Thầy lang chữa khỏi bệnh thoái hóa cột sống & sơ gan cổ trướng

hoaianh

Thành viên
Tham gia
14/9/2011
Bài viết
9

Với cái tâm, cái đức của một người thầy thuốc, Lương Y Nguyễn Sỹ Bằng ( Xóm 9 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội ) là một tấm gương sáng với hơn 30 năm chữa bệnh cứu người.

Chúng tôi tìm về nhà Lương Y Nguyễn Sỹ Bằng vào những ngày đầu tháng 8, khi mà những cơn mưa rào có thể ập đến bất cứ lúc nào sau nhiều ngày nắng nóng. Mục đích lớn nhất của chúng tôi trong chuyến đi lần này là xác minh sự thật về một thầy lang có thể chữa khỏi bệnh thái hóa cột sống đặc biệt là bệnh sơ gan cổ trướng với những bài thuốc đông y bí truyền được mọi người nhắc đến rất nhiều trên các diễn đàn internet, facebook, báo chí trong suốt thời gian vừa qua.

Nhà lương y Nguyễn Sỹ Bằng cách thành phố Hà Nội 40 Km về phía tây nam theo hướng quốc lộ 6, không khó khăn lắm để tìm được nhà lương y Nguyễn Sỹ Bằng. Người đầu tiên mà chúng tôi hỏi thăm đến nhà lương Nguyễn Sỹ Bằng là một cụ bà tuổi thất thập cổ lai hi, khi nghe chúng tôi hỏi đường vào nhà lương y Bằng bà cụ liền hỏi chúng tôi là các chú muốn chữa bệnh gan hay vôi hóa cột sống, chúng tôi liền trả lời với bà cụ là muốn chữa bệnh gan, bà cụ nói: Nếu các chú đến để chữa bệnh thì các chú gặp may rồi để tôi đưa các chú đến nhà ông lang Bằng.

Vừa đi bà cụ vừa tâm sự với chúng tôi: Ông lang Bằng đã 3 đời làm nghề đông y rồi, ở cái huyện này không ai là không biết đến ông lang Bằng bởi cái tài chữa bệnh sơ gan cổ trướng, vôi hóa cột sống, ngứa lở, quai bị, bệnh trĩ, sài giật ở trẻ nhỏ……. Các chú đến giờ này thì phải chờ lâu đấy bởi hàng ngày có rất đông bệnh nhân tìm đến nhà ông lang Bằng, có những bệnh nhân ở xa lắm nghe nói ở mãi tận trong nam.

Đúng 9 giờ sáng chúng tôi có mặt tại nhà lương y Nguyễn Sỹ Bằng, đó là một ngôi nhà cấp 4 đơn sơ được xây bằng đá ong, phía trước là một khoảng sân và được bao quang bởi một khu vườn rất rộng được trồng với đủ loại cây nhưng chủ yếu nhất vẫn là cây mít . Khách đông phải mãi đến hơn 12 giờ chúng tôi mới gặp được lương y Bằng, chúng tôi đến ngồi cùng những bệnh nhân đang xếp hàng chờ đến lượt bắt mạch, bốc thuốc, có khoảng hơn 30 bệnh nhân, họ đến từ khắp nơi trong cả nước như Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Tây Nguyên, Vĩnh Phúc, TP Hồ Chí Minh…………. Những bệnh nhân tìm đến lương y Nguyễn Sỹ Bằng phần lớn là những bệnh nhân viêm gan, sơ gan cổ trướng, thái hóa cột sống, ngứa lở………….

Thấy chúng tôi ngồi cạnh, một người đàn ông có mái tóc múi tiêu, hỏi chúng tôi từ đâu đến sau đó bác chủ động giới thiệu bác là Nguyễn Văn Trúc năm nay 55 tuổi người xóm 10 Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức là đồng hao với lương y Bằng. Bác Trúc bị sơ gan cổ trướng và bệnh viện tỉnh Hà Tây cũ trả về sau một tuần điều trị không có kết quả cách đây 8 năm, bác tâm sự: Nếu không có người bạn đồng hao là lương y Bằng có lẽ bác đã chết cách đây 8 năm rồi và lần thứ 2 bệnh tái phát là vào đầu tháng 8 năm 2011 do bác không kiêng được rượu, chúng tôi khuyên bác sau đợt điều trị lần 2 này thì cố gắng bỏ rượu vĩnh viễn, bác cười và nói với chúng tôi một câu xanh rờn: Ở đời toàn thấy người ta bỏ vợ chứ mấy ai đã bỏ được rượu .

Tạm gác lại câu chuyện với bác Trúc, ngồi cạnh tôi là một cô bé có dáng người nhỏ bé với nước da trắng, em là Lê Thị Mai sinh viên năm thứ 2 trường đại học Hà Nội quê em ở mãi tận Hà Tĩnh bố em bị vôi hóa cột sống từ năm 2002 , gần 10 năm gia đình em đã chạy chữa ở nhiều nơi nhưng không khỏi và trong một lần lên vào facebook em đã vô tình đọc được những lời tâm sự của một bệnh nhân cũng bị vôi hóa cột sống đã điều trị ở nhiều nơi không khỏi và sau khi điều trị ở nhà lương y Bằng bệnh đã khỏi hoàn toàn. Sau một tháng uống thuốc của lương Bằng, hiện tại ba em đã có thể đi lại bình thường và đây là lần thứ 2 em về lấy thuốc cho ba em.

Người ngồi sau tôi là một người đàn ông có thân hình to lớn khoảng hơn ba mười tuổi trên người đeo rất nhiều trang sức, chứng tỏ anh là một người giàu có. Chúng tôi chủ động bắt chuyện anh, tôi hỏi anh to khỏe, hồng hào thế kia mà cũng có bệnh sao, anh tâm sự anh tên là Phạm Quốc Hùng quê ở Quảng Ninh đến lấy thuốc cho người thân, chúng tôi hỏi anh là lấy thuốc cho ai và bị bệnh gì và thay vì một câu trả lời chúng tôi nhận thấy ở anh đang có một nỗi buồn khó chia sẻ. Cũng không tiện hỏi thì một người bạn đi cùng anh Hùng chia sẻ với chúng tôi, anh Hùng mở hiệu vàng ở cửa khẩu Móng Cái vợ anh là một giáo viên dạy câp 3 cách đây nửa năm vợ anh đã phải nhập viện để điều trị căn bệnh viêm gan B, anh cho biết men gan của vợ anh thời điểm bấy giờ cao hơn 40 lần so với chỉ số cho men gan cho phép, gan bị tôn thương nặng đã chuyển thể thành sơ gan cổ trướng. Sau một thời gian điều trị kéo dài bệnh tình của chị nhà không đỡ và có diễn biến nặng hơn khi đó bệnh viện đã trả chị về. Với hi vọng còn nước còn tát, tây y không chữa được thì chuyển sang đông y, anh Hùng đã lặn lội tìm đến rất nhiều các thầy lang nhưng mọi con đường tìm thầy cứu vợ của anh vẫn không có một tia hi vọng nào. Trong một lần ra Hà Nội để lấy hàng anh được một đối tác giới thiệu là ở Xóm 9 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm - Huyện Mỹ Đức – TP Hà Nội có ông lang Bằng có thể chữa khỏi bệnh sơ gan cổ trướng. Ngay lập tức anh hỏi thăm và tìm về nhà lương y Bằng, sau khi kể hết bệnh tình của vợ mình cho lương y Bằng nghe, lương y Bằng đã cắt 6 thang thuốc cho vợ anh, sau 20 ngày điều trị vợ anh đã có thể đi lại được, hiện tại bụng đã xẹp, hết dịch và không còn đau như trước nhưng vẫn hơi yếu và lần này là lần thứ 2 anh Hùng và bạn của mình tìm về lương y Bằng để lấy thuốc. Đúng là một câu chuyện cảm động của một người đàn ông hết lòng yêu vợ và những gì anh Hùng cố gắng đã được đền đáp xứng đáng.

Tạm chia tay với những con người giản dị, tốt bụng và những câu chuyện cảm động, chúng tôi tìm gặp lương y Bằng sau giờ nghỉ trưa, lúc đầu lương y Bằng cứ nghĩ chúng tôi là bệnh nhân và hẹn đến 1h30 quay lại, nhưng khi nghe chúng tôi giới thiệu là nhà báo lương y Bằng mời chúng tôi vào phòng khách và nói nếu các chú đến đây để tìm hiểu chữa bệnh thì được chứ viết bài là tôi không cho phép đâu, ngày trước cũng có rất nhiều người giới thiệu là nhà báo và ngỏ ý muốn viết bài nhưng tôi không đồng ý, nghe lương y Bằng nói vậy một anh bạn của tôi đã mau mồm nói chúng cháu đến đây là để tìm hiểu về phương pháp chữa bệnh của bác chứ không phải để viết bài.

Một điều đặc biệt mà tôi nhận thấy ở vị lương y này là một cuộc sống hết sức giản dị, trong nhà không có gì đáng giá ngoài một chiếc ti vi, một cái tủ và một bộ bàn ghế cũ kỹ, phía bên trong gian buồng là phòng thuốc được bày la liệt với rất nhiều bao tải đủ các loại thuốc. Phía dưới khu nhà ngang là nơi mà lương y bằng cất giữ những cuốn sổ ghi chép các bệnh nhân đã đến chữa bệnh, trong đó có những bệnh nhân cách đây hơn 30 năm. Nhìn đống sổ khổng lồ trên chúng tối có thể hiểu rằng đã có không biết bao nhiêu bệnh nhân đã tìm đến lương y Bằng trong suốt hơn 30 năm qua.

Lương y Bằng tâm sự bình quân một ngày ông khám và bốc thuốc cho khoảng 40 đến 50 bệnh nhân, có những ngày rất vắng nhưng có những ngày lại rất đông, hôm nay các chú đến là đúng vào ngày đông bệnh nhân. Sau một hồi im nặng chúng tôi hỏi lương y Bằng “ trong suốt hơn 30 năm làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người, chắc tình cảm và kỷ niệm với bệnh nhân đọng lại trong ông nhiều lắm.” Lương y Bằng chậm rãi nói ! Đúng nếu để kể hết những kỷ niệm với bệnh nhân có lẽ sẽ phải mất đến cả năm, qua đây tôi kể cho chú một vài trường hợp mà tôi thấy ấn tượng sâu sắc nhất.

Vào đầu năm 2010, hôm đó trời rất lạnh và mưa tôi có khám cho một cháu bé tên phạm Lan Chi 10 tuổi, cháu ở phố Hàng Đào Hà Nội! Lan Chi bị ngứa lở toàn thân, gia đình cháu đã đưa đi chữa trị ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Nghe bố mẹ cháu kể thì cháu bị ngứa lở từ lúc cháu được 1 tuổi. Sau khi điều trị ở chỗ tôi một thời gian bệnh của bé Lan Chi đã được chữa khỏi hoàn toàn, gia đình cháu đã mang một ba lô tiền đến để cảm ơn tôi nhưng tôi không nhận! Tôi nói với gia đình cháu đó là trách nhiệm của một người thầy thuốc như tôi, không phải ơn huệ gì hết. Sau này mỗi khi rảnh rỗi bố mẹ cháu đều cho Lan Chi về chơi với gia đình chúng tôi.

Bệnh nhân thứ hai mà cũng là bệnh nhân để lại trong tôi nhiều tình cảm nhất đó là anh Lê Văn Thực, Thực quê ở Thanh Ba, Phú Thọ làm nghề phu hồ, gia đình Thực nghèo lắm do công việc vất vả lên ngoài 30 tuổi anh đã bị thoái hóa cột sống rất nặng. Thương chồng đau đớn, vợ Thực đã bán hết những tài sản trong nhà và vay mượn của cô dì, chú bác để chữa cho Thực, nhưng bệnh tình không giảm. Được một vài người mách bảo, vợ chồng Thực đã đạp xe đạp từ Thanh Ba Phú Thọ đến tìm tôi. Sau hơn 2 tháng uống thuốc của tôi bệnh thoái hóa cột sống của Thực gần như đã khỏi hoàn toàn. Vì gia cảnh của Thực rất nghèo nên tôi không lấy tiền thuốc của Thực.

Trong số những bệnh nhân bị sơ gan cổ trướng đã được tôi chữa khỏi, tôi đặc biệt nhớ tên của một chàng thanh niên người dân tộc mường quê ở Hòa Bình. Cậu thanh niên đó tên là Trung, 25 tuổi bị bệnh sơ gan cổ trướng giai đoạn cuối gia đình đã đang chuẩn bị lo hậu sự cho cậu. Còn nước còn tát bố của Trung đã lặn lội tìm đến tôi vào một buổi tối đã khá muộn, lúc đó tôi đã cắt cho Trung 3 thang thuốc và nói với bố của Trung là nếu uống hết 3 thang mà bệnh của Trung không đỡ thì không phải đến nữa. Bất đắc dĩ tôi mới phải nói như vậy, bởi bệnh của Trung đã quá nặng cần phải có một chút may mắn nữa. Sau khi uống hết 3 thang thuốc bố của Trung lại đến tìm tôi, khi vừa gặp ông ngoài sân tôi đã có thể đoán được là Trung đã được cứu sống. Sau này khỏe lại Trung và bố của cậu thường xuyên xuống nhà tôi chơi.

Trong cuộc đời chữa bệnh cứu người của tôi, ngoài những bệnh nhân là người Việt Nam còn có rất nhiều những bệnh nhân là người nước ngoài, nghe các cô chú phiên dịch nói thì họ đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Úc….. Họ tìm đến tôi chủ yếu là các bệnh lở ngứa toàn thân do không hợp khí hậu của Việt Nam. Lúc này thì đồng hồ đã điểm 14 giờ kém, nhìn ra ngoài sân chúng tôi thấy rất nhiều bệnh nhân đang chờ để được khám bệnh, bốc thuốc. Biết ý, chúng tôi ngỏ ý xin phép ra về và hẹn ngày trở lại, lương y Bằng tiễn chúng tôi ra tận đầu ngõ.

Thời tiết lúc này khá oi bức, chúng tôi chia tay người thầy thuốc có khuôn mặt phúc hậu, vầng trán cao, giọng nói ấm và rất đỗi điềm tĩnh. Một con người nhỏ bé như lương y Bằng lại có thể làm được những điều thật lớn lao ( Với hơn 30 năm chữa bệnh cứu người và số bệnh nhân tìm đến lương y Bằng trong suốt 30 năm qua có lẽ cũng phải xấp xỉ nửa triệu người ). Tất cả chúng ta hãy chúc cho lương y Bằng có một sức khỏe thật tốt để tiếp tục cống hiến tài năng giúp những bệnh nhân đặc biệt là những bệnh nhân hiểm nghèo có được một cuộc sống khẻo mạnh và hạnh phúc.

PV/ Hoài Anh

 
×
Quay lại
Top