Sử Sức mạnh tổng hợp quốc gia quốc gia: Pháp

nguyenanhtuan1992

Thành viên thân thiết
Staff member
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/3/2011
Bài viết
49
SỨC MẠNH TỔNG HỢP QUỐC GIA QUỐC GIA: PHÁP
Cộng hòa Pháp là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác (ngày xưa nước Pháp còn được gọi là Phú Lãng Sa hoặc Tây).
Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của họ, Pháp có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname và Antilles Hà Lan. Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển, chạy dưới Eo biển Anh
Đánh giá về sức mạnh tổng hợp quốc gia của Pháp ta phải xét nhiều yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia.: lãnh thổ, dân cư, thực lực kinh tees, trình độ giao thong lien lạc, chất lượng của chính phủ, sức mạnh quân sự, quan hệ ngoại giao, thực lực khoa học kỹ thuật. Để có thể dựa vào công thứ đánh giá được ta dựa vào công thức tính sức mạnh tổng hợp quốc gia của Ray s.Cline:
PP= (C+E+M) x (S+W)
Trong đó:
PP – Political power: thực lực quốc gia cần xác định
C - Country: thực thể cơ bản gồm dân số và lãnh htổ
E – Economy: thực thể kinh tế , bao gồm giá trị tổng sản phẩm quốc gia và cơ cấu kinh tế
M – Military: Thực lực quân sự bao gồm luạc lượng chiến lược và lực lượng chính quy
S – Strategy; Ý đồ chiến lược do lãnh đạo quốc gia đưa ra
W – Will: Ý cí toàn dân đối với ý đồ lãnh đạo quốc gia đưa ra
1) Country (42 điểm)
- Lãnh thổ : 23 điểm
+Diện tích : 674.843 kilômét vuông (260.558 mi²), Pháp là nước rộng thứ 40 trên thế giới. Mẫu quốc Pháp, diện tích 551.695 kilômét vuông (213.010 m²), hơi rộng hơn Yemen và Thái Lan, hơi nhỏ hơn Kenya và bang Texas của Hoa Kỳ.
+Pháp có đường bờ biển dài 5500km, 4 mặt đều giáp biển (biển Bắc,biển Manche, đại tây dương và địa trung hải).
Nhờ những khu vực và lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác trên tất cả các đại dương của hành tinh, Pháp sở hữu Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng thứ hai trên thế giới với diện tích 11.035.000 kilômét vuông (4.260.000 m²), chỉ đứng sau Hoa Kỳ (11.351.000 km² / 4.383.000 mi²), nhưng trước Úc (8.232.000 km² / 3.178.000 mi²). Vùng đặc quyền kinh tế Pháp chiếm gần 8% tổng diện tích mọi vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, trong khi diện tích đất liền Cộng hòa Pháp chỉ chiếm 0.45% tổng bề mặt Trái Đất.
+Vị trí địa lý khá thuận lợi; nước Pháp có vị trí gần như ở trung tâm của chấu Âu, tiếp giáp với Đức, Tây Ban Nha, Italia, Thuỵ Sỹ , Lucxembua,…Thông với Quốc đảo Anh qua e biển - đường hầm Măng – sơ. Với vị trí như vậy nước Pháp có tiềm lực lớn để phát triển mơi quan hệ thông thương , chính trị quân sự với các nước trong khu vực Châu Âu.
+ Địa hình địa mạo: Phía bắc và phía tây của đất nước địa hình chủ yếu là bình nguyên, đôi chỗ cao lên ( vùng đồi Normand, núi Arre) ở phía đông và đặc biệt là đông nam và cả rìa tây nam chủ yếu là núi. Dãy Alpes chiếm phần đáng kể của nước pháp – từ biên giới Ý đến thung lũng sông Rhone. Về phía tây của sông là khối núi Trung mênh mông gồm các bình sơn nguyên và các dãy núi cao đến 1. 886m. Dãy Pyrenees chạy dài dọc biên giới Pháp và Tây Ban Nha. Đây có thể coi là 1 lợi thế lớn của Pháp trong phat triển kinh tế , nhất là trong nông nghiệp, là địa bàn để xây dựng các cơ sở kinh tế….
+Tài nguyên: Đất canh tác chiếm phần diện tích đáng kể, những vùng đất phì nhiêu nhất là ở Paris và ở lưu vực các sông lớn. Rừng chiếm gần 1/4 lãnh thổ. Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm dưới 6% lao động, nhưng đất nước vẫn đảm bảo nhu cầu thực phẩm. Pháp là nước đứng đầu thế giới về sản xuất rượu. Pháp có nguồn khoáng sản đáng kể ( than đá. Uran, quặng sắt, bôxit, khí đốt, muối kali thì thuộc vào hạng của năm cảng đứng đầu châu Âu. ). Tài nguyên giàu có, thiên nhiên ưu đãi là 1 lợi thế lớn cung cấp nguồn nguyên liệu , năng lượng cho các ngành sản xuất trong nước
+khí hậu:có 3 dạng khí hậu:đaị dương (phía tây), địa trung hải(phía
nam),lục địa (trung tâm và phía đông).điều này tạo nên sự phong phú cho khí hậu nhưng nước pháp cũng không tránh khỏi nhưng thiệt hại vì sự thay đổi khí hậu thất thường.
+Hiện tượng sa mạc hóa đang diễn ra ở 1 số khu vực, đặc biệt ở vùng sát Địa Trung Hải
- Dân số: 19 điểm
+năm 2009 là 64,42 triệu người (>50 triệu dân). Đây là nguồn nhân lực lớn trình độ khoa học kỹ thuật cao. Chất lượng cuộc sống của dân Pháp thuộc loại cao trên thế giới (thu nhập bình quânX )
+Pháp là nước đông dân thứ 3 thế giới sau Nga và Đức, điều này lầ một lợi thế trong phát triển kinh tế
+Nước Pháp có cơ cấu dân số già. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên chỉ có 0.55%(2010). Trong khi đó tỉ lệ dân nhập cư lại rất cao(>50%). Yếu tố này cung ảnh hưởng đến sức mạnh tổng hợp quốc gia, khiến cho tình hình xã hội thiếu ổn định , nảy sinh nhiều vần đề về chất lượng dân cư, dân nhập cư
+Làn sóng di dân của Pháp diễn ra khá mạnh, khoảng 75%dân số pháp sống trong các đô thị trong khi đó chỉ khoảng 5% sống ở nông thôn.điều này gây áp lực cho khu vực thành thị, gây sức ép đối với vấn đề phúc lợi xã hội của pháp trong khi khu vực nông thôn thì thiếu lao động
+Tình trạng thất nghiệp của pháp khá cao.khoảng 9% lao động pháp không có việc làm
+sự giảm sút dân số nông thôn làm cho nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.vấn đề này xảy ra trầm trọng nhất là ở Creuse giảm tới 24%.

2) Economy : 110 điểm
- GDP: 70 điểm
+Năm 2009 tổng GDP của Pháp là 2097 tỉ USD, đứng thứ 9 trên thế giới, sau
+Tốc độ tăng trưởn chậm, thậm chí âm(-2,5%)
-Cơ cấu GDP:
Khu vực N- L- NN CN DV
tỉ lệ đóng góp(%) 1,8 19,3 78,9

Khu vực dịch vụ đóng góp tỉ lệ rất lớn trong GDP. Tuy nhiên công nghiệp cũng phát triển mạnh , đóng góp phần không nhỏ trong cơ cấu GDP
- Nước Pháp hiện nay là 1 trong những cường quốc lớn mạnh trên thế giới. Là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8, kinh tế Pháp xếp hàng thứ sáu thế giới năm 2005, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Anh Quốc. Pháp là một trong 27 thành viên Liên minh Châu Âu. Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong năm 2004 Pháp là nhà xuất khẩu hàng hóa sản xuất đứng hàng thứ năm thế giới sau Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và đứng trước Anh Quốc. Nước này cũng đứng thứ tư thế giới về nhập khẩu hàng hóa sản xuất. Tiềm lực kinh tế mạnh, đã hậu thuẫn nhiếu cho việc xây dựng tiềm lực quân sự của Pháp.
-Pháp dẫn đầu G7 về hiệu năng sản xuất (tính theo GDP trên giờ làm việc): hiệu xuất lao động của Pháp là 47.7$ cao hơn Mỹ là 46.3$, Đức 42,1, Nhật 32.5$
-Pháp dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp hàng không, là cường quốc châu Âu duy nhất có sân bay vũ trụ Centre Spatial Guyanais, là nước độc lập nhất về công nghiệp năng lượng nhờ đầu tư lớn vào công nghiệpăng lượng nguyên tử khiến cho pháp trở thành nước phát sinh khí CO2 nhỏ nhất trong các nước công nghiệp trên thế giới

3) Military: 45 điểm
- Quân số của lực lượng sẵn có là 14591656 người(2010)
-Chi phí quân sự đáng kể, chiếm 2,6%GDP, đứng thứ 57 trên thế giới.
-Quân đội Pháp là quân đội lớn nhất trong EU và thứ ba trong NATO, có ngân sách quốc phòng đứng thứ ba thế giới và lực lượng hạt nhân lớn thứ ba thế giới (chỉ sau Mỹ và Nga). về độ phát triển của công nghiệp quân sự ta có thể thấy. Pháp có công nghệ vũ khí hạt nhân khá tiên tiến. Hiện tại, người Pháp có trên 320 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật. Nền tảng của lực lượng hạt nhân là 4 tàu ngầm chiến lược lớp Le Triomphant, chiếc cuối cùng trong số đó là Terrible đang được thử nghiệm. Chiếc đầu tiên là Le Triomphant đã mất khả năng hoạt động vào tháng 2.2009 khi va chạm với tàu ngầm Vanguard của Anh. Tạm thời có thể coi chiến thắng thuộc về tàu ngầm Pháp do chiếc tàu ngầm Anh bị hư hỏng nhiều hơn, thậm chí vấn đề loại bỏ nó khỏi trang bị đã được đặt ra.Các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn hạt nhân (SSBN) của Pháp được trang bị mỗi tàu 16 tên lửa đường đạn M45. Pháp đang dự định thay thế bằng các tên lửa mới đang được thử nghiệm.
.
-Tuy nhiên để khái quát về sức mạnh trên bộ của quân đội Pháp, có thể thấy rằng, họ không có khả năng tiến hành các hành động tiến công trong một cuộc chiến tranh lớn, mà chỉ có thể thực hành tác chiến phòng ngự trên một khu vực hẹp của mặt trận hoặc trong một chiến dịch cục bộ. ở nó.


4) Strategy: 0,35 điểm
- Nước Pháp là 1 nước theo thể chế Cộng hoà. Theo hiến pháp, Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo quy tắc phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm (trước kia là 7 năm). Sự phân xử của Tổng thống đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ cấu quyền lực công cộng và tính liên tục của quốc gia. Tổng thống đề cử thủ tướng, là người cầm đầu nội các, các chỉ huy các lực lượng vũ trang, và ký kết các hiệp ước.Nghị viện Pháp theo chế độ lưỡng viện gồm Quốc hội (Assemblée Nationale) và Thượng viện. Các đại biểu Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội có quyền bãi miễn chính phủ, và vì thế phe chiếm đa số trong Quốc hội sẽ quyết định sự lựa chọn chính phủ. Các thượng nghị sĩ được lựa chọn bởi theo bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm (trước kia là 9 năm), và một nửa số ghế được bầu lại sau mỗi 3 năm bắt đầu từ tháng 9, 2008.Quyền lực lập pháp của Thượng viện bị giới hạn: trong trường hợp có sự bất đồng giữa hai viện, Quốc hội sẽ là bên có tiếng nói cuối cùng, ngoại trừ đối với các luật hiến pháp (những sửa đổi hiến pháp & "lois organiques"). Chính phủ có ảnh hưởng lớn trong việc đưa ra chương trình nghị sự của nghị viện.
-Trong ba mươi năm qua, chính trị Pháp có đặc trưng bởi sự đối đầu chính trị giữa hai phe: cánh tả, tập trung quanh Đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp(Parti socialiste), một đảng trung tả, và cánh hữu, quanh Đảng Tập hợp vì nền Cộng hoà (RPR) và hậu duệ của nó là Union pour un Mouvement Populaire (UMP), một đảng trung hữu theo chủ nghĩa bảo thủ. Đảng Pháp cánh hữu đã có bước phát triển lớn đầu thập kỷ 1980 khi lợi dụng sự lo ngại của cử tri về sự thụt lùi của đất nước, sự 'tan rã quốc gia' kết quả của quá trình nhập cư và toàn cầu hóa hô hào ủng hộ những bộ luật nhập cư khắt khe hơn. Sau này số lượng cử tri ủng hộ họ dừng ở mức ổn định khoảng 16%.
-Chính sách đối ngoại của Pháp được hình thành phần lớn với tư cách thành viên Liên minh Châu Âu. Ngày 29 tháng 5, 2005 cử tri Pháp đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý với khoảng 55% số phiếu phản đối phê chuẩn Hiệp ước thành lập Hiến pháp chung Châu Âu. Kết quả cuộc bầu cử được dư luận rộng rãi coi là mang tính quan trọng lớn với tương lai phát triển của Liên minh Châu Âu, cũng như khả năng giữ vai trò lãnh đạo của Pháp ở Châu Âu.
Pháp cũng là một thành viên của Văn phòng Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC), Hiệp hội Ấn Độ Dương (COI), và là một thành viên liên kết của Hiệp hội Quốc gia Caribbea (ACS) và là thành viên đứng đầu Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp (OIF) với năm mốt nước sử dụng tiếng Pháp hoàn toàn hay một phần.
Pháp cũng là nơi đóng trụ sở của Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), UNESCO, Interpol, và Văn phòng Trọng lượng và Đo lường Quốc tế chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn hệ mét.
-Thể chế chính trị của Pháp là thể chế Cộng hoà có 2 Nghị viện, nên có thể xảy ra ranh cãi về các chính sáh quốc gí giữa 2 Nghị viện.
5) Will: 0,4 điểm
- Pháp là 1 nước theo thể chế Cộng hòa đa đảng nên ý chí của nhân dân đối với ý đồ chiến lược của lãnh đạo quốc gia đôi khi bị phân tán , chưa tập trung.
-Tình hình hỗn loạn tại Pháp leo thang dữ dội khi những người biểu tình chặn mọi con đường dẫn vào các sân bay và tấn công các cửa hiệu, trong khi Tổng thống Nicolas Sarkozy khẳng định dự án cải cách về hưu bổng sẽ được thông qua và thực hiện. Những cuộc biểu tình trên toàn nước Pháp đã trở thành bạo động dữ dội trên đường phố tại nhiều thành phố khi thanh niên tham gia hỗn chiến với cảnh sát. Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy bỏ, dòng người xếp hàng rồng rắn trước các cây xăng dài ra hơn và dịch vụ đường sắt trong nhiều vùng ở Pháp đã giảm tới 50%. Nhiều cửa hàng bị phá vỡ cửa kính. Nhiều xe và vỏ xe bị đốt trên đường phố.
-Những bất ổn tại Pháp do biểu tình phản đối chính phủ tiếp tục gia tăng. Nhìn bề ngoài, dường như chúng khởi nguồn từ đề xuất cải cách lương hưu của chính phủ, nhưng thực tế, có nhiều nguyên nhân hơn thế.
Đây là cuộc đối đầu giữa chính phủ và nghiệp đoàn lao động - những thế hệ già hơn muốn bảo vệ lợi ích mà họ khó khăn mới giành được trong thế kỷ 19 và đã từng được tăng cường trong các thập niên 1970, 1980. Một nhóm công dân khác - những thanh niên bất mãn, với rất nhiều người nhập cư Ảrập và châu Phi - lại biểu tình không phải vì lợi ích công việc, mà vì chính bản thân việc làm. Hai nhóm này có lợi ích kinh tế, xã hội khác nhau, nhưng họ cùng chung lòng tức giận với chính phủ và hướng lòng bất mãn ấy tới Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Thực tế này tạo ra một tình thế nguy hiểm với Paris, khi nó có khả năng dẫn tới bất ổn xã hội lớn hơn, trừ phi chính phủ có thể làm hài lòng một trong các nhóm.


Tổng hợp các số liệu ta có thể tính được như sau
PP = (C+E+M) x (S+W)
= (42 + 110+45) x (0.35 + 0.4)
= 147,75
Sức mạnh tổng hợp quốc gia của pháp la 147,75
Kết luận:
Sức mạnh tổng hợp quốc gia là toàn bộ nguồn lực đảm bảo sự tồn tại , phát triển và nâng cao vị thế của 1 quốc gia trong quan hệ quốc tế, bao gồm các nhân tố vật chất(phần cứng như tài nguyên, dân số, kinh tế, quân sự), các nhân tố tinh thần (phần mềm, như các phẩm chất của chính phủ, thể chế chính trị)
Với sức mạnh tổng hợp quốc giữa năm 2009 là 147,75 như trên ta có thể thấy rằng Pháp được xếp vào hàng những cường quốc trên thế giới với sự phát triển về kinh tế xã hội, quân sự, chính trị, điều kiện tự nhiên ưu đãi.
So với năm 2000 (súc mạnh tổng hợp quốc gia là: 141) ta có thể thấy sự phát triển của nước này trên mọi mặt cấu thành nên sức mạnh tổng hợp quốc gia.
 
Pháp đã để lại cho người Việt chữ Quốc ngữ là món quà quý giá nhất
 
×
Quay lại
Top