Quá trình ôn thi TOEIC

pinkcat

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2010
Bài viết
12
Nguồn: www.TiengAnh.com.vn

Quá trình ôn thi TOEIC
1319188616.nv.jpeg

*
Mời các bạn lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm về quá trình ôn thi TOEIC của một bạn sau nhé!
.
Hưởng ứng lời kêu gọi của bác Mr. Long, mình cũng muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm về quá trình ôn thi TOEIC trước kia.

.
Thời sinh viên (mình học Bách Khoa) mình có thi TOEIC 2 lần. Lần thứ nhất vào tháng 3 năm 2006 (khi đó TOEIC Vietnam liên kết với ĐHBKHN tổ chức kỳ thi tại tòa nhà khoa ngoại ngữ) khi đó mình thi lần đầu được 725 điểm vào kỳ thứ 2 năm thứ 4. Và lần thứ hai vào tháng 10-2006, đầu năm cuối, sau một quá trình ôn tập tập trung khoảng 3 tháng, mình được 915 điểm.

Thực ra, khi vào đại học, mình mới thực sự học tiếng Anh một cách tập trung. Mình bắt đầu học tiếng Anh tại một lớp học về ngữ pháp – luyện thi đại học, lớp của thày giáo Trần Minh Tâm – nhà E2 – phòng 304 (gần quán cơm Thanh Hiền) thày giáo đã ngoài 70 tuổi nhưng tâm hồn vẫn trẻ và là một người thày tâm huyết. Thày đã cung cấp cho mình một vốn kiến thức chắc chắn cả về ngữ pháp và từ vựng trong tiếng Anh. Và một điều quan trọng hơn nữa là tất các các từ thày đều đã tra phiên âm cụ thể, do đó mình có được kỹ năng phát âm khá tốt.

Thông thường, đa số sinh viên khi đi học thêm thì hay nghỉ học vào kỳ thi – như vậy khiến cho quá trình học tiếng Anh của mình không được liên tục và nếu học phải một quá học thực sự thì dần dần sẽ đuối và sẽ hoặc là nghỉ giữa chừng hoặc là học không có hiệu quả. Nhưng mình không nằm trong số đó. Mình vẫn đều đặn theo lớp học của thày trong vòng 2 năm, và vẫn đều đặn học tiếng Anh mỗi ngày kể cả trong những ngày ôn thi trên giảng đường, thì mình vẫn học tiếng Anh trước rồi mới cùng bạn bè ôn chuyên môn.

Cách học là viết lại toàn bộ bài học, đánh dấu bút đỏ, note lại phiên âm và nghĩa, tập nói lại bài đọc. Với phương châm là không cần học nhiều, chỉ cần học chất lượng, ngày nào cũng ôn tập từ đầu quyển đến cuối quyển vở của mình. Dần dần, mình đã có một vốn tiếng Anh chắc chắn và phát âm có căn bản.

Mình cũng bắt học nghe bằng VOA Special English. Tối nào cũng bật cho chạy tự do tua đi tua lại một số bài trong khi tập thể dục. Được vài hôm thì xem script, rồi thấy à, hóa ra từ này nói thế này à.

Hồi đó, khoa ngoại ngữ có liên kết với Crain House – một tổ chức phi lợi nhuận ở Kentucky – USA, tổ chức các khóa học giao tiếp do giáo viên nước ngoài giảng dạy vào các dịp hè với chi phí khá sinh viên. Mình có tham dự ở đó hai khóa, và nhận ra rằng mình cần improve khả năng nói tiếng Anh hơn nữa. Đồng thời vô tình mình tham dự vào câu lạc bộ tiếng Anh BFTE trong trường Bk, đây thực sự là một môi trường lý tưởng để mình có một môi trường nói tiếng Anh khá tốt, nói, viết, giao tiếp, tình nguyện, và chơi bằng tiếng Anh. Mình thực sự biết ơn rất nhiều các anh chị chủ tịch anh Hùng, chị Khánh, chị Thu, chị Hòa – các giảng viên trẻ mới du học ở nước ngoài về.

Hồi đó, mình đi thi TOEIC lần đầu, chỉ mất $15 (khyến mại $5) và được 725 điểm. Sau đó, mình mới bước vào quá trình ôn luyện thi TOEIC thực sự và thấy rằng trên thực tế, có những lúc mình nghe audio và đọc tapescript nhưng thấy không giống nhau.

À thì ra là do có những quy tắc nối âm, biến âm nhất định. Nếu mình không nói được giống họ thì cũng không thể nghe được hiểu hết cho đến tận cùng. Thế là mình bắt đầu vào học giáo trình American Accent Training của Ann Cook, và pick up dần dần về các quy tắc phát âm, nối âm, nuốt âm, biến âm. Song song với quá trình này mình có nghe VOA normal.
Lúc đầu thấy tốc độ người ta nói như ma đuổi vậy, nhưng nghe đi nghe lại, rồi xem script. Dồn tiền dạy thêm 2 tháng lại mới đủ để mua cái mp3, tranh thủ cắm tai nghe mọi lúc, mọi nơi có thể. Dần dần, mỗi lần nghe mình lại hiểu thêm về nội dung bài. Cứ như vậy một thời gian mình thấy, không hiểu tự lúc nào tốc độ nói ấy cũng không còn nhanh nữa, mà đã trở thành normal, vì có lẽ là tai của mình đã dần quen với các phát âm tiếng Anh của người Mỹ.

Cuối cùng mình bước vào ôn TOEIC vì thấy nó khá thực dụng về từ vựng và các tình huống, mình chỉ ôn duy nhất một giáo trình là TOEIC Mastery. Vẫn với phương châm là đã học gì là phải nhớ. Mình học thuộc tất cả phần nghe của TOEIC Mastery, tập nói giống họ về cả ngữ điệu và tốc độ, lên, xuống giọng… trong những khoảng thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học trên trường… đồng thời ôn phần grammar trong đó, học đi học lại, ngày nào cũng ôn tập cả quyển vở ghi của mình. Hồi đó là năm cuối mình tuyên bố với mấy cu bạn là tao phải thi tới 900 mới thôi nên phải học hăng để giữ lời. Thật may mắn là hồi đó mình thi được 915 điểm.

Tóm lại theo mình, các bạn sinh viên nên học tiếng Anh theo hai bước chính:

1. là bồi bổ grammar, vocabulary, pronunciation (giai đoạn closed)
2. tham gia học tiếng Anh với người bản ngữ, các câu lạc bộ tiếng Anh (giai đoạn open) bồi bổ speaking và listening
Và điều quan trọng là phải ôn tập tiếng Anh mỗi ngày.
Theo mình, Tiếng Anh cũng như tình yêu vậy, cần được chăm sóc mỗi ngày thì mới lớn được.

Các bạn có thể tham gia thảo luận về bài viết theo địa chỉ: https://www.tienganh.com.vn/showthread.php?t=22107
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
:KSV@02:học có 7month mà điểm cao dữ zaayj?
 
Tóm lại theo mình, các bạn sinh viên nên học tiếng Anh theo hai bước chính:
1. là bồi bổ grammar, vocabulary, pronunciation (giai đoạn closed)
2. tham gia học tiếng Anh với người bản ngữ, các câu lạc bộ tiếng Anh (giai đoạn open) bồi bổ speaking và listening
Và điều quan trọng là phải ôn tập tiếng Anh mỗi ngày.
Theo mình, Tiếng Anh cũng như tình yêu vậy, cần được chăm sóc mỗi ngày thì mới lớn được.
Extremely agree^_^
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
khi các bạn tham gia khoá học Toeic của thầy Tuấn tại tienganh.com.vn, bằng những phương pháp và kỹ năng mà thầy truyền dạt, cộng vs việc chăm chỉ luyện tập của các bạn thì sau 2 tháng rưỡi, các bạn có thể lên 250 điểm so vs lúc ban đầu. Việc này hàont oàn có thể thực hiện đc mà.
 
×
Quay lại
Top