Sự thật "giật mình" về cách tiến hóa của con người

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
Cùng ngược dòng lịch sử để hiểu hơn về tiến trình tiến hóa của loài người.

Trong quá trình các nhà khoa học khám phá lịch sử tiến hóa của con người, rất nhiều thông tin được tìm thấy để giải thích việc quá khứ đã tạo hình con người hiện đại như thế nào, từ kích thước não bộ cho tới tuổi thọ của chúng ta.

Kì thú hơn là việc những sự kiện bất ngờ xảy đến có vai trò không hề nhỏ trong quá trình hình thành nên chúng ta hiện giờ.

1. Khuôn mặt con người tiến hóa để chịu được cú đấm

Việc khuôn mặt con người tiến hóa 4 - 5 triệu năm trước để giúp tổ tiên người Australopithecus của chúng ta nhai được những loại thức ăn cứng như hạt đã được chấp nhận một cách rộng rãi.


Thế nhưng trên thực tế, khuôn mặt con người tiến hóa là để chịu được những cú đấm. Theo một nghiên cứu của trường ĐH Utah, quá khứ của chúng ta không bình yên như chúng ta thường nghĩ.



Bạo lực có vai trò rất quan trọng trong tiến trình tiến hóa của chúng ta. Các nhà nghiên cứu tin rằng, nam giới phát triển hệ thống xương mặt chắc khỏe để giảm thiểu tối đa các tổn thương gây ra từ những cú đấm trong trận đánh tranh giành phụ nữ, thức ăn và lãnh thổ. Những khối xương có khả năng bị đánh vỡ cao trong các trận đấu tay đôi là những khối xương cần trở nên cứng chắc nhất.

2. Tay người tiến hóa là để đấm nhau

Trong cùng thời điểm mà khuôn mặt chúng ta "biến hóa" để chịu được những cú đấm thì phần tay lại phát triển để có khả năng đấm nhau.


Một nghiên cứu của trường ĐH Utah cho thấy, trên thực tế, tay con người phát triển theo một cách đầy nghịch lý. Đặc điểm tiến hóa cho phép tay chúng ta nắm chặt, bàn tay có 4 ngón tay ngắn, một ngón dài, khỏe và linh hoạt hơn.

Bàn tay này cũng giúp cho chúng ta có kỹ năng để chế tác, sử dụng công cụ tinh tế. Nhưng điều này lại không đúng với loài khỉ bởi chúng không có khả năng nắm chặt bàn tay.



Các nhà nghiên cứu cho rằng, bản năng hung hăng, bạo lực biến cơ thể chúng ta thành những cỗ máy chiến đấu. Một người có thể đấm đau hơn khi anh ta nắm chặt tay mà không làm đau chính bản thân. Nói tóm lại, bàn tay của chúng ta - với khả năng gây tổn thương và chế tác – giúp chúng ta hiểu được bản chất vừa tốt và xấu của con người.

3. Chúng ta bị mụn rộp trước khi là con người

Không chỉ có những đặc điểm về ngoại hình là được tiến hóa. Một số chủng bệnh như là mụn rộp cũng được truyền từ tinh tinh sang người trong quá trình tiến hóa.

Khoảng 67% người hiện đại có ít nhất một chủng virus gây bệnh mụn rộp HSV. Trên thực tế, con người là loài linh trưởng duy nhất có hai chủng HSV (HSV-1 và HSV-2) trong cơ thể. Các chủng này thường được biểu hiện ra dưới dạng như viêm niêm mạc miệng hay mụn rộp sinh dục.


Con người bị nhiễm HSV-1 trước khi tiến hóa từ tinh tinh sáu triệu năm về trước. Còn chủng HSV-2 được di truyền từ tinh tinh sang người từ 1,6 triệu năm về trước.

Các nhà khoa học ở ĐH California tin rằng, việc hiểu được nguồn gốc của những chủng virus này sẽ giúp chúng ta có thể ngăn chặn được virus khác có khả năng xâm nhập vào hệ miễn dịch cơ thể người.



Một nhóm các nhà khoa học khác ở ĐH Oxford và ĐH Plymouth đã phát hiện ra, những virus cổ xưa từ người Neanderthals trong ADN của người hiện đại. Những chủng này xuất phát từ họ HML2 (retrovirus nội sinh) và có thể là nguyên nhân của ung thư hay HIV ở giống người hiện đại; điều đó khiến việc nghiên cứu virus này như là một liệu pháp chữa trị rất hữu ích trong tương lai.

4. Con người là loài linh trưởng duy nhất có cỡ răng bé đi khi kích cỡ bộ não to lên

Trong 2,5 triệu năm trước, hai xu hướng trong quá trình tiến hóa của loài người được liên kết với nhau; kích cỡ não bộ tăng lên trong khi kích cỡ răng nhỏ dần. Chúng ta là loài linh trưởng duy nhất có đặc điểm tiến hóa thú vị như vậy.


Bình thường, khi kích cỡ não bộ tăng thì kích cỡ răng cũng phải tăng theo vì cơ thể cần nhiều năng lượng hơn từ quá trình tiêu thụ thức ăn. Vì vậy các nhà khoa học gọi hiện tượng này là một nghịch lý trong tiến hóa. Họ tin điều đó có thể xảy ra bởi khi con người ăn nhiều thịt thì sẽ nuôi dưỡng bộ não tốt hơn.

5. Bà là người giúp chúng ta sống lâu hơn

Bà là người tạo nên con người chúng ta - đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc ĐH Utah sau khi nghiên cứu quá trình chạy mô phỏng máy tính để kiểm nghiệm “Giả thuyết về Bà” rất nổi tiếng.


Theo thuyết tiến hóa đó, con người có tuổi thọ dài hơn khỉ vì những đứa cháu đã được chăm sóc bởi bà. Còn các loài linh trưởng khác thì phải tự tìm thức ăn sau khi được cai sữa. Nhưng ở con người, bà giúp chăm sóc những đứa cháu khi cai sữa, nhờ đó, mẹ của những đứa trẻ có thể sinh con nhanh hơn.


Nhiều nhà nhân chủng học tin rằng, việc kích cỡ não bộ tăng khiến cho tuổi thọ chúng ta được kéo dài hơn. Nhưng khi các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Utah giữ nguyên các thông số về kích cỡ não bộ, khả năng săn bắt, cặp đôi, việc cho vào rất ít thôi hiệu ứng của người bà cũng đủ làm cho tuổi thọ của con người tăng lên đáng kể. Họ kết luận rằng, người bà có tác động quan trọng trong lịch sử tiến hóa của loài người.

6. Một loại protein đã góp phần vào việc tăng kích thước não bộ ở người

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Colorado đưa ra giả thuyết giải thích về việc tại sao não bộ của con người lại tiến hóa rất nhất cả về kích thước và độ phức tạp.


Những nhà khoa học này tìm ra một tên miền protein, một đơn vị cụ thể ở trong phân tử protein, xuất hiện với số lượng lớn hơn ở người so với ở các loài động vật khác. Miền protein đó là DUF1220 và việc sở hữu nhiều bản sao của tên miền này sẽ cho bạn một não bộ lớn hơn.



Con người có 270 bản sao trong bộ gene. Tinh tinh có 125 và khỉ đột có 99, trong đó chuột chỉ có một. Điều đó đồng nghĩa với việc kích thước não bộ phụ thuộc rất lớn vào tên miền protein.

7. Khả năng ném giúp chúng ta trở thành con người

Ít ai ngờ, kỹ năng ném bóng của các cầu thủ bóng chày tiến hóa từ tổ tiên đã tuyệt chủng của chúng ta. Loài người trong quá khứ đã học ném đá cũng như các mũi lao bằng gỗ để hỗ trợ trong quá trình săn bắn 2 triệu năm về trước.


Các nhà nghiên cứu muốn tìm ra lý do vì sao con người ném tốt như vậy. Trong khi ghi lại quá trình ném bóng của các vận động viên bóng chày tại các trường đại học, các nhà khoa học nhận ra rằng, vai của con người hoạt động như súng cao su thông qua việc dự trữ và giải phóng năng lượng trong quá trình ném. Một số đặc điểm của phần thân người, vai và tay cũng tiến hóa để giúp chúng ta dự trữ năng lượng.



Những kĩ năng ném này cho phép tổ tiên chúng ta săn bắt những loài động vật lớn. Quá trình tiêu thụ thịt hỗ trợ quá trình tiến hóa của não bộ và cơ thể, cho phép chúng ta di chuyển đến những vùng đất mới. Vì vậy khả năng ném cũng giúp chúng ta trở thành con người.

8. Tuổi thọ cao là do quá trình trao đổi chất rất chậm

Con người và các loài linh trưởng khác đốt cháy một lượng calo ít hơn đến 50% so với các loài động vật khác.


Theo một nghiên cứu gần đây, quá trình trao đổi chất chậm giải thích vì sao chúng ta phát triển chậm, không có con thường xuyên và sống lâu hơn.



Hầu hết các loài động vật, như chó hay mèo, có tuổi thọ thấp. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các điều kiện về môi trường đã ảnh hưởng quá trình tiến hóa của cơ chế trao đổi chất chậm, từ đó cho chúng ta một tuổi thọ cao hơn các loài động vật khác.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Livescience, Wikipedia...


Kênh 14
 
Bây giờ con người chẳng phải chịu những tác động của tự nhiên nên chẳng tiến hóa thêm nữa. Cứ mọc thêm cái cánh biết bay có phải tiện không. :KSV@09:
 
×
Quay lại
Top