Thầy giáo hotboy lộ bí quyết giảm stress cho sĩ tử

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Theo Thạc sỹ (Ths) Tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu thì trong giai đoạn “trăm dâu đổ đầu tằm”, vừa chuẩn bị thi tốt nghiệp, vừa chuẩn bị kỳ thi đại học…, học sinh cuối cấp lưu ý 2 điều quan trọng để có một kỳ thi tốt. Thấy giáo "hotboy" này cũng đưa các giải pháp giải tỏa căng thẳng cho thí sinh.

ImageHandler.ashx
Thầy giáo "hotboy" Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu.
Tự "đả thông" tư tưởng, chuẩn bị từ xa

Theo Ths Khắc Hiếu, điều cần lưu ý thứ nhất là, "đả thông" tư tưởng để tránh bị căng thẳng. Sự lo âu quá nhiều thứ làm cho thần kinh càng nặng trĩu dẫn đến sút giảm khả năng học tập và trì trệ trong suy nghĩ. Trường hợp này, thí sinh nên “đả thông tư tưởng” của mình.

Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây chỉ là kỳ kiểm tra kiến thức trong 3 năm học nên đề thi vừa phải, học sinh trung bình cũng có thể làm được bài, vì vậy không cần áp lực quá. Riêng kỳ thi tuyển sinh đại học – cao đẳng, nếu mục tiêu vừa tầm với thì tâm trạng thí sinh sẽ nhẹ nhàng. Nếu cảm thấy mất tự tin, lo âu, căng thẳng thì cẩn thận, mục tiêu đã cao hơn "tầm với".

Hai là, tư thế chủ động để chuẩn bị từ xa. Đôi khi nhiều bạn chủ quan “Còn cả tuần mới thi tốt nghiệp! Còn cả tháng thi đại học!”, đến gần hạn lại "cuống cuồng lên". Do đó, việc ôn thi tốt nghiệp và đại học phải chuẩn bị ngay trong lúc đang học trên lớp.

Nếu có thời gian chuẩn bị trước, kế hoạch đâu vào đó với một tư thế chủ động thì tâm lý sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Nguyên nhân gây ra stress

Trong giai đoạn “văn ôn võ luyện”, "stress" là vị khách không mời nhưng thường xuyên tự đến. Ths Khắc Hiếu cho rằng, thường do 3 nguyên nhân sau:

Một là, thí sinh không đảm bảo sức khỏe, “pin” cạn nhưng không được “sạc” đầy sẽ khiến thần kinh mệt mỏi dẫn đến tiếp thu kém, gây căng thẳng trong học tập. “Căn bệnh” phổ biến của thí sinh khi ôn luyện là không ngủ đủ giấc, ít vận động cơ thể, hay lạm dụng cà phê và các chất kích thích chỉ để tỉnh táo tạm thời.

Thứ hai, ôn tập mà không có chiến lược. Nếu chỉ biết có gì học đó, nhắm mắt cố gắng học tới đâu hay tới đó thì hiệu quả không cao. Trước khi "cất bước" trên hành trình ôn tập, thí sinh cần có một "tấm bản đồ" để để tìm ra con đường ngắn nhất.

Đó chính là kế hoạch ôn tập có phương pháp.

Ba là, cha mẹ quan tâm con cái không đúng cách. Nhiều vị phụ huynh dùng phong cách “ngón trỏ” để “giúp” con chọn ngành học mà mình thấy “ngon lành” mà không quan tâm đến sở trường và nguyện vọng của con.
Nhiều vị phụ huynh khác thì chăm chút cho con từng ly từng tí, liên tục hỏi han khiến cho các sĩ tử nhiều khi cảm thấy… phiền phức vì bị quấy rối mất tập trung. Hơn nữa, sự chăm chút quá mức sẽ vô tình ám thị cho con rằng kỳ thi này là... "ghê gớm".

Stress cộng với việc xáo trộn nhịp sinh học hàng ngày do thức khuya dậy sớm, làm việc quá sức dẫn đến các bạn bị suy nhược thần kinh, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm.

Biểu hiện là mỗi ngày thí sinh đều thể hiện sự sầu muộn, từ chối những nguồn vui vốn có cộng với một số trong các triệu chứng sau: Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng bất thường. Mất ngủ hoặc ngủ triền miên. Kích động hoặc trở nên chậm chạp. Mệt mỏi hoặc mất sức. Cảm giác vô dụng, vô giá trị. Giảm khả năng tập trung. Nghiêm trọng hơn, có trường hợp hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Phương pháp giữ ổn định tâm lý trong kỳ thi

Ngoài ra, để an tâm về kì thi sắp tới, thí sinh nên có tầm nhìn thoáng hơn, đừng đặt mục tiêu quá cao. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường dễ bị stress gấp nhiều lần những người biết chấp nhận rằng mình chưa hoàn hảo.
Ngoài ra, đừng xem việc thi cử là điều gì quá ghê gớm, cứ xem đống bài kia là một thử thách mà chúng ta cần cố gắng hết sức chứ đừng để tâm trí nghĩ rằng việc học là một món nợ sách đèn.

Bên cạnh đó, thí sinh cần giữ sự giao tiếp với bạn bè, với người thân trong gia đình, đừng tự nhốt mình hay cách ly với mọi người để học. Họ có thể là những chỗ dựa tinh thần tuyệt vời và “tám” với mọi người cũng là liệu pháp xả stress cực kì hiệu quả.

Cuối cùng, hãy ngủ nghỉ và ăn uống đủ giấc. Thỉnh thoảng thay món cho não bằng cách đi dạo, chơi thể thao hay vào bếp trổ tài nấu nướng chẳng hạn.
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn là giọt nước mắt cuối mùa thi”. Mọi sự cố gắng sẽ được đền đáp nếu chúng ta biết đặt sự cố gắng đó đúng chỗ.

Ngoài ra, để đến thành công, có nhiều con đường để đi, đại học – cao đẳng cũng chỉ là một trong rất nhiều con đường. Bản lĩnh mỗi người nằm ở chỗ chúng ta biết mình là ai và con đường nào là phù hợp.
Theo Pháp luật Việt Nam​
 
Thầy Nguyễn Khắc Hiếu cũng tâm lí ghê nhỉ??????:KSV@18:
 
không hiểu dòng này: "ừa, chứ hum nay hok kiu mình là boy nữa hả
CDAGreenWorld%20(19).gif
"
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Xin chia buồn:KSV@05:

---------


Cũng lạ, em ấy nhìn sao thế, cái em "toàn" này chưa già mà lẩm cẩm. Cái avatar nữ rõ ràng:KSV@02:
em ý kiu mình post bài về con trai nên nghĩ zợ đó :KSV@15: chia buồn mà lại ôm má cười tủm tỉm thế kia ak:KSV@16: Tre ơi vào bênh Heo đi huhu :KSV@18:
 
em ý kiu mình post bài về con trai nên nghĩ zợ đó :KSV@15: chia buồn mà lại ôm má cười tủm tỉm thế kia ak:KSV@16: Tre ơi vào bênh Heo đi huhu :KSV@18:
Không khôgn chỉ học nhầm biểu tượng, chọn lại:
:KSV@05:
Chết lại nhầm nữa
 
×
Quay lại
Top