Tác phẩm kinh điển 1984 - Kỷ niệm 63 năm ngày mất của nhà văn George Orwell

nostosalgos

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/1/2013
Bài viết
24
Nineteen Eighty-Four (1984) – George Orwell
.
Tựa sách : 1984 – Nineteen Eighty-Four
Tác giả : George Orwell
. Reading Cafe từng giới thiệu một tác phẩm của George Orwell - Trại súc vật (Animal Farm). Và lần này, tôi xin được nói về 1984, kiệt tác nổi tiếng nhất của nhà văn Anh xuất sắc này. Như các bạn đã biết, 1984, cũng như Animal farm, luôn được các bảng xếp hạng sách đánh giá rất cao cho dù nó là một cuốn sách khá mỏng. Trước hết, cái tựa của 1984 có nghĩa là gì ? Hiểu một cách đơn giản, đó là năm 1984. Chính tựa đề này đã đem lại giá trị dự báo rất lớn cho tác phẩm, tuy nhiên, theo những nhà văn cùng thời thì 1984 chỉ là đảo của 1948, thời điểm George Orwell viết sách. Nineteen Eighty-Four (1984) được George Orwell xuất bản năm 1949 là một câu chuyện giả tưởng kể về thế giới ở tương lai vào năm 1984. Khi đó, London chìm trong một thứ chủ nghĩa tập thể (English Socialism) cực đoan với những người lãnh đạo sống trong các Bộ, mặc đồng phục, sinh hoạt theo giờ, phải triệt tiêu mọi h.am m.uốn, bị theo dõi ngay tại chính nhà mình bởi một thứ máy móc vô cảm lẫn bởi những đứa con vô cảm của họ… Nhân vật chính, Winston Smith là một nhân viên cấp thấp trong tổ chức ấy, ba mươi chín tuổi, bị loét tĩnh mạch đầu gối, làm việc chăm chỉ, đôi khi “sáng tạo” và yêu thích những cái đẹp cổ xưa. Sẽ không có vấn về nếu chính quyền không cấm người ta nhớ đến những giá trị đã mất. Chỉ có xã hội dưới chính quyền hiện tại mới tốt đẹp, mặc cho những bản báo cáo dối trá, thứ rượu có mùi dầu, bánh mì đen, canh hổ lốn… bên cạnh đó là bộ máy mật thám, cảnh sát cực kì tàn nhẫn. Ban đầu Winston chỉ phản kháng lén lút hoặc trong tư tưởng, cho đến khi anh nhận được tình yêu từ một phụ nữ làm cùng Bộ – Julia… 1984 là một quyển sách mỏng, thậm chí có thể xem là quá mỏng nếu đem so với nội dung mà nó chứa đựng. Và đây là một cuốn sách làm tôi sợ khi đọc xong. Đó không phải là kiểu sợ hãi mà những thứ văn chương, phim ảnh kinh dị đem đến, mà sâu hơn rất nhiều, chạm đến lõi trong nhận thức. Vì sao ? Tôi nghĩ, có lẽ chính vì nó viết quá sắc bởi một tác giả hiểu quá sâu về con người. Khác với Animal farm, tuy nhiều tầng nghĩa nhưng chúng hẵng còn tương đối tách bạch, rõ ràng. Ở 1984, tư tưởng mà nó hàm chứa quyện vào nhau, xoắn xuýt, cuồn cuộn và hoàn toàn u ám. Diễn biến bi kịch của Animal farm hoàn toàn có thể dự báo, 1984 thì không. Sự sợ hãi, phấp phỏng, nghi ngờ, ám ảnh… ở khắp mọi nơi, mọi lúc, mọi trang sách, không biết lúc nào mới chấm dứt, dù là chấm dứt một cách thảm khốc. Mối tình của Winston và Julia vừa bi thương lại vừa tươi đẹp. Thật khó để nói rằng đây đơn thuần chỉ là một chuyện tình lãng mạn mờ ảo bởi lẽ nó ẩn chứa quá nhiều khát vọng sống. Họ dường như cố gắng sống để yêu nhau rồi lại vồ vập yêu nhau chỉ để có thể tiếp tục sống. Tất cả chỉ bởi vì thế giới của năm 1984 đó ở nước Anh với một nền cai trị độc tài cực quyền đã tước đoạt quyền sống của con người, và rất dè sẻn, nó ban cho họ sự “không-chết”. Khắp nơi đầy những áp-phích của lãnh tụ, những khẩu hiệu, những tổ chức đoàn hội. Con người trong thế giới đó không được hưởng cuộc sống thực sự đã đành, tồi tệ hơn cả, họ còn được “tẩy não” đến mức hầu hết quên đi sống là như thế nào. Tuy tội ác của chế độ trên dàn trải khắp từng trang sách, hầu hết qua những chuyển biến tâm lý của các nạn nhân hoặc người chứng kiến, nhưng nó hiện lên rõ nhất chính là ở mối quan hệ của hai nhân vật chính, Winston và Julia. Kết cục mối tình của họ làm tôi có cảm giác George Orwell không kém mà có khi lại có phần hơn hẳn các tác giả chuyên viết các thứ bi kịch tình yêu với những kết cục đẫm lệ xót xa. Bởi lẽ tình yêu của hai nhân vật ông xây dựng kết thúc theo đúng nghĩa đen của từ này, thật đến mức nó dường như không còn là chi tiết trong một cuốn tiểu thuyết nữa. “Có lúc,” nàng nói, “chúng mang dọa mình một thứ — một thứ mình không đương đầu nổi, không dám nghĩ đương đầu với. Rồi mình xin: “Chớ làm thế cho tôi, làm thế cho người khác, làm thế cho người này người nọ.” Có thể sau đó, mình ra điều đấy chỉ là một mánh khóe, mình chỉ nói thế để cốt chúng ngưng tay, nhưng thật ra mình không muốn thế. Nhưng không phải vậy. Lúc chuyện xảy ra mình quả muốn thế. Mình cho rằng không có cách tự cứu nguy nào khác, và hoàn toàn sẵn sàng tự giải nguy cách ấy. Mình muốn điều đó xảy ra cho người kia. Mình không màng gì đến sự đau khổ của người ta. Mình chỉ lo cho chính mình thôi.” “Mình chỉ lo cho chính mình thôi,” anh lặp lại. “Và sau đó, tình cảm của mình đối với người kia không còn như trước nữa.” “Không,” anh nói, “tình cảm của mình không còn như trước nữa.” Cuối cùng, cả Winston lẫn Julia đều bị khuất phục, trước đó thể xác họ đã khuất phục vì bị tra tấn, sau đến tinh thần. Cuối cùng, ý chí, khát vọng trong họ, thảy đều bị tiêu diệt. Một cách hết sức ngoạn mục, tôi tin có thể nói như vậy, ngoạn mục đến lạnh người. Thế nhưng, đó là số phận của nhân vật. Còn số phận của 1984 thì như thế nào ? Cũng như Animal farm, 1984 có tính dự đoán đáng kinh ngạc. Và 1984 đã trở thành một trong những quyển tiểu thuyết kinh điển nhất của nền văn học thế giới, nó không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà cao hơn, đã mang một giá trị nhân văn sâu sắc. 1984 là tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ tiếng chỉ thua series Harry Potter (65 so với 67 ngôn ngữ) và từ Orwellian đã trở thành một tính từ trong ngôn ngữ Anh. Cá nhân tôi cho rằng, đây quả thực là một tác phẩm không thể bỏ qua, và lời khuyên này không chỉ đơn thuần dành cho những ai yêu văn chương.
Nói ngoài lề, khi tác phẩm 1Q84 của Haruki Murakami xuất bản tôi đã giật mình mừng hụt vì nghĩ là 1984 của Geogre Orwell…
 
×
Quay lại
Top