí còn chưa được xếp vào kho hàng. Bạn phải cố gắng hết sức để chương trình được phát sóng trong khoảng thời gian đủ lâu để có thể bán các sản phẩm ăn theo.

Japanime: Ông cũng kết hợp chặt chẽ với các công ti đồ chơi và những đại lí bán lẻ chứ?

Shimizu: Tất nhiên rồi. Chúng tôi phải chọn xem nhân vật nào thích hợp nhất để sản xuất thành đồ chơi hoặc các sản phẩm khác. Chúng tôi phải họp nhiều lần với các nhà sản xuất và các công ti có liên quan. Dĩ nhiên là tạo ra một sản phẩm vui nhộn và có khả năng bán chạy là tốt nhất cho tất cả mọi người, nhưng sự thật thì không phải lúc nào cũng như vậy. Trẻ em rất nhạy cảm với những sản phẩm như thế này, chúng có thể cảm thấy một phim hoạt hình được làm ra có phải vì mục đích thương mại hay không. Chúng biết đấy. Điều này thật ngạc nhiên. Vì vậy bạn phải có những kỹ xảo rất tinh vi để những đứa trẻ không có cảm giác là bạn đang cố bán sản phẩm cho chúng.

Japanime: Điều gì xảy ra khi một bộ phim hoạt hình rất phổ biến nhưng các sản phẩm lại không thành công?

Shimizu: Việc này xảy ra rất nhiều. Ví dụ, tôi là nhà sản xuất của bộ phim "Kindaichi Shonen no Jikenbo" (Hồ sơ những vụ án của thám tử trẻ Kindaichi). Bộ phim này được phát sóng trong 3 năm rưỡi, vào giờ cao điểm, 7h tối thứ 2. Mặc dù tỉ lệ người xem rất cao nhưng chúng tôi lại chịu thiệt hại kinh tế khá lớn vì các sản phẩm không bán chạy.

Japanime: Dù bộ phim rất được yêu thích, ông có xem đó là một thất bại vì không đạt được mục đích thương mại không?

Shimizu: Không, vì thường thì nếu một chương trình không thành công, đài truyền hình sẽ ngừng phát sóng nó sau 6 tháng hoặc 1 năm. Nhưng riêng sêri này lại quá nổi tiếng và đã được phát sóng trong 3 năm rưỡi, vì thế đài truyền hình còn phải cảm ơn chúng tôi ấy chứ. Có điều lãnh đạo công ti tôi lại rất tức giận, và muốn tôi thu hồi lại số tiền chúng tôi đã thua lỗ trong chương trình này (cười). May thay, "One Piece" lại mang lại lợi nhuận rất lớn, lớn hơn nhiều so với những gì chúng tôi mất trong "Kindaichi".

Japanime:Vậy là một bộ phim sẽ bù đắp cho những thua lỗ trong một bộ phim khác?

Shimizu: Với tôi thì đúng là như thế. Tuy nhiên công ti của tôi vẫn còn rất bực bội (vì Kindai chi) (cười). Nhưng tôi luôn mong muốn làm được một bộ phim trinh thám và rồi "Kindaichi" xuất hiện, vì thế tôi phải nắm lấy cơ hội này. Là một nhà sản xuất, tôi rất tự hào về việc mình đã làm, không chỉ trẻ con mà người lớn cũng xem bộ phim này. Đây chính là kiểu phim hoạt hình mà tôi luôn mong muốn sản xuất.

Japanime: Khi ông đang triển khai những bộ phim mới, ông có tìm kiếm các kịch bản hay với ý tưởng hoàn toàn mới mẻ?

Shimizu: Tất nhiên. Chúng tôi làm phim hoạt hình cho trẻ em, tuy nhiên có nhiều manga được viết cho mọi lứa tuổi, đó là các truyện ngắn dành cho thanh thiếu niên, học sinh, và cả người lớn nữa. Đối với các tác phẩm của mình, tôi thường tìm trong các tạp chí của con trai, như là "Shonen Jump", "Weekly Shone Magazine" và "Shonen Sunday", cũng như các tuần san manga khác.

Japanime: Và đó là nơi anh tìm kiếm các ý tưởng cho những bộ phim mới?

Shimizu: Ồ, tôi cũng muốn vậy, và tất nhiên tất cả những nhà sản xuất ở Nhật cúng muốn vậy. Do đó giành được quyền làm phim hoạt hình cho những manga nổi tiếng nhất của tạp chí "Jump" là một việc rất khó khăn đòi hỏi nhiều công sức. Ví dụ, "Kindaichi" là sêri số một của "WWeekly Shonen Magazine", "One Piece" là truyện ngắn hàng đầu của "Jump". Vì thế nhà sản xuất phải vận dụng tất cả những kĩ năng của mình để giành được quyền sản xuất các bộ phim này. Với tôi thì tôi không chiều chuông các hoạ sĩ bằng cách mời họ ăn uống linh đình ở quận Roppongi (một quận trù phú ở Tokyo). Đó không phải là cách làm việc của tôi. Tôi tin rằng tốt nhất là giành những bữa tiệc như thế sau khi chúng tôi cộng tác ăn ý với nhau để hoàn thành bộ phim. Tất nhiên để làm được những gì mình muốn cũng cần phải có kỹ xảo nào đó, nhưng bạn cũng không cần phải làm điều gì quá đặc biệt cả. Những bộ phim ấy cứ tự đến với tôi thôi.

Japanime: Vậy là khi ông giành được quyền sản xuất một tác phẩm của một hoạ sĩ nổi tiếng thì nguyên nhân là do danh tiếng và sự đảm bảo về chất lượng của Toei?

Shimizu: Vâng, vâng, tất nhiên rồi. Toei là hãng lớn nhất về lĩnh vực phim hoạt hình, và bản thân tôi cũng tạo được danh tiếng vì những thành công trong quá khứ, vì vậy các hợp đồng ấy cứ tự đến với chúng tôi. Đôi khi chờ đợi lại tốt hơn là cứ đeo đuổi lấy các tác phẩm ấy. Thế nhưng cũng không phải bởi vì tôi quá giỏi hoặc đại loại như thế! (cười)

Japanime: Nhưng ông vẫn phải thuyết phục những họa sĩ vì, ví dụ như, khi tác giả của "One Piece" được một hãng hoạt hình khác chào đón. Ông sẽ phải thuyết phục ông ấy đến với Toei chứ?

Shimizu: Đúng vậy, việc này đòi hỏi nhiều công sức. Có rất nhiều hãng bao vây lấy một tác phẩm xuất sắc như thế. Và ai cũng cố gắng để giành lấy, vì thế chúng tôi phải áp dụng cách riêng của mình.

Japanime: Đã bao giờ ông không đạt được những gì mình muốn chưa?

Shimizu: Cũng có chứ. Nhưng hầu hết những bộ phim ấy đều thất bại bởi vì chúng đã không qua tay tôi sản xuất mà. Đó là cách tôi nhìn nhận những gì mình không đạt được. (cười)

Japanime: Nhưng hiện giờ ở Nhật đã có đủ manga cho tất cả các hãng phim tiếp tục kinh doanh phải không?

Shimizu: Ừm, giới trẻ không còn đọc các mẩu truyện manga như trước nữa. Sách và tạp chí thiếu nhi giờ đây bao gồm nhiều thông tin hơn là manga. Vì thế các tạp chí như "Shonen Jump", "Weekly Shonen Magazine", "Shonen Sunday" và các ấn phẩm khác từng nhắm tới các học sinh tiểu học giờ đây lại chuyển hướng sang những độc giả lớn tuổi hơn, đó là các học sinh trung học. Do đó chúng tôi vấp phải khó khăn là có ngày càng ít kịch bản hay để chúng tôi có thể chuyển thành phim cho trẻ nhỏ, những khán giả của Toei.

Japanime: Thị trường Bắc Mĩ hiện đang tràn ngập các quảng cáo giới thiệu về hoạt hình truyền thống của Nhật, và nhu cầu ở đó ngày càng tăng. Ở Nhật, ông có nhận thấy một xu hướng là có ngày càng ít các bộ phim như vậy không?

Shimizu: Điều này là một thực tế. Có lẽ sau 10 hay 15 năm, những độc giả lớn tuổi hơn đã đọc quá nhiều manga rồi và giờ đây cần 1 câu truyện hay hơn, sâu sắc hơn. Để đáp ứng nhu cầu này, các câu truyện trở nên ngày càng phức tạp, đồng nghĩa với việc các khán giả nhỏ tuổi sẽ khó mà hiểu được nội dung của các câu truyện này. Người lớn hơn thì lại thích có thêm các màn hành động và những cảnh của người lớn, tức là có nhiều cảnh bạo lực và s.ex. Nhưng "One Piece" lại là một câu truyện có nội dung đã cũ. Nhân vật chính muốn chiến đấu bằng tay chứ không phải bằng súng. Đây là kiểu phim hoạt hình mà trẻ em thích xem.

Japanime: Vậy "One Piece" là sự trở lại của kiểu anime truyền thống?

Shimizu: Đúng thế. Và nhờ có "One Piece", các truyện tranh tương tự lại đang được sản xuất. Nói chung hiện nay độ tuổi trung bình của độc giả manga đang tăng lên. Tuy vậy chúng tôi vấn làm phim hoạt hình cho các khán giả nhỏ tuổi.

Japanime: Những khán giả nào mang lại cho Toei khoản lợi nhuận lớn nhất?

Shimizu: Đó là trẻ em từ 5 tuổi - độ tuổi học sinh cấp 2. Bọn trẻ từ 5 - 10 tuổi mua đồ chơi và các sản phẩm tương tự liên quan đến các nhân vật hoạt hình chúng yêu thích. Bọn trẻ từ 10 - 15 tuổi thì lại chơi game và mua các CD, DVD nhạc. Tất nhiên con số này chưa chính xác hoàn toàn, nhưng tôi nghĩ chúng gần với thực tế nhất.

Japanime: Thế những khán giả lớn hơn không mua các sản phẩm ăn theo sao?

Shimizu: Tôi nghĩ họ cũng thích, nhưng chỉ sau khi mua những thứ cần thiết hơn như đồ dùng học tập chẳng hạn. Trẻ con thì chỉ cần một cái treo chìa khoá có hình nhân vật chúng thích trên túi đi học là đã vui rồi, nhưng khi là học sinh cấp 2 thì chúng lại không thích thế nữa. Thay vào đó chúng lại tiếp cận bộ phim bằng cách chơi game của phim đó.

Japanime: "Dragon Ball", bộ phim mà Toei sản xuất, có tuổi thọ dài bất ngờ. Ông nghĩ thế nào về điều này? Và theo ông nguyên nhân nào đã giúp "Dragon Baall" có được thành công đó?

Shimizu: Điều này thật khó giải thích. Tất nhiên khi làm phim thì những người sản xuất đã cố gắng nỗ lực hết sức vào công việc. Tuy vậy, khi bộ phim trở nên quá nổi tiếng thì chúng tôi bắt đầu nhận ra nguyên nhân chủ yếu không phải nhờ vào sự nỗ lực của mình. Tôi tin là "Dragon Ball" thành công là nhờ các game của câu truyện. "Dragon Baall" đá được ngừng công chiếu từ 10 năm trước. Vài năm trước đây chúng tôi cũng đã thử sản xuất lại ở Nhật nhưng lân này lại không được thành công lắm.

Japanime: Nếu một sêri phim rất nổi tiếng ở Nhật lại không đạt được thành công tương tự ở nước ngoài thì nó có bị xem là một thất bại không? Nói cách khác, ngành công nghiệp phim hoạt hình của Nhật có xem thành công ở nước ngoài là quan trọng nhất?

Shimizu: Chúng tôi không thực sự mơ đến thành công ở cả trong và ngoài nước khi chúng tôi đang sản xuất một bộ phim. Chúng tôi quan tâm trước hết đến thành công tại Nhật, còn các thành công ở nước ngoài chỉ được tính tới sau khi đã hoàn tất sản phẩm mà thôi. Đương nhiên là chúng tôi cũng có nghĩ đến chiến lược marketing ở nước ngoài ngay từ đầu, nhưng nếu sản phẩm ấy không đạt được thành công ở Nhật thì nó cũng chẳng thể thành công ở bất cứ nơi nào khác. Đây chính là quan điểm cơ bản của Toei.

Japanime: Vậy là khi lập kế hoạch sản xuất một sêri phim, các ông chỉ quan tâm đến thành công ở Nhật?

Shimizu: Chúng tôi cúng muốn đạt được thành công trên toàn cầu. Nhưng đầu tiên chúng tôi phải tin tưởng vào sản phẩm của mình và tin rằng đó là sản phẩm tuyệt hảo nhất đã từng được sản xuất. Chúng tôi phải làm thế nào để có thể tự hào về nó. Muốn vậy chúng tôi phải tập trung làm việc để đạt được kết quả tốt. Sau này có lẽ sẽ có những chiến lược bán sản phẩm ở nước ngoài, nhưng chúng tôi chưa tể nghĩ quá xa khi mới chỉ bắt đầu.

Japanime:Thành công của "Dragon Ball" và "Sailor Moon" quả là đáng ngạc nhiên! Vậy Toei đã học được gì từ những thành công này để áp dụng cho các sản phẩm hiện thời, giúp cho chúng nổi tiếng ở nước ngoài?

Shimizu: Trước hết phải nói là chúng tôi không hề ngạc nhiên trước những thành công ấy. Hoạt hình Nhật Bản đã xuất hiện tại châu Âu được hơn 30 năm rồi, tại Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Rất nhiều công dân những nước này đã lớn lên cùng với hoạt hình Nhật. Nhưng hoạt hình Nhật mới trở nên phổ biến ở Mĩ trong thời gian gần đây. Ở Mĩ, "Sailor Moon", "Dragon Ball" và "Dragon Ball Z" đã xuất hiện khoảng 10 hay 15 năm trước nhưng chúng không gây được sự chú ý. Thế mà hiện nay chúng lại trở nên cực kì nổi tiếng. Chúng tôi thực sự muốn thâm nhập vào thị trường Mĩ, vì vậy chúng tôi cho rằng đây chính là thời điểm thích hợp cho chúng tôi. Hiện tại chúng tôi phải nghiên cứu thị trường Mĩ và vạch ra một kế hoạch hiệu quả.

Japanime: Theo anh tại sao thị trường Mĩ lại khó chấp nhận các phim hoạt hình Nhật đến thế?

Shimizu: Đấy là điều dĩ nhiên thôi. Ở Mĩ có Disney. Và khi tôi đến Mĩ tôi đã cảm nhận rõ ràng là ở đây chỉ có hai loại phim hoạt hình: loại dành cho trẻ em và loại dành cho người lớn. Có vẻ như họ không sản xuất các phim hoạt hình cho giới thanh niên. Người lớn ở Mĩ kiểm soát con cái họ rất chặt chẽ, họ nói với các con mình rằng chúng phải tự chịu trách nhiệm với các hành động của mình. Ở Nhật, nếu bạn đến các quận Shibuya và Harajuku (những quận kinh doanh ở Tokyo rất được giới trẻ ưa chuộng), bạn sẽ thấy những học sinh tiểu học và trung học ngồi trên đường, chỉ để tụ tập la cà. Đây chính là đối tượng của phim hoạt hình Nhật. Nhưng ở Mĩ có vẻ không có lớp khán giả như thế. Tuy nhiên nền văn hoá pop của Mĩ đang có dấu hiệu thay đổi. Người Mĩ coi hoạt hình Nhật là thứ để làm mới mình. Năm ngoái khi đến UCLA tôi đã nói chuyện với một vài đứa trẻ, đầu tiên chúng rất ít nói, nhưng khi đã được truyền cảm hứng, tôi nhận ra rằng chúng đang tìm kiếm và cảm thấy tương tự nhứng đứa trẻ Nhật đồng trang lứa. Hãy đối mặt với thực tế: là một thanh niên trong thế giới ngày nay không phải là một chiếc gi.ường trải đầy hoa hồng. Bạn liên tục nghe về s.ex, bạo lực và tội ác, và phim hoạt hình Nhật đôi khi được xem là sự lột tả s.ex và bạo lực. Nhưng thật ra chúng tôi không phát sóng nhiều những bộ phim như thế vào giờ cao điểm. Trẻ em Nhật có thể tự chọn để xem những gì chúng muốn xem. Có vẻ ở Mĩ chỉ có các phim hoạt hình Nhật có nội dung và hình ảnh tiêu cực, vì vậy điều này gây ấn tượng xấu cho người Mĩ về phim hoạt hình của chúng ta. Những bộ phim phần lớn người Nhật xem - một vài tác phẩm thành công nhất của chúng ta - lại chưa được dân Mĩ biết đến. Để tôi đưa ra một ví dụ nhé: ở UCLA, tôi đã bảo những học sinh ở đó giơ tay lên khi tôi nhắc đến tên của phim hoạt hình mà họ biết. Có khoảng 50 người. Tôi nhắc đến "Sazae-san", có lẽ là manga nổi tiếng nhất trên toàn nước Nhật, chỉ có 1 hoặc 2 cánh tay giơ lên. "Doraemon" (cũng rất phổ biến ở Nhật) có khoảng 5 người biết. "Doraemon" được xuất bản bởi nhà xuất bản Shogakukan và được sản xuất thành phim bởi chính công ti đã sản xuất "Pokemon". Dù nhìn nhận thế nào thì "Doraemon" vẫn hay hơn "Pokemon" nhiều. "Pokemon" được xem nhiều là nhờ trò chơi, đó là lí do vì sao nó lại nổi tiếng đến thế, nhưng "Doraemon" đã được dựng thành hơn 20 phim dài. Và "One Piece" cũng chưa được chiếu ở đó. Bên cạnh khía cạnh kinh doanh, cá nhân tôi cũng muốn đảm bảo khi sang nước ngoài các phim hoạt hình của chúng tôi sẽ chuyển tải được đúng đắn các thông điệp vì tôi tin rằng đây là cách tốt nhất để giới thiệu cho bạn bè quốc tế nền văn hoá Nhật. Khi bọn trẻ thích hoạt hình Nhật, chúng cũng sẽ thích người Nhật. Qua các bộ phim hoạt hình, tôi muốn tất cả mọi người trên thế giới hiểu về đất nước, con người và văn hoá Nhật. Tất nhiên là tôi cũng quan tâm đến cả khía cạnh kinh tế nữa. (cười)

Japanime: Trong tất cả các bộ phim ông tham gia sản xuất thì ông tự hào về bộ phim nào nhất?

Shimizu: Tôi thật sự rất thích "One Piece", và cả "Ge-Ge-Ge no Kitaro nữa. Giờ đây ước mơ của tôi là làm cho "One Piece" nổi tiếng trên toàn thế giới. Vì đó là một câu truyện có nội dung không mới, tôi nghĩ nó sẽ dễ hiểu. Những câu truyện trong "One Piece" cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nước nào. Tôi cũng rất thích "Kitaro", mặc dù đây là một câu truyện hoàn toàn khác, rất Nhật Bản. "Kitaro" lột tả một thế giới Nhật rất cổ, và có thể những khán giả nước ngoài khó mà hiểu được. Vì thế tôi đã tạo ra một bản promo (phim sơ lược) "Kitaro", nó đã nhận được giải thưởng cho sáng tạo nghệ thuật bằng máy tính. Tôi đã làm bằng cách sử dụng đồ hoạ vi tính và cố tình viết bằng tiếng Anh với mục đích quảng cáo. Tôi vẫn không thể tin được một câu truyện hay như vậy lại chưa được thế giới biết đến.

Japanime: Bản promo của "Ge-Ge-Ge no Kitaro" có ghi "Sắp có". Điều đó có nghĩa là bộ phim này sẽ sớm được phát sóng ở Mĩ?

Shimizu: Tôi cũng hi vọng thế. Bộ phim đã làm xong. Có khá nhiều người quan tâm đến bộ phim, và tôi nghĩ việc tìm nhà tài trợ cũng dễ dàng thôi.
Japanime: Thế còn "One Piece"?

Shimizu: Có nhiều công ti truyền hình nước ngoài quan tâm đến bộ phim này. Chúng tôi chỉ phải điều chỉnh lại cho phù hợp, cắt bỏ những nhân vật hút thuốc (sẽ tạo ấn tượng xấu với người Mĩ), vài cảnh bạo lực.... Bộ phim đã được trình chiếu ở châu Âu. Nhưng "One Piece" hơi khó hiểu một chút vì các nhân vật có nhiều cảnh suy nghĩ nội tâm. Là một nhà sản xuất, tôi rất tin tưởng vào thành công của bộ phim, nhưng có thể sẽ hơi khó vì trong đó có nhiều triết lí phương Đông.

Japanime: Ông nghĩ trong tương lai ngành công nghiệp hoạt hình ở Nhật nói chung và công ti Toei nói riêng sẽ phát triển như thế nào?

Shimizu: Chúng tôi thực sự muốn trẻ em trên toàn thế giới xem các bộ phim của chúng tôi, chúng tôi không mong gì hơn ngoài phổ biến các anime, bán đồ chơi và các sản phẩm khác. Nhưng điều này không chỉ vì mục đích kinh doanh. Chúng tôi không thể giúp đỡ những trẻ em sống trong đói nghèo hoặc chiến tranh, nhưng nếu những đứa trẻ ấy có thể tìm được nguồn sức mạnh để tiếp tục sống nhờ vào những bộ phim của chúng tôi thì chúng tôi sẽ rất vui. Chỉ cần như "One Piece", chúng có thể nhìn lên các vì sao và tìm thấy sức mạnh để đi tiếp.

KenhSinhVien.Net-littlegarden-one-piece.jpg


Nguồn NXB Kim Đồng
 
×
Quay lại
Top