Tầm quan trọng của những kinh nghiệm được chia sẻ cùng nhau

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Hai nghiên cứu mới chỉ ra rằng những cuộc phiêu lưu lạ thường được đánh giá quá mức - trừ khi bạn trải nghiệm chúng cùng với người khác.

lead.jpg
Những người tham gia lễ hội ném cà chua được tổ chức hàng năm ở Tây Ban Nha hôn nhau


Khi được trao cho sự lựa chọn giữa việc đi bar cùng với Jessica Alba và đi bar cùng với nhóm bạn của chúng ta, phần lớn chúng ta có lẽ sẽ chọn cuộc hẹn với "Người phụ nữ quyến rũ nhất thế giới". Nhưng có lẽ chúng ta nên nghĩ lại về sự lựa chọn đó và chọn một đêm uống bia khác với nhóm bạn.

Một nghiên cứu gần đây trên tờ Psychological Science cho thấy những kinh nghiệm khác thường có một phí tổn xã hội, chúng làm chúng ta xa lánh những người bạn bè đồng trang lứa của chúng ta. "Những kinh nghiệm lạ thường vừa khác biệt và tốt hơn những kinh nghiệm mà đa số những người khác có", các tác giả nhận thấy "và vừa xa lạ và gây ghen tỵ là một công thức không chắc chắn để được yêu thích."

Để kiểm tra giả thiết này, các nhà nghiên cứu thết đãi một nhóm sinh viên đại học một buổi xem phim. Có 68 người tham gia và được chia thành các nhóm bốn người. Một người từ mỗi nhóm được vào một phòng nhỏ để xem một video thú vị về một nhà ảo thuật đường phố tài năng đang biểu diễn những trò ảo thuật trước một đám đông đang tán dương. Ba người khác được phân vào xem một clip bình thường về một hoạt hình có kinh phí thấp. Mọi người được cho biết liệu họ được phân xem video nhàm chán hay là video thú vị.

Sau đó, mỗi nhóm bốn người được dẫn vào một căn phòng và được yêu cầu trò chuyện với nhau. Nhà nghiên cứu rời khỏi phòng, và ông quay lại sau 5 phút.

Ông đưa cho mọi người bảng khảo sát khác, cái này gồm hai câu hỏi: "Bây giờ bạn cảm thấy thế nào?" theo thang điểm 100, và "Bạn đã cảm thấy thế nào trong suốt cuộc nói chuyện đã diễn ra?” trên một thang điểm 100 giữa “bị tẩy chay” và “được gia nhập.”

Thật bất ngờ, những người xem video "khác thường" cảm thấy tệ hơn những người xem video "bình thường" khoảng 10 điểm. Họ cũng cảm thấy bị tẩy chay nhiều hơn, về trung bình là 30 điểm.

Những cảm xúc được dự đoán và những cảm xúc trong thực tế của những người tham gia

9c8ac1bde.png



“Những cuộc trò chuyện phát triển về những chủ đề bình thường,” Gus Cooney, một nghiên cứu sinh tiến sỹ Harvard và tác giả dẫn đầu nghiên cứu, nói với tôi. "Người có kinh nghiệm khác thường gặp khó khăn để hoà nhập."

Vậy thì tại sao chúng ta sẽ chọn môn nhảy dù từ máy bay hoặc khảo sát núi lửa ở băng đảo? Tại sao mọi người sẽ theo đuổi những thứ khác thường nếu những kinh nghiệm tầm thường thì trở thành chủ đề tán gẫu tốt hơn? Các tác giả tiến hành thực nghiệm khác ở đó họ yêu cầu một nhóm những người tham gia mới tưởng tượng bản thân họ đang trải qua hai trạng thái khác biệt - xem video thầy phù thuỷ hoặc xem phim hoạt hình và sau đó nói chuyện với những người khác. Họ được yêu cầu tính điểm họ nghĩ là họ sẽ cảm thấy thế nào trong suốt cuộc trò chuyện.

"Những người tham gia kỳ vọng rằng một kinh nghiệm khác thường làm họ cảm thấy tốt hơn một kinh nghiệm bình thường ở mọi điểm sớm hơn một chút,” các tác giả viết. Nói cách khác, chúng ta cho rằng việc xem hoặc làm những điều bất ngờ sẽ khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn những người không làm; nhưng thực tế là nó làm chúng ta cảm thấy tệ hơn.

Các tác giả suy đoán rằng điều này có thể vì niềm vui từ một kinh nghiệm khác thường phai tàn nhanh, nhưng sự day dứt của việc không hoà nhập vì chúng ta không chia sẻ một kinh nghiệm với bạn bè của chúng ta - ngay cả một kinh nghiệm không hấp dẫn - lại kéo dài.

“Một dấu hiệu của những niềm vui không mang tính xã hội - đó là con người thích nghi nhanh với chúng, đó là lý do tại sao những kinh nghiệm như vậy thường tốt nhất khi chúng mới lạ hoặc hiếm hoi,” Cooney và đồng tác giả của ông Daniel Gilbert ở trường Harvard và Timothy Wilson ở đại học University of Virginia, viết. “Những niềm vui mang tính xã hội có một sự lôi cuốn khác biệt. Con người khao khát được chấp nhận, được thuộc về và sự thân thiết, và dấu hiệu xác nhận của những niềm vui đó là chúng đến một cách dễ dàng với những người hoà nhập hơn là những người nổi bật.”

Trong khi ấy, người có những kinh nghiệm khác thường thì có "ít điểm chung" với những người có những kinh nghiệm bình thường, không đặc biệt, và gây ra sự xa lạ, ganh tỵ và sự dị thường, khiến người khác thường cảm thấy bị bỏ quên. Rõ ràng là chúng ta không muốn bị tẩy chay/ từ chối xảy ra khi chúng ta cố kể cho những người quen biết những câu chuyện từ chuyến đi xuyên New Zealand bằng xe bò của chúng ta.

Vậy điều này có mâu thuẫn với nghiên cứu trước đây cho rằng chúng ta nên tiêu tiền vào những trải nghiệm, không phải mua đồ vật? Nó không có ý nói rằng chúng ta không nên tìm kiếm sự mới lạ. Cooney cho rằng nghiên cứu chỉ khuyến khích “con người suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động. Khi chúng ta lựa chọn kinh nghiệm [điều này chỉ ra] chúng ta chỉ nghĩ đến những lợi ích mà không nghĩ đến những phí tổn về mặt xã hội." Nghiên cứu không phải là một sự chỉ trích những cuộc phiêu lưu, mà là một lời ca ngợi điều bình thường, trần tục.

Các phát hiện được lặp lại trong nghiên cứu khác gần đây trên Psychological Science phát hiện thấy những kinh nghiệm được chia sẻ cùng nhau - thậm chí với một người hoàn toàn xa lạ - làm con người đánh giá những kinh nghiệm đó là mãnh liệt hơn những người trải qua chúng một mình. Trong thực nghiệm đó, các sinh viên nói là thích một miếng socola đen 70% nhiều hơn khi họ ăn nó cùng lúc với người khác trong nghiên cứu. Họ nói là miếng socola "ngon" hơn những người ăn nó một mình. Điều này cũng đúng với những kinh nghiệm tiêu cực: Những người ăn một miếng socola đen 90%- được chỉ ra trong các test trước là không ngon - đã đánh giá nó là ít ngon hơn khi họ ăn nó cùng lúc với người khác.

"Khi người ta nghĩ về kinh nghiệm được chia sẻ, điều thường xuất hiện trong tâm trí là ở cùng với những người thân khác, như bạn bè hoặc gia đình, và nói chuyện với họ" tác giả của nghiên cứu Erica Boothby nói trong một phát biểu. "Chúng ta không nhận ra mức độ mà chúng ta bị ảnh hưởng bởi những người chung quanh chúng ta."

Các nghiên cứu chỉ ra tại sao con người gắn kết với nhau qua những câu chuyện kinh dị ngày chủ nhật hoặc những ký ức thời đi học ngượng ngịu. Hoặc tại sao, khi trở về từ một kỳ nghỉ tuyệt vời, chúng ta thường tán gẫu với bạn bè về hướng dẫn tua du lịch vô lý hoặc bữa sáng ở khách sạn không ăn được, hơn là những phong cảnh đẹp như thôi miên. Trong những tương tác xã hội, con người hướng đến mối quan hệ, sự liên kết chứ không phải là sự gây ấn tượng. Quan trọng hơn việc trải qua một chuyện gì đó, dường như là có một ai đó hiểu bạn.



Rubi dịch
Nguồn
https://www.theatlantic.com/health/archiv...es/381493/
 
×
Quay lại
Top