Sự thật trần trụi của nghề lương trăm triệu

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Nếu nghề phi công và tiếp viên là dễ dàng, lại lương cao, sao các hãng hàng không cứ bị thiếu, thiếu trầm trọng, đến phải 'dụ' người của nhau?


20141111075640-tiep3-1.jpg

Ảnh minh họa
Nếu bạn đã một lần đi trên chuyến bay khi qua vùng thời tiết xấu, chắc còn nhớ cảm giác chòng chành, nghiêng ngả, cái lo lắng đến thót tim, trong khi đầu óc mông lung tưởng tượng ra những điều xấu nhất.

Nếu chỉ bị một vài đêm mất ngủ, bạn sẽ nhớ mãi cái choáng váng, ngất ngây, khi đầu óc quay cuồng đảo lộn - muốn ngủ bù mà không ngủ được. Tôi mà mất ngủ một đêm thì ngày hôm sau không thể làm gì nổi.

Nếu bạn có người thân (vợ, chồng, con cái...) là phi công hoặc tiếp viên, mỗi khi nghe đâu đó có tai nạn máy bay - bạn cuồng lên vì lo âu, sợ hãi, cứ tưởng tai nạn đã đến với người thân của mình.

Các cụ thường nói: “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Xin bạn đừng chỉ nhìn các chàng trai cao to, mặc đồng phục có cầu vai đi thành hàng hùng dũng tại các sân bay hoặc các cô tiếp viên áo dài tha thướt với nụ cười tươi rói - rồi nghĩ rằng cuộc đời họ là những chuyến chu du đầy thơ mộng không mang chút ưu phiền. Bạn sẽ nghĩ: “Chứ còn gì nữa, lương cao, được đi khắp nơi trên thế giới, ở khách sạn 4-5 sao, sướng thế còn gì”.

Nhưng bạn hãy chịu khó lật mặt trái của tấm gương, ở đó là sự thật trần trụi:

Chắc chẳng ai muốn cuộc sống mà đêm ngày lẫn lộn, người thức thì ta ngủ và ngược lại.

Chắc không nhiều người muốn phải phó mặc vợ (chồng, con cái) cho người giúp việc, để miệt mài với những chuyến bay.

Chắc ai cũng phải rớt nước mắt, khi cả thiên hạ đổ xô về đón Tết cùng gia đình thì mình xách cặp đi bay, nuốt nước mắt vào trong để còn cười tươi trước mặt hành khách.


201403271646511-2648-1421248736.jpg


Hãy thông cảm với các phi công và tiếp viên để họ còn có thể yêu cái nghề đầy “chao đảo, bão tố” này.
Phi công hay tiếp viên họ cũng là người, cũng có những nỗi sợ như chúng ta, thậm chí hơn chúng ta - vì cuộc sống của họ gắn liền với những chuyến bay và bay nhiều thì xác suất bị tai nạn sẽ cao hơn. Vài tháng ta mới bay một chuyến, mà còn lo sợ - phi công hay tiếp viên cũng có biết bao nỗi lo trước mỗi chuyến bay.

Họ ít khi được có bữa cơm gia đình. Mỗi khi bật bếp trên máy bay để hâm nóng đồ ăn phục vụ khách, họ thường nhăn mặt vì sợ: ăn mãi ăn hoài vài món - ai cũng ngán nhưng phải ăn mới có sức làm việc. Bữa ăn của họ trên máy bay thường là mì, phở ăn liền, ăn triền miên liên tục. Tôi vẫn nghĩ các hãng sản xuất mì và phở ăn liền phải tôn vinh phi công và tiếp viên vì tiêu thụ nhiều sản phẩm.

Vậy họ có xứng đáng được trả lương cao không? Mọi việc chúng ta có thể tự làm thì họ phải thuê người khác làm và tất nhiên phải trả chi phí cao cho những việc đó. Nào là chăm sóc con, đưa đón con đi học, tất tần tật - vì họ đâu có được làm việc với giờ giấc ổn định? Đêm nào được về nhà ngủ là may lắm rồi. Nếu nghề phi công và tiếp viên là dễ dàng, lại lương cao, sao các hãng hàng không cứ bị thiếu, thiếu trầm trọng, đến phải “dụ” người của nhau? Theo đúng quy luật thị trường thì thiên hạ phải tranh nhau đi học nghề đó và lập tức cung sẽ vượt cầu chứ nhỉ? Nghề nào mà cầu luôn cao hơn cung thì lương cao là đượng nhiên, khỏi cần bàn nhiều. Cái gì hiếm thì giá cao, có phải thế không nhỉ?

Cũng là quy luật thị trường, nơi nào không khí làm việc tốt, con người đối với nhau có tình, có nghĩa: dù đồng lương có hơi thấp hơn nơi khác, họ còn phải so sánh, suy nghĩ giữa cái được và mất... Nhưng nếu chênh lệch nhiều quá thì cũng khó níu kéo.

Còn nữa, nếu họ tự bỏ tiền để đi học thì họ lại càng có quyền lựa chọn điều tốt nhất cho bản thân mình.

Vậy thì lãnh đạo Vietnam Airlines và các phi công muốn xin nghỉ hãy rà soát lại hợp đồng. Tất nhiên, nếu Vietnam Airlines bỏ tiền cho phi công đó đi đào tạo và đã ràng buộc bằng hợp đồng chặt chẽ thì chắc cũng khó ai có thể bỏ ngang hợp đồng. Nếu có việc vi phạm hợp đồng thì anh có thể khởi kiện người vi phạm chứ lấy danh nghĩa là hãng Hàng không Quốc gia mà yêu cầu “bẻ ngược” quy luật kinh tế thị trường thì hơi chướng. Các phi công, đừng lấy cớ báo ốm để nghỉ mà hãy nêu sự việc với lãnh đạo một cách đàng hoàng. Các bạn "nghỉ ốm" hàng loạt sẽ tự làm xấu hình ảnh của mình trước dư luận, chẳng giải quyết được vấn đề gì. Thêm nữa, hành động đó sẽ gây nhiều rối loạn cho việc đi lại của người dân, hậu quả không lường được.

Còn chúng ta, khi chưa biết đầu đuôi sự việc, xin đừng “ném đá” vào những người phi công Vietnam Airlines. Hãy thông cảm với họ để họ còn có thể yêu cái nghề đầy “chao đảo, bão tố” này. Nếu không, ai sẽ điều khiển máy bay để ta được vi vu đi lại?

Hồi xưa, khi tôi còn làm Đoàn trưởng Đoàn tiếp viên của Vietnam Airlines, lương tiếp viên hồi đó khoảng 15-20 triệu đồng (từ năm 1993). Tất nhiên, tôi cũng phải giải quyết các vấn đề nội bộ, sự so sánh của những người làm mặt đất. Nếu ai so sánh, tôi trả lời một cách đơn giản: “Tôi cho phép em đi dự tuyển tiếp viên, và nếu trúng - cũng đồng ý cho em đi học rồi chuyển nghề”. Lương tôi lúc đó cũng chỉ bằng 25% lương tiếp viên, nhưng tôi nghĩ: “Mình qua tuổi để được thi tiếp viên rồi”.

Rút cuộc, cũng chẳng thấy ai đang làm mặt đất viết đơn xin được dự tuyển tiếp viên cả, cũng đỡ hẳn thắc mắc. Đề nghị lãnh đạo Vietnam Airlines cũng thử làm thông báo tương tự: Ai thích có mức lương 200 triệu sau 10 năm bay, hãy bỏ tiền tự đi học phi công, về sẽ được ưu tiên nhận vào bay cho Vietnam Airlines - rồi tổng kết lại xem có bao nhiêu lá đơn xin chuyển công việc.

Còn tôi, dù chưa biết rõ ai đúng ai sai trong việc này - tôi vẫn yêu quý những phi công và các em tiếp viên của tôi.

Theo Ngôi sao
 
×
Quay lại
Top