Picasso – Vĩ nhân khổ hạnh

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Một con người đầy mê hoặc ở đời thường, ồn ã trong tình ái nhưng lại khổ hạnh khi lao động nghệ thuật, Pablo Picasso là một thiên huyền thoại sống của thế kỷ 20.

Là một gã ghen tuông bậc nhất thiên hạ nhưng Pablo Picasso cũng ít khi chung thủy tuyệt đối, thậm chí tàn nhẫn trong tình yêu. Với họa sĩ thiên tài, công việc sáng tác hội họa là mối quan tâm sâu sắc và ưu tiên nhất, vì thế, trong cuộc sống đời thường, ông đã làm tan nát cõi lòng không ít những phụ nữ ái mộ, những người tình bất hạnh. Năm 1911, những ngày cuối cùng của cảm hứng lập thể, sống ở Montparnasse, Picasso không cho phép bất cứ ai vào phòng vẽ của mình nếu không được ông cho phép. Lúc này, dù đang chung sống với người tình Fernande Olivier nhưng người phụ nữ này chỉ được phép gặp đại danh họa vào bữa tối. Và kể cả khi giáp mặt trên bàn ăn, Picasso cũng giữ một gương mặt nghiêm trang, dường như ông đang chìm ngập vào thế giới nghệ thuật, không còn để ý gì đến mọi thứ chung quanh mình. Khi giai đoạn cô lập bản thân để sáng tác qua đi, danh họa người Tây Ban Nha nỗ lực để phục hồi bằng cách tích cực tham dự các buổi dạ tiệc. Tuy nhiên, trong không khí nô nức ấy, những khoảnh khắc cô đơn, buồn rầu vẫn hiện diện trong cuộc sống của ông.

picasso--vi-nhan-kho-hanh.jpg

Năm 1911, những ngày cuối cùng của cảm hứng lập thể, sống ở Montparnasse, Picasso không cho phép bất cứ ai vào phòng vẽ của mình nếu không được ông cho phép

Trong hồi ký của mình, viết vào năm 1950 và công bố vào đầu năm 1960, Françoise Gilot, một trong số các người tình của Picasso và là mẹ của hai con trai của ông, Paloma và Claude đã kể chi tiết về quãng thời gian sống với người tình nghệ sĩ. Theo đó, Françoise Gilot đã dành rất nhiều thời gian quan sát, để ý và làm mẫu cho nhiều tác phẩm của Picasso. Một trong những thói quen kỳ lạ của đại danh họa là ông thường vẽ chân dung không bằng cách quan sát trực tiếp người mẫu mà vẽ bằng trí nhớ về họ.

picasso--vi-nhan-kho-hanh.jpg

Chân dung Francoise Gilot (1946)

Theo nhiếp ảnh gia Brassaï, người đã dành nhiều thời gian với Picasso trong những năm 1930 và 1940, “đứa con phi thường, ghê gớm của thế kỷ XX” luôn thất vọng về những tác phẩm của mình. Ông luôn tin rằng mình đã có thể làm tốt hơn và cố gắng vẽ lại một bức tranh nhiều lần cho tới khi cảm thấy hoàn hảo, ưng ý. Vĩ nhân của làng hội họa từng xé tan một bức vẽ Françoise Gilot, ngồi nhìn trân trân vào cơ thể khỏa thân của cô, sau đó yêu cầu người tình mặc quần áo và nói rằng cô không cần thiết làm mẫu cho ông nữa.

picasso--vi-nhan-kho-hanh.jpg

"Khi làm việc, tôi bỏ lại cơ thể của mình ngoài cánh cửa, như cách người Hồi giáo cởi giày trước khi bước vào nhà thờ”

Khi vào việc, Picasso vô cùng hà khắc với chính bản thân. Ông làm việc từ chiều tới 11 giờ đêm, hầu như không nghỉ ngơi hay ăn uống. Khi được hỏi thăm rằng ông có cảm thấy mệt mỏi hay không, Picasso nói: “Không. Đó là một bí quyết để sống lâu. Khi làm việc, tôi bỏ lại cơ thể của mình ngoài cánh cửa, như cách người Hồi giáo cởi giày trước khi bước vào nhà thờ”. Đôi khi Picasso bắt đầu vẽ và hoàn thành một bức tranh trong một buổi tối, lúc khác ông lại chỉ nhìn chằm chằm một bức vẽ trong hàng giờ, sau đó vẽ lại một lần nữa khi vật lộn với bản thân để tìm ra một cách thể hiện mới mẻ. Cũng không hiếm lần ông hủy hoại một tác phẩm mới hoàn thành hoặc bỏ dở bức tranh đang vẽ và trở lại ngày hôm sau.

picasso--vi-nhan-kho-hanh.jpg

Les Demoiselle d’Avignon (Những cô nàng ở Avignon - 1907)

Khi đã lớn tuổi, Picasso vẫn giữ tính cách cởi mở, hiếu khách và thường trò chuyện rất lâu với những vị khách ghé thăm. Ông nói với người tình Françoise Gilot rằng mình cần kết nối với thế giới bên ngoài thông qua các cuộc đối thoại với mọi người xung quanh. Ông so sánh bản thân với một dòng sông đã tràn bờ và bây giờ đang tìm cách thiết lập mọi thứ vào quy củ. Khi được hỏi vì sao cứ phải đắm đuối vẽ tranh như hành xác như vậy, Picasso nói rằng ông muốn trở thành “người am hiểu nhất về bức tranh”, nghĩa là muốn trở thành người đầu tiên khám phá ra vẻ đẹp của xu hướng hội họa mà ông quan tâm. Tác phẩm điêu khắc Bull Head (Đầu bò - 1942) và Man with Sheep (Người đàn ông và con cừu - 1943) được hoàn thành với một quãng thời gian ngắn ngủi tới khó tin, nhưng cũng có những tác phẩm như Les Demoiselle d’Avignon (Những cô nàng ở Avignon - 1907) đã khiến ông phải lao tâm khổ tứ không biết bao nhiêu lần cho kể để hoàn thiện.

picasso--vi-nhan-kho-hanh.jpg

Sự lập dị, khổ hạnh của Picasso không phải là tính cách người thường, đó là phẩm chất của một vĩ nhân

Picasso đã trải qua những giai đoạn khó khăn, khi lâm vào những bi kịch trong sáng tạo và cuộc sống nhưng ông đã luôn cố gắng thích nghi với hoàn cảnh để luôn luôn có thể vẽ tranh. Vì thế, sự lập dị, khổ hạnh của ông không phải là tính cách người thường, đó là phẩm chất của một vĩ nhân.

Theo PL&XH
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top