Sự thật phía sau những truyện cổ tích kinh điển

SliverSun

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/8/2015
Bài viết
27
Sự thật phía sau những truyện cổ tích kinh điển
Những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, huyền diệu và đầy cảm hứng. Trẻ em luôn nhớ về những thông điệp của câu chuyện cổ trong tiềm thức khi chúng lớn lên trong khi buộc phải đối mặt với thực tế bất công, mâu thuẫn của đời thực.



Bài văn hội ngộ Tấm Cám dưới âm phủ
Có nên sửa đổi chuyện Tấm Cám không?
Sửa kết cục "Tấm Cám": Méo mó cái nhìn thời đại
Một truyện ngắn lạ về Tấm Cám
Viết lại Tấm Cám là xóa lịch sử?
Sách giáo khoa sửa đoạn kết Tấm Cám


Tuy nhiên, có một số câu chuyện cổ được xây dựng trên niềm tin tâm linh, quan niệm văn hóa, cũng có nhiều câu chuyện bắt nguồn từ thực tế. Có những huyền thoại mà phía sau đó là cả một sự thực bi thảm, đau buồn. Nguồn gốc kinh hoàng của nó - thường liên quan tới cưỡng hiếp, tra tấn, loạn luân, ăn thịt người...

Đầu những năm 1800, anh em Jacob và Wilhelm Grimm đã sưu tầm các câu chuyện từ các trải nghiệm cuộc sống ở miền trung châu Âu. Bộ sưu tập chuyện đầu tiên của họ dựa trên các sự kiện thực và tàn bạo nhưng họ đã phải cố làm nhẹ đi thực tế để bán được sách.

Vì thế, họ chú tâm vào những câu chuyện cổ ra đời trước đó, nhất là chuyện của Charles Perrault. Đầu thế kỷ 17, tác giả người Pháp này được coi là cha đẻ của chuyện cổ tích với việc tạo ra các câu chuyện hấp dẫn và giàu trí tưởng tượng. Ví dụ như quả bí ngô và bà tiên trong Cinderella. Bản gốc Cinderella dựa trên một câu chuyện có thật chứa đựng cả yếu tốc bạo lực như các chị em cắt chân mình để đi vừa chiếc giày hoàng tử tìm thấy. Những câu chuyện của Perrault dù rất thấp dẫn, nhưng chủ yếu dành cho người lớn, vì văn học trẻ em không tồn tại thời điểm đó.

Còn những chuyện cổ sau này dành cho trẻ em phần lớn nhằm chuyển tải thông điệp đạo đức, kẻ ác bị trừng phạt, người tốt hạnh phúc mãi mãi. Nó tạo ra sự hy vọng để con người có thể làm điều gì đó tích cực, thay đổi bản thân và thế giới.

20141110152701-anh-1-.jpg


Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn

Câu chuyện dựa trên cuộc đời bi thảm của Margarete von Waldeck, một nữ quý tộc Bavaria thế kỷ 16. Margarete lớn lên ở Bad Wildungen, nơi anh trai cô sử dụng trẻ em để làm việc trong mỏ đồng. Điều kiện lao động khắc nghiệt đã khiến lũ trẻ không thể lớn được - giống như các chú lùn. Quả táo độc cũng có nguồn gốc thực tế - một người đàn ông già bán hoa quả nhiễm độc cho công nhân, và ông ta tin có đứa trẻ đã đánh cắp.

Mẹ kế của Margarete luôn muốn thoát khỏi con chồng, đã đưa cô tới tòa án Brussels. Hoàng tử Philip II của Tây Ban Nha đã đem lòng yêu cô. Trong khi vua Tây ban Nha không thích sự lãng mãn, đã điều người tới giết hại Margarete. Họ bí mật đầu độc cô.

Chuyện tình nàng Rapunzel (nàng công chúa tóc dài)

Rapunzel bắt nguồn từ một câu chuyện Cơ Đốc từ trước đó. Thế kỷ thứ ba SCN, một thương gia ngoại đạo rấ giàu có, có cô con gái xinh đẹp. Qúa yêu thương con, ông không muốn con có người cầu hôn, ông nhốt con trong một tòa tháp khi phải có việc đi xa. Do người con đã cải đạo, nên người cha đã chặt đầu con nhưng ngay sau đó ông bị sét đánh chết.

20141110152701-anh1-5-.jpg


Yêu râu xanh


Perrault viết câu chuyện này dựa vào một nhân vật có thực. Ông ta được tiên đoán sẽ bị chính con trai giết chết. Vậy nên bất kỳ người vợ nào của nhân vật này mang thai, ông đều ra tay sát hại. Nhưng Perrault bị cuốn hút hơn với Gilles de Rais, một quý tộc giàu có thế kỷ 15, từng là người hùng chiến trường. Sau khi rời quân ngũ, người này trở thành tay sát nhân khét tiếng, chuyên nhằm vào trẻ em. Hắn lấy cái tên là Bluebeard, vì bộ lông bóng mượt của con ngựa hắn cưỡi ánh lên màu xanh trong nắng. Tại phiên tòa chấn động, hắn mô tả chi tiết cảnh bắt cóc, tra tấn và hành hình trẻ em thế nào. Perrault đã dựa vào những chi tiết này để làm nên nhân vật ác mộng của mình.

Hansel và Gretel

Câu chuyện này có thể răn dạy trẻ em không đi lang thang. Nhưng trong nạn đói 1315-1317 SCN, dịch bệnh, chết chóc xảy ra hàng loạt, kể cả nạn ăn thịt đồng loại. Một số cha mẹ tuyệt vọng đã bỏ rơi con mình.

Hoặc Hansel hay Gretel chính là mô phỏng người thợ làm bánh thành công Katharina Schraderin. Những năm 1600, cô đã thành công trong việc làm ra một loại bánh mỳ hảo hạng khiến một người làm bánh khác ghen tị, rồi vu vạ cho cô là phù thủy. Cô bị một nhóm người săn đuổi, bị bắt và thiêu cháy trong chính lò làm bánh của mình.

Người thổi sáo thành Hamelin

Câu chuyện được cho là dựa trên một sự kiện bi thảm tại Hamelin vào thế kỷ mười ba (thời Trung Cổ) khi thành phố đột nhiên có rất nhiều trẻ em bị mất tích. Trong “Bản thảo Lueneburg” thế kỷ mười lăm có viết: “Lễ thánh John và Paul, ngày 26 tháng 6 năm 1284, một trăm ba mươi đứa trẻ sinh ở Hamelin đã bị một người thổi sáo mặc quần sáo sặc sỡ dụ dỗ và mất tích phía gần đồi”.

Rất nhiều giả thuyết được đặt ra xung quanh sự biến mất kỳ dị này như: cuộc thập tự chinh trẻ em, những nghi thức Dị giáo dùng trẻ em để hiến tế, những kẻ ấu dâm bệnh hoạn hay trẻ em bị lừa bán đi cùng với những người Đức sang đô hộ vùng Đông Âu… tuy nhiên, đáp án của nó vẫn luôn là một điều bí ẩn.

Cô bé Lọ lem

Câu chuyện người đẹp tóc vàng này liên quan tới lịch sử của Rhodopis, một phụ nữ Hy Lạp. Khi còn là một bé gái, cô đã bị bắt tại Thrace và bán làm nộ lệ rồi được đưa tới Ai Cập.

Vẻ đẹp khác thường của cô khiến cô trở thành món hàng quý giá, người chủ trang điểm, phục sức quý giá cho cô thậm chí cho cô mang một đôi giày vàng. Đôi giày và cả Rhodopis được vua Ai Cập để ý. Dù được vua sủng ái nhưng không mang dòng máu hoàng gia, cô chủ yếu được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu t.ình d.ục của vua. Có lẽ địa vị mới này không mang lại cho cô hạnh phúc.

  • Valerie Ogden



  • Tác giả từng làm nhiều việc khác nhau như phân tích chứng khoán New York, biên tập ở House & Garden, Chủ tịch Uỷ ban tư vấn động vật tại thành phố Philadelphia và chủ tịch ban giám đốc Hiệp hội Pennsylvania về ngăn chặn tàn bạo với động vật.
  • Minh Tâm (dịch từ Huffingtonpost)
 
NHỮNG MÁU ME, KINH DỊ TRONG TRUYỆN CỔ GRIMM
ĐƯỢC PHỤC HỒI TRONG BẢN DỊCH MỚI


‘Đã đến lúc các bậc phụ huynh và nhà xuất bản thôi việc hạ thấp những câu chuyện cho trẻ con,’ vị biên tập phiên bản không cắt xén này phát biểu.

Grimm-009.jpg

Không dành cho trẻ con... Một ảnh minh hoạ từ phiên bản truyện thần tiên mới của anh em nhà Grimm. Ảnh: Andrea Dezsö

Rapunzel bị hoàng tử của mình làm cho có thai, bà nữ hoàng độc ác trong Bạch Tuyết là mẹ đẻ của công chúa, theo đó bà ta muốn giết chính con mình, và một bà mẹ đói khát trong một câu chuyện khác thì “rối trí và tuyệt vọng” đến mức nói với các con gái rằng: “Ta phải giết các con, như vậy ta mới có thức ăn.” Đây là phiên bản chưa bao giờ được xuất bản bằng tiếng Anh, phiên bản đầu tiên của những câu chuyện nhà Grimm hé lộ một phiên bản không hề dễ chịu về các câu chuyện được kể trước giờ đi ngủ trong suốt hơn 200 năm qua.

Anh em Jacob và Wilhelm Grimm xuất bản những câu chuyện của mình lần đầu tiên trên con đường khiến họ trở nên nổi tiếng khắp thế giới vào tháng Mười hai năm 1812, sau đó tập thứ hai ra đời năm 1815. Họ tiếp tục xuất bản thêm sáu phiên bản khác, là những câu chuyện đã được đánh bóng lên, khiến chúng thân thiện hơn với trẻ con, thêm vào các yếu tố Thiên Chúa và loại bỏ những yếu tố đề cập đến các nàng tiên trước khi cho ra phiên bản thứ bảy – phiên bản được biết đến nhiều nhất ngày nay – vào năm 1857.

Jack Zipes, giáo sư danh dự về tiếng Đức và văn học tương đối tại Đại học Minnesota, nói rằng ông thường tự hỏi tại sao phiên bản đầu tiên của những câu chuyện này chưa bao giờ được dịch sang tiếng Anh, bèn quyết định tự mình làm dần việc đó. “Dù anh em nhà Grimm giữ lại khoảng 100 câu chuyện từ phiên bản đầu tiên, nhưng họ đã thay đổi rất nhiều. Thế nên, các phiên bản mà hầu hết độc giả nói tiếng Anh (lẫn tiếng Đức) quen thuộc thực ra rất khác biệt với những câu chuyện trong phiên bản đầu tiên,” ông nói với tờ Guardian.

Phiên bản dịch nguyên tác của ông gồm 156 câu chuyện vừa được ấn hành bởi nhà xuất bản Đại học Princeton, được Andrea Dezsö vẽ tranh minh hoạ, cho thấy một khía cạnh rất khác của những câu chuyện nổi tiếng này cũng như bao gồm cả một số thêm thắt mới đầy rùng rợn.

Chẳng hạn như câu chuyện Lũ trẻ tại Lò mổ, đúng như cái tên của nó, kể về một nhóm trẻ con chơi đóng vai đồ tể và con heo. Kết truyện đầy tai hại: một thằng bé cắt cổ cậu em trai, sau đó lại bị bà mẹ trong cơn điên cuồng đâm vào tim. Không may là nhát đâm đó đồng nghĩa với việc bà ta quên mất đứa con còn lại trong bồn tắm, và thằng bé đó chết đuối. Hàng xóm láng giềng khuyên bảo vẫn không được, bà ta treo cổ tự sát. Rồi khi người chồng về nhà, “ông ta nản lòng đến mức chẳng lâu sau đó cũng qua đời.” Lũ trẻ Đói cũng không kém phần đáng sợ: một người mẹ đe doạ giết những đứa con gái của mình vì chẳng còn gì để ăn. Người ta cho bà mấy lát bánh mì, nhưng cơn đói của bà không thể dịu đi. “Mấy đứa sẽ phải chết, không thì chúng ta cũng sẽ đói chết,” bà nói với đám con. Giải pháp của họ: “Chúng ta sẽ nằm xuống ngủ, và ngủ đến tận Ngày Tận thế mới tỉnh dậy nhé.” Chúng làm theo, “rồi chẳng đứa nào tỉnh dậy nữa. Trong lúc đó, mẹ của chúng bỏ đi, chẳng ai biết được bà ta đi đâu cả.”

Trong khi đó, Rapunzel đã tự làm lộ mình trước kẻ bắt cóc – sau khi có được “khoảnh khắc vui vẻ” trong tháp cùng vị hoàng tử của mình – bởi câu hỏi: “Nói với con đi, Mẹ Gothel, tại sao quần áo của con lại càng ngày càng chật thế này? Chúng chẳng còn vừa với con nữa.” Còn những bà mẹ kế trong Bạch Tuyết và Hansel & Gretel thực sự lại là mẹ đẻ của nhân vật chính. Zipes tin rằng anh em nhà Grimm thay đổi tình tiết trong các phiên bản sau vì chúng “đề cập tới tính thiêng liêng của tình mẫu tử.” Thế nên chính mẹ đẻ của Bạch Tuyết đã ra lệnh cho tay thợ săn “đâm chết con bé rồi mang về cho ta lá phổi cùng gan của nó để làm bằng chứng. Sau đó ta sẽ nấu chúng với muối rồi ăn hết,” còn mẹ ruột của Hansel và Gretel chính là kẻ đã bỏ lũ trẻ lại trong rừng.

Zipes nghĩ rằng những thay đổi của anh em Grimm “phản ánh một trạng thái xã hội tồn tại suốt đời họ - sự ghen tị giữa một bà mẹ kế trẻ tuổi còn đứa con gái của chồng,” bởi vì “nhiều phụ nữ đã chết do sinh con vào thế kỷ mười tám và mười chín, do đó có rất nhiều trường hợp mà người cha tái hôn với một phụ nữ trẻ, hẳn là gần tuổi với đứa con gái lớn của ông.”

Những người chị kế của Lọ Lem còn có nỗ lực ghê người để giành được hoàng tử trong phiên bản gốc của truyện cổ Grimm khi tự cắt chân họ để mang vừa chiếc giày vàng – những vẫn không có kết quả, vì cuối cùng hoàng tử trông thấy máu ứa ra từ chiếc giày. “Đây là một con dao,” mẹ chúng đã hối thúc – trong bản dịch của Zipes, “Nếu chiếc giày quá chật đối với mấy đứa, vậy hãy cắt một mẩu chân đi. Sẽ đau một chút. Nhưng việc đó thì có đáng gì?”

49fff85b-27a7-4ebc-9c9d-86fc76152c9f-460x276.jpeg

Không còn là niềm vui ngây thơ nữa... một ảnh minh hoạ từ bản dịch mới câu chuyện Lũ trẻ tại Lò mổ. Hình ảnh: Andrea Dezsö/PR

Zipes miêu tả những thay đổi trong truyện là “một trời một vực,” tới 40 – 50 câu chuyện trong phiên bản gốc đã bị bỏ đi hoặc thay đổi rất nhiều vào thời điểm ra đời phiên bản thứ bảy. “Phiên bản gốc không được xuất bản hướng tới trẻ con hay độc giả đại chúng. Những câu chuyện đó cũng không phải dành cho trẻ con. Phải đến sau khi anh em Grimm đã cho ra hai phiên bản chủ yếu dành cho người lớn thì họ mới thay đổi thái độ và quyết định cho ra một phiên bản ngắn hơn dành cho các gia đình trung lưu. Điều này dẫn tới việc Wilhelm biên tập và kiểm duyệt lại nhiều câu chuyện,” ông kể với tờ Guardian.

Zipes nói rằng Wilhelm Grimm “đã bỏ đi tất cả những câu chuyện có thể xúc phạm đến sự nhạy cảm về tôn giáo của một gia đình trung lưu,” chẳng hạn như câu chuyện Lũ trẻ tại Lò mổ. Ông ta cũng “thêm vào nhiều câu từ và tục ngữ Thiên Chúa giáo,” Zipes nói điều đó đã tôn tạo lại phong cách cho các câu chuyện, đồng thời họ loại bỏ những bà tiên khỏi các câu chuyện vì sự liên quan của chúng với những câu chuyện thần tiên của Pháp. “Hãy nhớ, đây là giai đoạn mà người Pháp chiếm đóng nước Đức trong cuộc chiến tranh Napoleon,” Zipes nói. “Thế nên, trong câu chuyện về Briar Rose, tên phổ biến là Nàng công chúa ngủ trong rừng, các bà tiên bị đổi thành những phụ nữ thông thái. Đồng thời, cũng là một con cua thông báo cho nữ hoàng rằng bà sẽ có thai – chứ không phải một con ếch.”

Những câu chuyện nguyên bản – theo giới học thuật – gần với truyền thống kể truyện truyền miệng hơn, cũng như “lỗ mãng hơn, kịch tính và sắc sảo hơn.” Trong phần giới thiệu cho quyển Những câu truyện cổ, truyện thần tiên Nguyên bản của Anh em nhà Grimm, Marina Warner nói rằng ông đã “vẽ lại những hoạ đồ mà chúng ta cứ ngỡ mình đã biết,” khiến cho những câu chuyện cổ Grimm “trở nên hoàn toàn lạ lẫm.” Zipes viết rằng bản gốc “giữ được sự hăng hái và hương vị ngây thơ của truyền thống kể truyện bằng miệng,” và rằng chúng “là những câu chuyện tuyệt đẹp, chính xác bởi vì chúng rất bộc trực và khiêm ngường,” bởi việc anh em Grimm vẫn chưa thêm vào “những yếu tố Thiên Chúa giáo đầy sến sẩm và các tư tưởng khắt khe.”

Thế nhưng ông tin rằng những câu chuyện đó vẫn có thể được dùng để kể trước giờ đi ngủ. “Đã đến lúc các bậc phụ huynh và nhà xuất bản thôi hạ thấp những câu chuyện của Grimm cho trẻ con,” Zipes chia sẻ với tờ Guardian. Ông nói thêm rằng, anh em nhà Grimm “tin rằng những câu chuyện này phát xuất tự nhiên từ con người, là những câu chuyện thú vị cho cả người lớn lẫn trẻ con. Nếu có gì gây xúc phạm, thì độc giả vẫn có thể tự quyết định mình nên đọc cái gì. Chúng ta không cần những kiểm duyệt khắt khe để nói cho chúng ta biết thứ gì là tốt và không tốt cho mình.”

Dịch từ bài gốc: https://www.theguardian.com/books/2014/nov/12/grimm-brothers-fairytales-horror-new-translation

Hades, 16/11/14
 
×
Quay lại
Top