Tài liệu tham khảo : Chu chuyển tư bản

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
5. CHU CHUYỂN TƯ BẢN: thời gian chu chuyển, tốc độ chu chuyển. Ý nghĩa ll và thực tiễn

Vị trí:

Tr 188-420, tập thứ hai, quyển II (quá trình lưu thông của tư bản), BTB

Đối tượng nc:

Trong phần này sẽ nghiên cứu sự vận động của tư bản là sự tuần hoàn được lặp đi lặp lại một cách định kỳ dưới hình thức các chu chuyển của tư bản nối tiếp nhau.

Khi nghiên cứu chu chuyển của tư bản thì tốc độ vận động của tư bản là vấn đề quan trọng nhất: hình thái tư bản này thay thế hình thái tư bản kia càng nhanh hoặc càng chậm bao nhiêu thì vòng chu chuyển này của tư bản sẽ nối tiếp vòng chu chuyển kia càng nhanh hay càng chậm bấy nhiêu, và cần phải ứng trước cho từng vòng chu chuyển một số tư bản càng ít hoặc càng nhiều bấy nhiêu. Việc nghiên cứu chu chuyển của tư bản cũng bao hàm việc nghiên cứu những điều kiện vận động liên tục của tư bản. Chu chuyển của tư bản với tính cách là một quá trình lặp đi lặp lại định kỳ diễn ra trong giai đoạn sản xuất và trong các giai đoạn lưu thông, là một mâu thuẫn: một mặt, nó phải đảm bảo cho sản xuất được liên tục nhưng mặt khác giai đoạn sx lại bị các giai đoạn lưu thông làm gián đoạn. Mâu thuẫn này giải quyết như sau: các vòng chu chuyển của tư bản không những nối tiếp nhau mà còn xen kẽ nhau, tức là khi vòng chu chuyển này chưa kết thúc thì vòng chu chuyển khác đã bắt đầu. Điều đó dẫn tới một sự phân chia mới, phân chia tư bản thành tư bản hoạt động và tư bản không hoạt động. Vòng chu chuyển sau của tư bản sở dĩ có thể bắt đầu khi vòng chu chuyển trước chưa kết thúc, vì đã dự trữ được một số tư bản khác mà trước đó chưa hoạt động.

Tốc độ chu chuyển của tư bản có ảnh hưởng đến lượng tư bản ứng trước, do đó cũng đẻ ra một vấn đề mới đối với tỷ suất giá trị thặng dư. Chia khối lượng giá trị thặng dư hàng năm cho tư bản khả biến sẽ được các tỷ suất khác nhau tùy theo tốc độ chu chuyển của tư bản khả biến. Một tư bản nhỏ quay quanh cũng ngang như một tư bản lớn quay chậm. Điều đó tạo nên sự khác nhau giữa tỷ suất giá trị thặng dư thực tế và tỷ suất giá trị thặng dư hằng năm, cũng như sự khác nhau giữa tư bản khả biến ứng trước và tư bản khả biến được sử dụng.
ST
 

Đính kèm

  • CCTB.doc
    55,5 KB · Lượt xem: 719
×
Quay lại
Top