Sự nhàm chán trong những mối quan hệ tình cảm.

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo : sách “ Boredom in romantic relationships” của Gregory James Strong.

Những mối quan hệ tình cảm được xem là một trong những nguồn mang lại sự thỏa mãn cao nhất trong cuộc sống con người và sự toàn mãn về mặt cảm xúc ( Berscheid,& Reis, 1998; Bradbury, Fincham & Beach, 2000) và thường là mục tiêu hàng đầu của con người ( Emmons,1999). Điều không may là khi mối quan hệ phát triển, sự thỏa mãn của con người có xu hướng giảm sút theo thời gian (Bradbury, 2000). Mặc dù nghiên cứu đưa ra những bằng chứng rõ ràng về sự suy giảm sự thỏa mãn trong mối quan hệ thì những nguyên nhân của vấn đề này lại không rõ ràng.

Sự nhàm chán thường được xem là 1 nguyên nhân cho các vấn đề của mối quan hệ ( McKenna,1989 , Reissman, 1993). Nhưng trị liệu hôn nhân thường tập trung làm giảm các xung đột hơn là giải tỏa sự nhàm chán ( Bradbury ), tuy nhiên, việc làm giảm xung đột thực sự có thể làm gia tăng sự nhàm chán và lại dẫn đến xung đột. Mặc cho những đe dọa tiềm ẩn của sự nhàm chán trong mối quan hệ thì có rất ít nghiên cứu tâm lý học về sự nhàm chán, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu về mối quan hệ ( Vodanovich,2003).

Trong cuốn sách này, tôi đưa ra 2 cách tiếp cận : sự mở rộng của cái tôi ( the self-expansion) và sự đến gấn/né tránh ( approach /avoidance ) là 1 nền tảng để xem xét về sự nhàm chán trong những mối quan hệ tình cảm lâu dài.

Tại sao những mối quan hệ lại rất quan trọng đối với con người ? Aron và cộng sự ( Aron & Aron,1986; Aron, Aron & Norman, 2001) nêu giả thuyết là chúng ta hình thành những mối quan hệ nhằm mở rộng cảm nhận về bản thân của chúng ta. Những hoạt động, những kí ức, những nguồn lực, những quan điểm và những bản sắc cá nhân được chia sẻ với người yêu mới trong mối quan hệ và “cái tôi” của chúng ta được mở rộng, phát triển nhanh chóng , bao gồm những khía cạnh của người yêu mới và mối quan hệ mới này. Sự mở rộng cái tôi 1 cách nhanh chóng được gắn liền với những cảm xúc tích cực và sự tỉnh thức. Do đó, một nguyên nhân khiến mối quan hệ quan trọng với chúng ta là vì chúng đáp ứng khao khát muốn mở rộng cái tôi của chúng ta.

Trong những giai đoạn đầu của 1 mối quan hệ, sự mở rộng cái tôi diễn ra khá nhanh. Trong giai đoan đầu thiết lập mối quan hệ, các cặp đôi cùng chia sẻ những hoạt động và tiết lộ thông tin về bản thân ( nói chuyện điện thoại hàng giờ liền, dành nhiều thời gian ở bên nhau , liên tục nghĩ về nhau ). Sự mở rộng nhanh chóng của cái tôi gắn liền với sự tỉnh thức, sự vui mừng và phấn khích ( Aron et al,2001). Sau những giai đoạn đầu của mối quan hệ, sự mở rộng cái tôi diễn ra chậm khi các cặp đôi trở nên quen thuộc và thoải mái với nhau.

Vì sự mở rộng cái tôi mang lại niềm vui nên sự trì trệ gây khó chịu. Điều này có thể dẫn đến sự nhàm chán trong mối quan hệ, làm giảm sự thỏa mãn và khả năng khoa khát tìm kiếm 1 người yêu mới nhằm trải nghiệm lại những cảm xúc vui sướng. Việc rời bỏ người yêu nhằm tìm kiếm người yêu mới để mở rộng cái tôi là không thực tế vì nhiều nguyên nhân và mặc dù điều này thỉnh thoảng có xảy ra thì cũng có nhiều hậu quả không thoải mái khi làm việc này ( mất đi sự chia sẻ những nguồn lực, ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn lên đứa con, sự không ủng hộ từ nhiều người ).

Aron, Norman, Aron, McKenna và Heyman (2000) dự đoán : những cặp đôi cùng tham gia vào những hoạt động có tính mới lạ, thử thách sẽ trải nghiệm sự làm mới lại của sự mở rộng cái tôi và chất lượng của mối quan hệ. Dự đoán này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của họ và đặc biệt đúng với những cặp có mối quan hệ lâu năm ( khoảng 1 năm hoặc nhiều hơn ) đã từng mở rộng cái tôi từ khi thiết lập mối quan hệ và có lẽ quá trình này bị chậm lại hoặc chấm dứt.

Các cặp đôi có khả năng làm giảm bớt sự nhàm chán và giữ cho mối quan hệ của họ “ mới mẻ” bằng cách tham gia những hoạt động có tính mới lạ và thử thách và do đó sự mở rộng cái tôi sẽ tiếp tục và sự nhàm chán không xảy ra.

Khi sự mở rộng cái tôi chậm lại, một số cặp đôi có thể trải nghiệm sự mệt mỏi và nhàm chán. Họ có thể không cảm thấy hạnh phúc hoặc đam mê với mối quan hệ vì bây giờ sự mới mẻ và phấn khích bắt đầu biến mất và chuyển thành sự dễ đoán và bằng lòng. Chỉ đơn giản trở nên nhàm chán và không hứng thú với mối quan hệ ( thiếu cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực ). Sự bất mãn do quá trình mở rộng cái tôi giảm sút có thể gây ra những vấn đề to lớn hơn bắt đầu xuất hiện ( tranh cãi, sự né tránh , ngoại tình) ( Aron & Aron, 1986; Fincham & Linfield, 1997; Gigy& kelly,1992).
 
×
Quay lại
Top