Tại sao người Nhật lại nói nhanh như vây ???

Yoshida CNV

Thành viên
Tham gia
28/7/2015
Bài viết
6
Tại sao người Nhật lại nói nhanh như vây ???

tieng%20nhat%20qua%20nhanh%20qua%20nguy%20hiem.jpg


Bạn đã từng gặp khó khăn vì tiếng nhật nói quá nhanh hoặc khi học tiếng nhật thì nghe được nhưng khi nghe tiếng nhật ngoài thực tế và trong công việc thì lại không hiểu hoặc thấy tiếng nhật mà người nhật dùng khác với tiếng nhật mình được học trong các sách dạy tiếng nhật ? Nếu có, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao tiếng nhật lại khó nghe như vậy ?

Theo kết quả nghiên cứu "Quan sát tỉ lệ thông tin trên tốc độ nói của các ngôn ngữ khác nhau"của các học giả F.Pellegrino, C.Coupé và E.Marsico, đã tiến hành nghiên cứu và so sánh đặc điểm của 8 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới trong đó có tiếng việt và tiếng nhật. Họ sử dụng một đoạn văn cố định và dịch sang 8 thứ tiếng, sau đó so sánh tốc độ phát âm, mật độ của từng ngôn ngữ (bao nhiêu âm tiết/giây) và lượng thông tin trung bình có trong một âm tiết đó là bao nhiêu.
Tiếng Việt được lấy làm mốc chuẩn để so sánh với các ngôn ngữ khác nên tiếng Việt sẽ mang tỷ lệ là 1/1 (chúng ta chủ yếu sẽ so sánh với tiếng nhật)Kết quả so sánh giữa tiếng việt và tiếng nhật thật bất ngờ:

so%20sanh%20toc%20do%20tieng%20nhat%20tieng%20viet.png


Chúng ta sẽ cùng phân tích các số liệu trên để hiểu thêm tại sao tiếng nhật lại nói nhanh và khó nghe như vậy nhé !

- Mật độ thông tin: Nếu lấy tiếng Việt là 1 (mốc chuẩn) thì tiếng nhật là 0,49 => Tiếng nhật có mật độ thông tin bằng một nửa so với tiếng việt. Vì mật độ thông tin khi nói quá ít nên tiếng nhật phải nói nhanh hơn để bù lại.

- Số âm tiết phát ra trung bình trong một giây: với tiếng Việt là 5,22 trong khi tiếng nhật là 7,84 => Số lượng âm tiết phát ra trung bình trong một giây của tiếng nhật cao gấp 1,5 lần so với tiếng Việt. Vì số lượng âm tiết phát ra trong một giây khi nói tiếng nhật nhiều hơn tiếng việt nên các bạn sẽ cảm thấy tiếng nhật nói nhanh hơn tiếng việt rất nhiều.

- Tỷ lệ thông tin/âm tiết: Là số lượng thông tin chứa đựng trong một âm tiết, chúng ta sẽ lấy mật độ thông tin chia cho số âm tiết/giây. Nếu coi tiếng Việt có tỷ lệ hoàn hảo 1/1 (lấy tiếng việt làm mốc) thì tiếng Anh sẽ trên cả hoàn hảo (1,08/1), các thứ tiếng khác cũng xấp xỉ 1, chỉ có mỗi tiếng nhật là có tỉ lệ thấp nhất 0,74. Có nghĩa là tiếng nhật sẽ giao tiếp chậm hơn các ngôn ngữ khác. Và để truyền đạt một lượng thông tin bằng các ngôn ngữ khác trong cùng một khoảng thời gian thì tiếng nhật sẽ phải nói nhanh hơn => tốc độ nói tiếng nhật sẽ nhanh hơn các ngôn ngữ khác rất nhiều.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù là thứ tiếng nhanh nhất nhưng tiếng nhật lại không thể diễn đạt đầy đủ thông tin trong cùng một khoảng thời gian so với các thứ tiếng khác. Tại sao lại như vậy ???

Chúng ta hãy cùng phân tích những khía cạnh khác trong việc sử dụng tiếng nhật nhé !

- Các động từ tiếng nhật và tính từ tiếng nhật thường rất dài và cấu thành từ khoảng 2 đến 3 âm tiết trở lên (từ tiếng nhật thường là nhiều hơn 2 âm tiết). Với thể masu (thể lịch sự trong tiếng nhật) thì ít nhất một động từ cũng đã gồm 3 âm tiết rồi ví dụ: みます、かいます、のみます、あそびます、いただきます、もうしこみます. Như vậy là có những từ có đến 7 âm tiết, trong khi tiếng Việt hầu như không có động từ nào nhiều hơn 2 âm tiết ví dụ như: ăn, chơi, uống, ngủ ...

- Trong tiếng nhật hay dùng cách nói gián tiếp, sử dụng từ càng gián tiếp thì càng lịch sự. Giống như như từ いらっさいます là kính ngữ cho cả đi, đến, ở. Vì càng dài thì càng lịch sự nên các loại kính ngữ hay khiêm nhường ngữ (cách nói thể hiện sự khiêm nhường trong tiếng nhật) đều dài loằng ngoằng, rất khó nhớ và khó sử dụng.

- Một lý do rất quan trọng nữa là do số lượng âm tiết mà người nhật có thể phát âm được là rất ít. Số lượng âm tiết là tập hợp tất cả những âm tiết mà một thứ tiếng có thể biểu đạt được (có thể phát âm được). Theo kết quả nghiên cứu ở phía trên thì số lượng âm tiết của tiếng Anh là 7931 (cao nhất thế giới), xếp sau là tiếng Việt với khoảng 6200 âm tiết, tiếng Hoa có khoảng 1191 âm tiết trong khi tiếng nhật chỉ có vẻn vẹn 416 âm tiết. Do vậy trong tiếng nhật có rất nhiều từ đồng âm khác nghĩa, hơn nữa với số âm tiết ít như vậy thì tiếng nhật bắt buộc phải nói dài ra để đỡ việc nhầm lẫn. (đây là nguyên nhân tại sao người nước ngoài có thể phát âm được tiếng nhật nhưng người nhật sẽ rất khó khăn để phát âm tiếng Việt hay tiếng Anh cho chuẩn. Bạn nào nghe người nhật nói tiếng Anh rồi thì sẽ hiểu :))

- Trong văn nói tiếng nhật xuất hiện rất nhiều những từ nói tắt, những từ tiếng nhật rất ngắn so với cách nói theo tiếng nhật chuẩn (ひょうじゅんご). Điều này cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho những bạn chỉ được học tiếng nhật trong trường và chỉ học tiếng nhật chuẩn theo sách vì khi sử dụng trong thực tế các bạn sẽ không thể nghe và hiểu được vì từ tiếng nhật mà bạn được nghe không giống với từ tiếng nhật mà thầy cô đã giạy khi chúng ta học tiếng nhật trong nhà trường mặc dù nó là cùng một từ, hay mang cùng một ý nghĩa.

Chúc các bạn luôn giữ được ngọn lửa đam mê với tiếng nhật !

Trung tâm tiếng nhật CNV
Ngôi nhà tiếng nhật của bạn
 
×
Quay lại
Top