[THẢO LUẬN] Bàn về tinh thần tự học của HSSV Việt Nam

Mr.Hanhphuc

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/1/2011
Bài viết
267
Chưa bao giờ trong lịch sử, nên giáo dục của Việt Nam xuống cấp trầm trọng như hiện nay. Một hệ thống mấy trăm đại học, cao đẳng, với chất lượng rất thấp, bên cạnh một hệ thống dạy nghề què quặt, trên nền một hệ thống giáo dục phổ thông cũ kỹ, lạc hậu, hơn hai thập kỷ nay vẫn loay hoay triền miên với những thí nghiệm tốn kém không hiệu quả.

Những con số “đáng sợ” sau là minh chứng cho những bất cập của Giáo dục Đào tạo Việt Nam:

Hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/ khả năng học của mình.
Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học;
Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu;
Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập.

Vậy mà nhà nước ta vẫn tự hào rằng dân số Việt Nam hơn 95% biết chữ, chúng ta phổ cập giáo dục tiểu học, mọi trẻ em đều được đền trường. Họ đâu biết rằng hay cố làm ngơ trước thực tế phần lớn trường học không làm được gì ngoài việc thủ tiêu tinh thần ham học, ham hiểu biết, tìm tòi của học sinh.


Phần lớn học sinh đi học không còn vì sự thích thú muốn tìm hiểu cái mới nữa, chúng đi học chỉ để được gặp gỡ bạn bè, hoặc bị cha mẹ ép buộc. Chương trình học, sách giáo khoa quá nặng nề, phần lớn đều là lý thuyết, cứng nhắc, thậm chí là gò bó, ép buộc và dối trá. Trong môn Ngữ Văn cấp 3, học sinh được học về cái hay của những bài văn qua miệng của cô giáo, học sinh buộc phải công nhận nó hay trong bài kiểm tra, cần phải chỉ ra đúng những điểm hay cô giáo đã chỉ mặc dù có đọc cả trăm lần đi nữa chúng vẫn chẳng thấy có tí cảm xúc hay tí sự hay nào. Học sinh được học văn như những con vẹt chăm chỉ lặp lại lời kẻ nuôi, không chút sáng tạo, còn buộc phải làm khác với những gì mình nghĩ nếu muốn có điểm. Và trên hết những đứa trẻ đó không có niềm vui trong việc học của mình, chúng không còn khát khao tìm kiếm cái mới nữa, bởi chúng được dạy chỉ để lặp lại những thứ mà chúng đã chán ngán. Nhưng chưa hết, đáng buồn hơn nữa, những thứ chán ngán đó lại chẳng giúp ích tí gì trong cuộc sống của chúng. Chúng học văn từ lớp 2 lên lớp 12, mà chẳng thể cảm nhận được cái đẹp của một bài văn. Chúng học toán lý hóa, chẳng làm gì ngoài việc đi thi một kì thi duy nhất.


Hẳn có những kẻ ngụy biên rằng chương trình học phổ thông có mục đích chính là rèn luyện tư duy. Nhưng cái mục đích đó có lẽ đã thất bại thảm hại ở nước ta, sau ba năm học cấp 3 ở một trường giỏi của cả nước, tôi nhận thấy có một bộ phận học sinh ở đây hầu như không tư duy gì trong việc học của mình. Rất nhiều cuộc tranh luận với câu cãi ngô nghê: “Mày làm sai rồi, thầy tao dạy làm như thế này mới đúng!”. Chúng không còn cái tôi nữa, không còn chính kiến, không còn sự tự tư duy, chúng làm được bài chỉ nhờ gặp đúng dạng đã học thuộc dạng bài và copy y hệt, nếu khéo léo sửa một vài chỗ nhỏ thì các bạn đó đều bó tay. Đó là ở trường giỏi của toàn quốc, vậy còn những trường khác, còn mặt bằng chung của cả nước thì sao đây. Vậy dẫu vẫn biết nền giáo dục này đã nát tươm rồi những sửa thì vẫn phải sửa, nên trước hết cần phải hướng cho giới trẻ, tức các em học sinh hiện nay biết làm thế nào cho việc học trở nên thú vị và có ích.


Vậy làm thế nào để việc học thú vị và có ích hơn. Việc này khó không? Khó! Nhưng may thay nó lại ít liên quan đến những thứ người khác muốn dạy cho ta mà là những thứ ta muốn tự học, tự tìm tòi. Tự học tức là tự chủ động, tự hành động trong việc học. Nếu từ việc bị dạy các bạn chuyển sang tự học thì đó sẽ là một quyết định lớn lao trong cuộc đời bạn, nó mở ra vô vàn những điều vui thích và tốt đẹp. Ở đây tôi không muốn đưa ra những tâm gương về tự học. Tôi chỉ muốn nói rõ tại sao tôi cho rằng tự học, tự chủ động trong việc họ lại đem lại ích lợi và cả sự thích thú.


Ta bắt đầu tự học, thứ đầu tiên ta nhận được sẽ là sự tự do, chúng ta thoát khỏi sự gò bó, ép buộc của môi trường giáo dục hiện nay và tìm cho mình một khu vực mới, một địa hạt rộng mở mà nơi đó không có ai đủ sức trói buộc chúng ta nữa. Chúng ta thỏa sức tìm tòi, học hỏi thể hiện chính kiến, nhận định của mình từ đó ta thấy được sự thích thú ẩn dấu trong từng tri thức mới. Và hơn cả thế, mỗi tri thức đều có tính ứng dụng mạnh mẽ đều phản ánh thực tế linh hoạt của cuộc sống. Kinh tế học không còn là những số liệu bảng phân tích khô khan nữa mà đã nói lên sự hoạt động và phản ứng của con người trước môi trường xã hội, triết học không còn là những thứ trừu tượng xa xôi nữa mà chính là cách chúng ta tìm câu trả lời cho những câu hỏi thuở ấu thơ.


Ứng dụng được tức đã hiểu sâu sắc, tự học giúp chúng ta điều đó và một khi ta hiểu sâu sắc hơn thì nhận thức cũng như con người của chúng ta sẽ đi lên một bước. Đó cũng là mục đích của sự tự học.


Tất cả những ý tôi nêu trên đều chỉ có một mong muốn đó là mong mọi người xem xét lại việc học của mình mà lấy việc tự học trở lại trung tâm trong sự học của mỗi người.

Thời gian gần đây, có một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với tên Zag Village. Đây là một tổ chức tự học với nền tảng cốt lõi mạnh mẽ “ Yêu thương – chân thành – tự học – sáng tạo”. Vậy tổ chức tự học này đem lại cho bạn lợi ích gì? Và tại sao tôi lại giới thiệu nó tại đây?
Đầu tiên một giá trị cốt lõi của tổ chức là đề cao sự tự học là sự học vĩ đại nhất như đã trình bày ở trên. Các thành viên tham gia tổ chức đều được giúp đỡ trong quá trình tự học của mình. Chúng tôi khuyến khích thành viên viết những bài viết về đề tài mình tâm đắc và chia sẽ cho mọi người . Những bài viết này còn được đánh giá và lấy điểm cộng cho từng thành viên, đủ số điểm cộng thành viên sẽ nhận được một phần quà từ ban điều hành. Hơn thế, Zag Village sẽ nổ lực tổ chức các buổi gặp gỡ với những bác những chú là các chuyên gia trong những lĩnh vực khác nhau với mức phí thấp nhất có thể, để các bạn được giao lưu với những con người có tầm, có kiến thức và có cái tâm với đất nước, càng mong hơn nữa là trong những buổi gặp gỡ bạn nhận được một điều gì đó định hướng cho quá trình tự học của mình hay một quyết tâm vươn lên, để giúp đỡ cho đất nước.



P/s: Zag Village mà một tổ chức phi lợi nhuận nên việc tham gia là hoàn toàn miễn phí.


Trích nguồn:
Facebook Huy Pham
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Ya, hồi thi TN tớ quyết tâm không học Người Lái Đò Sông Đà, nếu nó vào thì nộp giấy trắng (mà nó không vào thật, hên:KSV@05:).Hồi lớp 11 thì cực kỳ ghét Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, nhưng lúc làm bài vẫn phải khen lấy khen để (chủ yếu là copy lời giảng của cô, haizzz)
 
Cứ nhìn thấy sách là buồn ngủ. Hazzzzzzzzzzz
ko phải sách nào cũng có thể làm ta buồn ngủ, sách giáo khoa ở trường thì buồn ngủ thật@@ hãy đọc những quyển sách học làm người đó ví dụ "Tôi tài giỏi bạn cũng thế" rất thích hợp với HSSV:KSV@12:
 
Các bạn vẫn chưa hiểu rõ về thông điệp mà tác giả đã viết bên trên...Không phải tự học chỉ đơn thuần là học mà không bị ép buộc, cố gắng học để mau chóng ra trường có cái bằng đi xin việc như các bạn nghĩ.
Bài viết rất hay xuất phát từ tấm lòng của bạn khi nhìn thấy sự bất ổn trong nền giáo dục VN, giáo dục VN hiện nay không hiệu quả, lỗi thời, học thì nhồi nhét - cưỡng ép, học nhằm cái bằng. Tư duy của thế hệ trẻ cũng lỗi thời, một phần do sự giáo dục từ bé , một phần các bạn không biết cách tự học để hoàn thiện mình.
 
vấn đề tự học của HSSV

theo mình nghĩ thì tự học là điều cốt lõi và đương nhiên trong việc học tập.
Bởi chỉ có tự học thì chúng ta mới có thể nhớ lâu và tư duy sáng tạo được đúng không?
Nhưng trước đó chúng ta phải xác định được mục đích của việc học đã. Khi đó chúng ta không cần phải ai nhắc nhở hay ép buộc nữa mà tự chúng ta sẽ tìm ra phương pháp học tập của riêng mình.
Ở trường mình thường hay có những hội thảo về phương pháp học tập nhưng mình thấy nó hình như chẳng có mấy tác dụng gì cho lắm. Mình nghĩ nếu muốn giáo dục tốt lên được thì trước hết chính chúng ta phải xem xét lại chính mình trước đã.
 
Ở đây chúng ta không trách ai được, điều cốt lõi là do ở bản thân ta học như thế nào là tốt chứ không phải là trách nền giáo dục này nọ,học tập xuống cấp là do chúng ta lười học và kém khả năng tư duy thiếu tự tin và không sáng tạo, các bạn nên nhớ rằng kiến thức là do chúng ta tự tìm lấy chứ không phải kiến thức tìm chúng ta! các bạn nên đặt câu hỏi là tại sau các nhà khoa học bác học trước kia đã tạo nên tên tuổi họ có có được đào tạo bài bản không? có đủ điều kiện như hiện nay không? nhưng tên tuổi của họ vẫn chói sáng trên bầu trời khoa học tôi nói thật bài học trên lớp chỉ là 5% trong cuộc sống thôi còn lại 95% là tự học từ cuộc sống một đất nước phát trển không thể có quá nhiều thầy và thiếu thợ.
 
Mới được nghe điều này khá thú vị. Chúng ta có 4 năm Đại học, 4h học ở trường/ngày (tính trung bình thôi nhé!) còn 20h tự rèn luyện ở nhà. Tức là chúng ta có 1/6 của 4 năm ngồi ở giảng đường. Còn 5/6 của 4 năm là tự học và rèn luyện. Vậy chúng ta đang dùng 5/6 của 4 năm để làm gì? Ngủ quá nhiều? Chơi game? la cà với bạn bè người yêu?...Tiếc rằng mình biết điều này quá muộn, khi đã mất đi 6 năm tuổi trẻ. Nhưng muộn còn hơn không.Mình đã thay đổi từ chính lúc này.Còn các bạn thì sao???
 
Giá trị tự học là một vấn đề lớn ở đây, “ tự học” không đơn thuần là mình học mà không cần phải nhắc nhở, tự học ở đây là cái cách mà bạn học để hoàn thiện mình, để con người biết làm ra chính mình.
Dacuyn cũng nói : “Tất cả những gì có giá trị một chút tôi đều đã thu nhận được nhờ tự học”, tự học là tự tìm tòi, suy ngẫm, học hỏi được xây dựng trên một phương pháp hiệu quả đối với từng cá nhân nhằm phát huy tối ưu tính sáng tạo, tính chủ động của con người. Người tự học biết tìm kiếm kiến thức cho cá nhân, biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người thầy, biết cách suy nghĩ độc lập, có khả năng phân định, phân tích đánh giá các vấn đề liên quan, nhưng phẩm chất này sẽ không bao giờ có nếu chỉ học thụ động, học vẹt. Tự học còn là con đường rèn luyện tư duy,ý chí và nghị lực, nâng cao trình độ nhận thức, tạo ra được những tri thức bền vững.

Ps : Tôi cũng không đổ lỗi vào hệ thống GD VN nha, tôi và bạn không có khả năng đó đâu. Chi bằng các bạn biết lan tỏa những giá trị học tập mà các bạn cho là hợp lý, để nền GD tốt hơn. Nhưng tôi vẫn nhấn mạnh ở đây là cần phải thay đổi cái tư duy cũ về học tập đi đã. Tư duy sai thì hậu quả càng lớn đó.
Bạn nghĩ " Tôi tài giỏi, bạn cũng thế " tạo sao lại được coi như một chấn động của GD VN, trong khi giá trị chả đáng là gỉ cả, cuốn sách cũng chỉ nói đến cách học hiệu quả và bổ sung thêm mấy giá trị niền tin gì đó, cuốn sách đó không nói đến cách Giáo Dục con người..nhiều người còn nói với tôi " cuốn sách cho trẻ con" nghe hài hước nhỉ!
@ phạm mai loan : bạn nói là do ý thức mỗi người cũng đúng nhưng nói vậy thì chả ai hiểu bạn nghĩ gì...
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
có 1 điều quan trọng là cái số liệu đáng sợ ở trên lấy ở đâu ra ^^ ai có thể kiểm chứng
 
nền giáo dục thất bại từ trên xuống dưới! ngay cả những người đứng đầu trong ngành giáo dục cũng gian dối, cũng xài bằng giả thì hỏi làm sao nền giáo dục phát triển được?
giáo viên thì chỉ lo dạy thêm, trên lớp thì lo đì học sinh.
ở nước ngoài khi đi học về cha mẹ thường hỏi:" hôm nay con hỏi cô giáo được mấy câu?"
còn ở VN khi đi học về cha mẹ thường hỏi:" hôm nay con được mấy điểm?"
chỉ 2 câu hỏi đã thấy sự chênh lệch lớn giữa 2 nền giáo dục.
theo tôi không có học sinh ngu mà chỉ có giáo viên dốt mà thôi
 
phong cách của con người Việt Nam vốn là như vậy mà, mất bò mới lo làm chuồng với nhảy, con người thì thụ động ,hi mấy cái đc di chuyền từ lâu lắm rùi, hầu hết sinh viên tới kì thi mới chịu học , thế thì kiến thức ở đâu ra + thêm nền giáo dục nặng như đá với 1đống lý thuyết, kh gắn với những kiến thức người học mong muốn,nhất là thực hành, suốt ngày đọc chữ ai mà chịu nổi, tẩu hỏa như chơi ấy. Minh chứng là có rất nhiều sinh viên phải vào bệnh viện vì trotrong đầu có wa nhiều chữ +ngành học không đúng với sở trường của người học thì lấy đâu ra hứng thú mà học >>>>>>>> Sinh viên lười học là điều tự nhiên
 
@sohana sao lại ko hiểu?
@ mr hạnh phúc. cậu này, tớ nói ý thức của mỗi người cơ mà, có nói mọi người đâu, cái này do tự bản thân mỗi người nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học thôi, chứ chẳng bố mẹ , thầy cô nào luôn theo sát các bạn đc, chẳng ai ngày nào cũng nhắc nhở bạn học đc :D
 
@sohana sao lại ko hiểu?
@ mr hạnh phúc. cậu này, tớ nói ý thức của mỗi người cơ mà, có nói mọi người đâu, cái này do tự bản thân mỗi người nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học thôi, chứ chẳng bố mẹ , thầy cô nào luôn theo sát các bạn đc, chẳng ai ngày nào cũng nhắc nhở bạn học đc :D

bạn ý thức được rồi thì phải giúp người khác ý thức đúng hok nè ^^ Chúng ta đang nói quá nhiều đến thực trạng. Quan trọng hơn là Hãy cùng tìm ra giải pháp đi các bạn, những người chủ tương lai của đất nước ơiiiiiiiiiii.:KSV@03:
 
×
Quay lại
Top