Sóng điện thoại - Những nguy cơ tiềm ẩn vô hình

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Dù quá gần gũi với đời sống hàng ngày nhưng nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật từ sóng điện thoại di động là rất đáng báo động.


Điện thoại di động hiện nay gần như là vật bất li thân của mỗi người. Dù trong nhà, ngoài phố hay bất cứ nơi đâu cũng có sóng điện thoại hiện hữu, nó giúp giao tiếp một cách hiệu quả, dễ dàng và rút ngắn mọi khoảng cách nhưng sử dụng nó quá mức cũng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.


600x315-bestie-cay-thong-noel-thumb-20161202132323.jpg


Sóng điện thoại ảnh hưởng đến sức khỏe. (Ảnh: internet)

Được biết, điện thoại di động được sử dụng phổ biến trên thế giới, với ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới là có 4,6 tỉ thuê bao di động trên toàn cầu. Tại Anh, có khoảng 70% trẻ em từ 11 đến 12 tuổi sở hữu một điện thoại di động và con số này tăng lên 90% ở tuổi 14.

Vậy sóng điện thoại có những ảnh hưởng gì cho cho chúng ta?

Bệnh đục thủy tinh thể:

Thời gian dài sử dụng điện thoại quá lâu sẽ gây tổn thương mạnh cho mắt và các bộ phận khác. Đặc biệt là khi nghe điện thoại, sóng bức xạ điện từ gây ra sẽ tổn hại đến tinh thể nhãn cầu, phá vỡ chức năng tiếp nhận thông tin của tế bào.

Gây loãng xương:

Bức xạ điện từ của sóng điện thoại làm giảm mật độ canxi trong xương, gây ra bệnh loãng xương. Năm 2006, một nhóm nghiên cứu của Đan Mạch đã có kết luận sau khi kiểm tra 150 nam giới có thói quen dắt di động ở thắt lưng, bình quân đều sử dụng trên 15 tiếng, tất cả họ đều có mật độ canxi trong xương của bên xương hông giảm thấp.


600x315-bestie-cay-thong-noel-thumb-20161202132323-1.jpg


Mật độ xương bị giảm gây loãng xương khi sử dụng điện thoại nhiều. (Ảnh: internet)


Tăng nguy cơ mắc u não:

Chuyên gia u bướu của một trường Đại học Mỹ cho biết từ những nghiên cứu gần đây đều chứng minh tia bức xạ di động sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh u não. Nếu mỗi ngày sử dụng 1 tiếng và thời gian sử dụng dài sẽ tăng nguy cơ mắc u não và bệnh ung thư não. Chuyên gia khuyến cáo khi dùng di động nên nghe bằng tai nghe, khi tín hiệu sóng đang truyền phát đi, không nên để di động gần kề bên tai.

Gây điếc tai vĩnh viễn:

Trong hội nghị hàng năm của hiệp hội tai mũi họng Mỹ có chỉ rõ, mỗi ngày chỉ áp di động lên tai nghe 1 tiếng thì cũng có khả năng gây ra thương tổn về thính lực vĩnh viễn. Ngoài ra, loại tổn thương thính lực này không thể khôi phục, thậm chí còn nghiêm trọng đi, có thể đến năm 40, 50 tuổi sẽ gây điếc tai.

Ảnh hưởng đến giấc ngủ:

Một nghiên cứu được thực hiện trên 36 phụ nữ và 35 đàn ông ở độ tuổi từ 18 đến 45 cho thấy những người tiếp xúc với sóng điện thoại nhiều hơn sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn những người không bị sóng điện thoại ảnh hưởng.

Sóng điện thoại giết chết 30% tinh binh:

Hầu hết nam giới sở hữu 50% - 85% tinh binh có chuyển động bình thường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện, tỉ lệ này giảm xuống trung bình 8% do việc tiếp xúc với bức xạ điện từ phát ra từ điện thoại di động. Tác động tương tự cũng được ghi nhận đối với sự di động của các t.inh tr.ùng.


600x315-bestie-cay-thong-noel-thumb-20161202132323-2.jpg


Sóng điện thoại làm giảm chức năng đàn ông. (Ảnh: internet)


Để tránh hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng bức xạ điện từ của sóng điện thoại di động, chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:

- Hạn chế gọi:

Nhiều người thường thích gọi hơn là nhắn tin vì tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên khi gọi lượng bức xạ sẽ phát ra nhiều hơn tiếp xúc trực tiếp vào tai. Nếu nghe nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bộ não, gây ra một số biến chứng như đau đầu, chóng mặt để lâu dài sẽ rất nguy hại tới tính mạng. Chính vì vậy, trừ khi những trường hợp cần thiết bạn nên nhắn tin thay vì gọi. Điều đó sẽ giúp bạn hạn chế bệnh ung thư.

- Để xa khi nghe:

Khi nói chuyện điện thoại hạn chế để gần, nên để càng xa càng tốt, nếu không nghe rõ bạn có thể bật loa ngoài hoặc dùng tai nghe. Để điện thoại cách xa tai khi nghe sẽ giúp giảm biên độ bức xạ khoảng 4 lần, giúp bạn không bị ảnh hưởng những tác hại của sóng điện từ.


600x315-bestie-cay-thong-noel-thumb-20161202132323-3.jpg


Nên để xa điện thoại khi nghe. (Ảnh: internet)

- Không dùng khi hết pin:

Tránh sử dụng điện thoại di động khi tín hiệu đang yếu hoặc khi bạn đang di chuyển với tốc độ cao như đang đi xe ô tô hoặc đi tàu, vì cường độ sóng sẽ tự động tăng tới mức tối đa khi điện thoại phải liên tục kết nối với một ăng-ten chuyển tiếp mới.

- Hạn chế sử dụng:

Không cầm theo điện thoại di động mọi lúc mọi nơi. Không để điện thoại gần bạn vào ban đêm như dưới gối hay trên bàn cạnh gi.ường ngủ, đặc biệt là với phụ nữ có thai. Nếu không, bạn hãy để chế độ bay hoặc tắt sóng di động.


600x315-bestie-cay-thong-noel-thumb-20161202132323-4.jpg


Nên để điện thoại ra xa chỗ ngủ. (Ảnh: internet)

- Tránh quay đầu điện thoại vào người:

Khi cầm điện thoại, hãy luôn nhớ để mặt có bàn phím hướng về phía mình và đầu điện thoại hướng ra bên ngoài để sóng điện thoại chiếu ra ngoài.

- Hạn chế thời gian sử dụng:

Bạn chỉ nên sử dụng điện thoại di động trong vài phút vì những tác động sinh học có liên quan trực tiếp tới thời gian tiếp xúc. Nếu bạn phải nói chuyện lâu hơn thì hãy sử dụng điện thoại cố định thay vì điện thoại di động.

- Thay đổi vị trí của điện thoại:

Hãy chuyển vị trí của điện thoại thường xuyên khi đang nói chuyện để sóng điện từ không tập trung vào một điểm duy nhất trên cơ thể bạn. Khi gọi cho ai đó, hãy để họ bắt máy trước khi đưa điện thoại tới tai nghe. Việc này sẽ giúp làm giảm lực của trường điện từ phát ra gần tai của bạn và cả thời gian bạn phải tiếp xúc với nó.

- Không để gần đầu trẻ em:

Hộp sọ của trẻ em mỏng hơn so với người lớn; bộ não của các bé vẫn đang phát triển. Do đó, bức xạ từ điện thoại di động sẽ có thể thâm nhập sâu hơn, tác động mạnh hơn vào bộ não các em.


600x315-bestie-cay-thong-noel-thumb-20161202132323-5.jpg


Để điện thoại xa đầu của trẻ em. (Ảnh: internet)

- Không nên để điện thoại lâu trong túi quần:

Đây là một lưu ý giúp phòng ngừa tác hại của sóng điện thoại di động làm yếu t.inh tr.ùng.

Theo thethaovanhoa.vn
 
×
Quay lại
Top