Tác động của con người với thiên nhiên

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Mới đây, Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã đưa ra danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Đứng đầu danh sách là gấu Bắc Cực có thể biến mất trong tự nhiên trừ phi tốc độ tăng nhiệt độ của trái đất chậm lại.
images

Gấu Bắc cực có thể biến mất

"Tại các vùng biển Nam Mỹ, rùa biển thường đẻ trứng trên các bãi biển của Brazil. Hiện tại, rất nhiều loài rùa biển ở đây đang bị đe dọa do mực nước biển dâng. Thay đổi thời tiết cũng đang ảnh hưởng tới việc sinh sản của rùa biển vì nhiệt độ có ảnh hưởng tới giới tính của rùa con được sinh ra: Khí hậu lạnh khiến rùa đực được sinh ra nhiều hơn. Hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến số lượng rùa đực đang giảm đáng kể và điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới dân số của rùa biển trong tương lai", WWF cảnh báo.
Cá voi xanh ở vùng Bắc Đại Tây Dương là một trong những loại cá voi đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất do sự săn bắt quá mức của con người. Ngoài ra, từ khi nhiệt độ trái đất tăng lên, sinh vật phù du - loài thức ăn chính của cá voi xanh - bị suy giảm nghiêm trọng. Thiếu thức ăn khiến số lượng cá voi bị chết ngày càng gia tăng. Hiện tại, chỉ còn khoảng 300 đến 350 cá thể loài cá voi xanh tồn tại trên thế giới và rất ít hy vọng tăng dân số cho loài cá voi khổng lồ này.

Nguy cơ tuyệt chủng vẫn đang đe dọa đối với loài gấu trúc. Nơi cư trú của loài gấu này ở những khu rừng thuộc Tây Nam Trung Quốc đang bị thu hẹp do nạn phá rừng. Hơn nữa, cây trúc - thức ăn chính của loài gấu quý hiếm này - cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Loài đười ươi duy nhất ở châu Á đang có nguy cơ biến khỏi trái đất. Tốc độ nóng lên toàn cầu như hiện nay sẽ làm gia tăng nạn hạn hán và điều này nguy cơ xảy ra cháy rừng cao hơn, đe dọa đến môi trường sống của loài đười ươi duy nhất ở châu Á này.
Tại châu Phi, loài voi đang phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu thức ăn do môi trường sống của chúng bị tàn phá. Điều này khiến chúng thường xuyên tấn công con người hơn. Môi trường sống của voi bị ảnh hưởng chủ yếu là do sự nóng lên toàn cầu khiến mùa khô ở châu Phi kéo dài hơn.
9k=

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới môi trường và sự sinh sản của rất nhiều loài ếch ở Australia. Vì các loài ếch sinh sản phụ thuộc vào nước, nên bất cứ sự suy giảm hay thay đổi nào về lượng mưa đều có thể làm suy giảm số lượng ếch con được sinh ra. Nhiệt độ tăng cao sẽ làm khô các màng bọc trứng của ếch và hậu quả sẽ khiến số lượng trứng bị ung nhiều hơn. Nạn hạn hán thường xuyên cũng là nguyên nhân làm giảm dân số của loài động vật lưỡng cư này.
Đặc biệt, một số lượng lớn loài hổ đang sống ở các khu rừng ngập mặn ở Ấn Độ đang phải đối mặt với nguy cơ bị mất nơi sinh sống do nước biển dâng. Hiện nay, chỉ còn khoảng 3.200 cá thể hổ đang sống trong tự nhiên. Nguyên nhân suy giảm số lượng của "ông ba mươi" là do nạn săn bắn, môi trường sống bị hủy hoại, thiếu thức ăn.

(Dưới đây là ảnh những loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 2010: Đười ươi, hổ, gấu trúc...)
Photo_Download.aspx

Photo_Download.aspx



Photo_Download.aspx



Thay lời kết
Bảo tồn đa dạng sinh học không phải là lĩnh vực mới song trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cùng với các nghiên cứu tổng hợp, đa ngành, một giải pháp không thể không nhắc đến là nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường năng lực cho địa phương. "Cần sớm truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về thảm họa của biến đổi khí hậu toàn cầu dựa trên cơ sở cộng đồng. Công việc chỉ thành công khi được đa số nhân dân thực hiện một cách tự giác, có hiểu biết và có trách nhiệm", GS. Võ Quý đã nói như vậy.
Những lý do biến đổi khí hậu, danh sách 9 loài có nguy cơ tuyệt chủng mà WWF đưa ra, trong đó đặc biệt có loài hổ, rất đáng để mỗi người chúng ta suy ngẫm. Bởi đó rõ ràng không phải công việc của riêng những nhà khoa học

*******

Việt Nam: Vực dậy những "thiên đường xưa"

Hai vùng đất từng được xem là "thiên đường" của động vật hoang dã là Kỳ Nam (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) và Cẩm Tâm (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) trước sự tàn phá, săn bắn cộng với ảnh hưởng bước đầu của biến đổi khí hậu đã bị mất đi diện mạo của những cánh rừng trù phú, bạt ngàn.
Người dân trong vùng còn nhớ vào những năm 60 của thế kỷ trước, rừng xã Cẩm Tâm xanh mướt âm u với những cây tán rộng, nhiều loài gỗ quý như lát, lim xanh, táu, sến, dổi, de..., đặc biệt nhiều loài thảo mộc, dược liệu. Đây cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như hổ, báo, hươu, nai, hoẵng, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát, các loài chim. Rừng còn mang trong mình nhiều đặc sản như cua đá, ốc đá, trứng kiến...
Sau hơn 4 thập kỷ, đến nay, nhiều loài động thực vật không còn. "Thậm chí do khô hạn, loài vắt trong rừng cũng mất hết, một số cây trồng như luồng tự nhiên nở hoa, thân mềm ra và lụi chết hàng loạt", TS. Nguyễn Đức Thi, Trung tâm Nghiên cứu khí tượng thủy văn và Mi trường (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho biết.

Ở vùng "chảo lửa túi mưa" Kỳ Nam (Kỳ Anh - Hà Tĩnh), hạn hán đang ngày một nghiêm trọng. Hiệu ứng phơn do gió Tây Nam ngày một hoạt động mạnh mẽ hơn đã gây ra những đợt gió tây khô nóng kéo dài với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, càng làm gia tăng tính khắc nghiệt của hạn hán vốn có tốc độ diễn biến nhanh tại Kỳ Nam. Hạn hán cùng sự tàn phá rừng đã làm nhiều loài gỗ quý hiếm như lim, gọ đỏ, dổi biến mất. Hiện rừng tự nhiên đang được phục hồi song chất lượng rừng suy giảm do đất bị khô hạn, bạc màu.
Nước biển đã tiến sát vào hàng phi lao trước đây trồng cách mép biển 20-30m, mặn lấn sâu vào nội đồng và khu dân cư. Hiện tượng nhiễm mặn ngày càng trầm trọng hơn khi địa phương thực hiện mô hình nuôi tôm (100ha) hơn 10 năm trước. "Trước đây có dự án đắp đê ngăn mặn của Tổ chức Oxfam (Anh) đã làm cho người dân của xã sản xuất lúa nước rất thuận lợi. Tuy nhiên từ khi có ao nuôi tôm, không sản xuất được lúa, nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái rất cao", TS. Thi cho biết.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top