Sinh viên hay ê ngại thuyết trình trước đám đông

adams01

Thành viên
Tham gia
22/3/2017
Bài viết
0
Gợi ý tí thôi, nếu giúp được cho các bạn điều gì thì áp dụng nhé !

1.Chuẩn bị
Sơ lược dàn ý chính cần nói trước đám đông : bạn nên ghi ra giấy những điểm mấu chốt trong phần trình bày của bạn, high light phần quan trọng.
Luyện tập nói trước gương nhiều lần để nói được trôi chảy, ghi ra ngay những ý tưởng chợt nghĩ ra trong quá trình luyện tập.
Xem lại nội dung thuyết trình thật kỹ : khi muốn đưa ra nhận định về một vấn đề nào đó, bạn cần chuẩn bị đủ cơ sở để chứng minh cho nhận định đó. Vì chắc chắn bạn sẽ nhận được câu hỏi vấn đáp nếu nhận định bạn đưa ra thiếu chính xác.
Hãy chọn cho mình một điểm nhấn trong phần thuyết trình của bạn. Bài thuyết trình của bạn có thể dài lê thê, có thể ngắn gọn, súc tích, nhưng điều quan trọng là phải có điểm nhấn. Hãy tập trung vào điểm nhấn trong phần thuyết trình của bạn. Hãy trả lời được cho mình câu hỏi : vì sao mọi người cần nghe phần thuyết trình của bạn ? Thông tin quan trọng được chia sẻ là gì?

2.Hành động
Tác phong : Gọn gàng, sạch sẽ, luôn nở nụ cười trên môi để tạo thiện cảm ( dĩ nhiên nụ cười phải đúng lúc nhé bạn ).
Khi thuyết trình không quay lưng về phía người nghe.
Không đứng yên một chỗ khi thuyết trình trong trường hợp bài thuyết trình quá dài, để tránh gây nhàm chán, bạn nên di chuyển qua lại.
Không nhìn một chỗ, một điểm khi thuyết trình. Nhiều bạn mang tâm lý e ngại, thiếu tự tin khi phải đứng trước đám đông, nên thường nhìn một chỗ, nhìn lên trần nhà hay cứ nhìn chằm chằm một điểm nào đó, điều này khiến người nghe nhận ra ngay sự thiếu tự tin, lúng túng của bạn, nhanh chóng dẫn đến nhàm chán.
Giọng nói phải rõ ràng, dễ nghe, tránh nói quá nhanh hay quá chậm, chú ý ngữ điệu khi nói.
Đặt câu hỏi cho người nghe trả lời, tương tác với họ cũng là một cách để lôi kéo sự chú ý.
Bạn phải thêm thắt một chút chiêu trò để thu hút người xem, bạn không cần làm điều này nếu như chủ đề của bạn là một công nghệ, nhân tố nào đó mà khi được công bố sẽ làm thay đổi thế giới, khi đó bạn không cần dùng bất cứ chiêu gì người ta cũng sẽ chăm chú lắng nghe bạn. Còn bình dân học vụ hơn, thủ thuật chính là nhân tố để bài thuyết trình của bạn thêm thành công.
Yếu tố cảm xúc chính là yếu tố quan trọng khi thuyết trình. Cảm xúc là thứ có thể cảm nhận được rõ ràng, bạn không làm giả cảm xúc được. Và nó là yếu tố quan trọng để kết nối bạn và khán giả đang lắng nghe bạn, hãy chú trọng phần này, đây chính là một điểm cộng khiến bạn, phần trình bày của bạn đọng lại trong tâm trí người nghe sau đó.
 
×
Quay lại
Top