Sinh viên bị ép làm đồ án phục vụ trường?

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
1255231263_thiet-ke-dd1.jpg


Sinh viên không được chọn đề tài mình yêu thích.


(24h) - Sau đợt thực tập, như mọi năm, tất cả sinh viên (SV) năm cuối khoa mỹ thuật công nghiệp Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã nộp đơn đăng ký đề tài tốt nghiệp với văn phòng khoa.

Khi khoa hoàn tất việc nhận đơn và phân công giảng viên hướng dẫn thì “đùng một cái” SV bất ngờ nhận được thông báo: tất cả đề tài đã đăng ký sẽ bị hủy.
Thay vì được đăng ký đề tài từ ý tưởng của chính mình, tất cả SV bốn chuyên ngành: đồ họa, nội thất, tạo dáng, thời trang phải làm đề tài phục vụ cho cơ sở của trường đang được xây dựng ở Q.7, TP.HCM. Cụ thể, SV ngành đồ họa: thiết kế bộ bài (logo, ấn phẩm văn phòng, lịch...) quảng bá thương hiệu cho 11 khoa của trường; ngành tạo dáng: thiết kế thùng đựng rác đặt trong khuôn viên trường, thiết kế bộ bút viết dành cho SV và giảng viên của trường; ngành nội thất: SV lựa chọn thiết kế một hạng mục cơ sở Tân Phong; ngành thời trang thiết kế đồng phục cho trường.
Một SV bức xúc: “Tôi ấp ủ ý tưởng làm đề tài từ hơn hai năm nay, tốn rất nhiều công sức tìm tư liệu và mất vài triệu đồng để làm đồ án nhưng phải bỏ. Nhà trường đột ngột hủy đề tài khiến tôi mất phương hướng...”. SV Q. than thở: “Với SV mỹ thuật công nghiệp, đề tài tốt nghiệp rất quan trọng. Một đồ án tốt nghiệp không ấn tượng thì các nhà tuyển dụng không nhìn tới, làm chúng tôi rất khó xin việc làm”.
1255231134-thiet-ke-2.jpg
Việc buộc SV làm đề tài theo chỉ định họ không yêu thích là làm khó SV, khiến SV bị hạn chế sáng tạo và không có ý tưởng tốt” (Ảnh minh họa).
Trao đổi với PV, ông Vũ Hiền, trưởng khoa mỹ thuật công nghiệp, cho rằng: “Từ những năm trước, khi SV làm đồ án tốt nghiệp tôi phát hiện nhiều đề tài trùng lặp ý tưởng và tình trạng sao chép khá nhiều. Năm nay, tôi yêu cầu SV làm đề tài cho trường với tiêu chí đề tài tốt nghiệp được sử dụng, và để hạn chế tình trạng trên”. Còn ông Nguyễn Quốc Bảo, trưởng phòng kiểm định và giám sát nội bộ trường, khẳng định: “Việc thi cử trưởng khoa có toàn quyền quyết định đề thi đến phút chót”.
Thế nhưng điều không ít người ngờ tới là một số SV lại được làm đề tài theo ý mình và còn được trưởng khoa gợi ý chuẩn bị đề tài trước. Đó là những SV tham gia chương trình liên kết đào tạo giữa ĐH Tôn Đức Thắng với ĐH Shute (Đài Loan). Theo đó, mỗi SV đóng 40.000 Đài tệ (hơn 22 triệu đồng, gồm học phí, ăn, ở và bảo hiểm, chưa tính tiền vé máy bay - PV) sẽ được tham gia lớp học vét để hoàn thành hết số môn học còn nợ, rồi đi Đài Loan.
Ông Vũ Hiền xác nhận: “SV chỉ cần có tiền và trả nợ hết các môn học là được đi. Trong số đăng ký đi Shute, có SV còn nợ môn, hiệu trưởng chỉ đạo ưu tiên cho các SV này được học vét sớm để trả nợ môn học”. Việc các SV này được chuẩn bị đề tài trước, ông Hiền lý giải: “Vì đi nước ngoài thì không thể quay về lấy tài liệu. SV nào muốn đi Đài Loan đều sẽ được như vậy!”. Ông Hiền cũng thừa nhận trong số SV sang ĐH Shute có một số SV học bình thường, thậm chí học hơi yếu.
Nhiều SV thắc mắc tại sao trường không thông báo chủ trương trên ngay từ đầu năm học mà để sau khi SV đăng ký đề tài rồi khoa lại hủy bỏ và thực thi quy định đó. “Chúng tôi sẵn sàng sáng tạo phục vụ trường với tinh thần tự nguyện, chứ không phải bị ép buộc và thiếu công bằng như vậy” - một SV nói.
Một giảng viên khoa mỹ thuật công nghiệp của một trường ĐH chuyên đào tạo về kiến trúc cho rằng: “Việc buộc SV làm đề tài theo chỉ định họ không yêu thích là làm khó SV, khiến SV bị hạn chế sáng tạo và không có ý tưởng tốt”.
 
×
Quay lại
Top