Tết Đoan Ngọ của Việt Nam

3891

Cotichcothuc
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/1/2011
Bài viết
138
Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
254200_177053609018101_118033811586748_449427_7896245_n.jpg


Tết Đoan Ngọ, hay còn được gọi dưới các tên khác nhau như Tết Đoan Dương, Tết nửa năm, rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch , là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Trung Quốc.

Đoan là mở đầu;
Ngọ là giữa trưa, là lúc khí dương đang thịnh...
Xét về địa bàn thì Ngọ ở vào phương Nam, mà cung Ngọ thuộc dương và tháng 5 cũng là tháng Ngọ,
do vậy ngày 5 tháng 5 Âm lịch là tháng khí dương tràn ngập nhất trong năm.
249634_177053735684755_118033811586748_449431_2228674_n.jpg


Các món trong Tết Đoan Ngọ

Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh Sơn Thánh Mẫu trên núi Bà Đen.
Nhưng có lẽ tết Đoan Ngọ được biết nhiều hơn cả dưới cái tên Lễ giết sâu bọ.

Món rượu nếp cổ truyền
251749_177053639018098_118033811586748_449428_1019685_n.jpg


Theo quan niệm dân gian, ngày 5/5 âm lịch khí dương tràn ngập, nên rất nóng bức khiến các bệnh dịch phát sinh.
Do vậy ngày này được gọi là "ngày giết sâu bọ", theo đó dân chúng rủ nhau đi bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.

Các tập tục ngày Đoan Ngọ

Nộm bưởi món ưa chuộng của các mem nhậu
253989_177054022351393_118033811586748_449437_4112138_n.jpg


Tết Đoan Ngọ đã trở thành tết truyền thống của người dân Việt Nam, nhất là ở nông thôn.
Nhà nhà, làng làng đều sửa lễ cúng ông bà tổ tiên.
Đặc biệt đây là Tết chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa sâu bọ (vi trùng) làm hại sức khỏe của con người.

Rượu ốc và bánh xèo
255064_177053869018075_118033811586748_449434_2688690_n.jpg


Trong ngày 5 tháng 5, người ta thường ăn rượu nếp, ăn hoa quả…

Ngoài ra còn có nhiều tập tục truyền thống ở nhiều miền quê khác nhau như
nấu chè kê, ăn thịt vịt, tắm nước lá mùi, hái thuốc, treo cây ngải cứu trừ tà ma,
nhuộm móng tay móng chân cho trẻ con, tục khảo cây lấy quả …

Mâm cơm trong ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu thịt vịt
247504_177053789018083_118033811586748_449432_3963205_n.jpg


Tết Đoan Ngọ có những nghi thức tập tục độc đáo, gắn với mảnh đất, con người nhiệt đới phương Nam.
Đây còn là dịp Tết có những thứ qủa, hạt đầu mùa, mà con cháu không thể quên việc cúng dâng Tổ Tiên.
Một qủa dưa hấu, một qủa mít, một chùm nhãn, đĩa mận, cân đậu, đĩa xôi đầu mùa... đều được đưa lên bàn thờ cẩn tấu Gia Thần, Gia Tiên. Và đây cũng là những sản phẩm để đi lễ gia đình ông bà nhạc tương lai, đi Tết các thầy học... tỏ lòng đền ơn đáp nghĩa.
Dân gian còn có lệ nhân ngày 5/5 âm lịch bày tỏ với nhau tình bằng hữu, xóm giềng mật thiết.

Bánh khoai
246818_177053832351412_118033811586748_449433_7362500_n.jpg


Tết Đoan Ngọ đối với các đồng bào vùng Bắc Bộ cũng vậy ! Từ những ngày trước đó các bà nội trợ đã tíu tít ủ rượu nếp và sắm sửa lễ vật , hoa quả .Nhiều gia đình coi ngày này là ngày xum họp gia đình bên mâm cơm cúng Mẫu Âu Cơ với các món đặc sản của Bắc Bộ như bánh trưng nếp cẩm , bánh khoai , bánh gio và không thể thiếu được là đĩa cốm thơm lừng với chuối chín cây !
Mâm cơm thì có thịt vịt , và ở một số nơi người đân còn chuộng món rượu ốc để thết đãi bạn bè !

Chè kê và bánh đa kê
250080_177055545684574_118033811586748_449447_7490993_n.jpg


Nhắc đến thịt vịt không quên đến chè kê.
Chè nấu bằng hạt kê với đường cát, thường ăn với bánh tráng (bánh đa). Đây là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan ngọ.Cũng lạ là hạt kê này chỉ mùa này mới có, nó có màu vàng óng của mật ong.
Nghe mẹ nói dân gian truyền lại rằng cứ giữa trưa giờ ngọ, đứng ngửa mặt lên trời, nhỏ chanh vào mắt thì mắt sẽ rất sáng.Có lẽ đúng vào thời khắc ấy vạn vật tự nhiên trở nên quý giá và hữu ích hơn.Nghe nói thế nhưng mình chưa thử bao giờ cả.
Vào ngày này, buổi sáng cảnh người mua kẻ bán ở chợ rất nào nhiệt là thế nhưng đến đầu giờ chiều các chợ vắng tanh không bóng người, mọi người đều đóng cửa hàng để về quây quần chuẩn bị mâm cổ cùng với gia đình.

Mâm cơm cúng ông bà tổ tiên
253821_177056135684515_118033811586748_449454_7756739_n.jpg


Tết Đoan Ngọ người Việt thường có tục lệ kiêng ăn món nóng.
Những thực phẩm có tính hàn vì thế được ưa chuộng, trong đó có thịt vịt.
Nhưng do tính âm hàn quá nhiều nên món vịt dễ khiến người tiêu hóa kém bị lạnh bụng, khó tiêu và vì thế mà gừng là loại gia vị nhất định phải đi kèm.
Món ăn đơn giản và phổ biến nhất trong những mâm cơm cúng Đoan Ngọ là con vịt luộc tréo cẳng cùng chén mắm gừng cay the nồng nàn.
Ngoài ra, các món làm từ nếp bao gồm xôi, cơm rượu, rượu nếp cùng chè đậu xanh, chè kê cũng không thế thiếu trong ngày này.
Sáng sớm, khi vừa thức dậy, người ta đã được lót dạ bằng hoa quả đương mùa và món rượu nếp, sau đó chọn các loại trái có vị chua chát như chuối non, khế xanh để nhấm nháp vào buổi trưa.
Vì sao người Việt lại có thói quen dùng nếp này?
Theo các sách Đông y xưa, nếp, kê hay đậu xanh đều là những thực phẩm ngon ngọt, lành tính.
Ăn xôi là cách để bồi bổ sức lực, còn kê được xem như chất trợ lực cho tiêu hóa, trong khi đậu xanh lại giúp giải nhiệt cơ thể hữu hiệu.
Rõ ràng, mỗi món ăn trong ngày Đoan Ngọ đều không phải được lựa chọn tình cờ, mà ẩn chứa triết lý âm - dương sâu sắc….

Bánh ú tro
254939_177053695684759_118033811586748_449430_4769080_n.jpg


…Mùa tết Đoan Ngọ còn là mùa của bánh ú tro.
Gọi là bánh ú, nhưng chiếc bánh được gói nhỏ, thon gọn và nhọn đầu sắc cạnh, đôi lúc còn chìa ra vài ria lá cho bàn cúng thêm đẹp mắt.
Đó là bánh ú tro của người Trung và người Nam, còn ở một số vùng miền Bắc thì bà con lại ưa tạo dáng hình trụ cho bánh tro, dài đòn và cứng cáp. Sở dĩ bánh có tên gọi này vì nước để ngâm gạo làm bánh và nấu bánh đều được lắng từ nước tro đốt cây mùa hè. Bột tro làm bánh nhất thiết phải trắng mịn, không vương mùi lạ để tạo sự thanh thoát cho chiếc bánh. Dường như trong nhiều loại bánh ra đời từ hạt gạo của người Việt, không có loại nào thay thế được bánh ú tro trong mùa Đoan Ngọ, có lẽ bởi tính “âm” do chứa toàn thực vật và khoáng canxi, kali... góp phần làm dịu đi cái nóng oi ả giữa năm.
Chiếc bánh trong vắt, vàng óng như mật, thêm vị ngọt thơm mát của nhân đậu xanh ướp đường phèn hay chỉ đơn giản là vị ngọt lợ của nếp ngâm tro suông.
Mỗi vùng miền có cách tạo vị ngọt riêng cho bánh, như miền Bắc có mật mía, miền Trung có mạch nha còn miền Nam dùng đường cát trắng hay mật ong, tuy gắt nhưng đậm vị hơn.
Ngày thường, người ta khó lòng tìm thấy chiếc bánh ú tro bày bán ven đường, song cứ đến ngày tết Đoan Ngọ, từng chùm bánh ú nhỏ nhắn, ngon lành lại tràn ngập khắp nơi.
Có nhà mua liền tù tì một lúc vài ba chục bánh, ăn không hết nhưng quan trọng là làm cho mâm cúng trời thêm phần đầy đặn.
Chiếc bánh ú tro vì thế có lẽ mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn là vật chất.
 
Tuyệt cú mèo!!!
:KSV@14::KSV@14::KSV@14:
 
Ui, nhiều món ăn quá, toàn những món ngon thôi.. hôm nay ngày tết mà mình chưa được ăn gì, thèm quá....:KSV@19:
 
Hôm nay là ngày đầu tiên mình đi học quân sự... =.= tết đoan ngọ nhiều vi trùng, vi khuẩn hèn gì hồi trưa mình bị chóng mặt, mãi chiều mới hết... =.= đang đói thí mồ luôn này... =.= nhìn đồ ăn thèm quá... :KSV@14:
 
×
Quay lại
Top