Thế giới ngầm đáng sợ của mafia Nhật Bản

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Yakuza (Nhật Bản) được coi là một trong những tổ chức tội ác có quyền lực ngầm mạnh nhất trên toàn cầu...

Được sánh ngang với những băng đảng tội phạm nổi tiếng trên thế giới như mafia ở Mỹ, La Cosa Nostra tại Italy, Hội Tam Hoàng ở Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc... Yakuza (Nhật Bản) được coi là một tổ chức tội ác có quyền lực ngầm mạnh nhất trên toàn cầu.

Yakuza trong lịch sử...

Với lịch sử hoạt động hơn 300 năm và những nguyên tắc chặt chẽ tương tự mafia, Yakuza vẫn đang ngày càng lớn mạnh và mở rộng thêm tầm ảnh hưởng.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg

Vào thời kỳ Edo (1603 - 1867), Yakuza gồm những nhóm tội phạm nhỏ, chuyên bảo kê cho các chợ phiên, sau đó làm lính đánh thuê cho các sứ quân.

Năm 1881, Yakuza được tập hợp lại trong một tổ chức có tên "Thương hội Biển đen" - chuyên hoạt động trên biển và giết người thuê.

Đánh mất tinh thần thượng võ, những người này hành động với mục đích duy nhất là kiếm tiền. Không những vậy, sự tàn ác cùng với bản chất xấu biến họ trở thành ác quỷ dưới sự sai khiến của đồng tiền.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg

Trang phục của Yakuza thường là màu đen.

Tuy nhiên, khi lượng “binh sĩ hắc ám” không còn được quan phủ sử dụng vào thời Tokugawa (1543 - 1616) , họ trở thành đội quân cướp phá khổng lồ, sẵn sàng tàn phá, cướp bóc bất kể vùng đất nào mà họ đi qua. Đây chính là tiền thân cho mafia Nhật Bản sau này.

Yakuza với góc nhìn thời hiện đại

Mới đây, Anton Kusters - nhà báo, nhiếp ảnh gia người Hà Lan đã đem đến cho độc giả những bức ảnh chân thực với cái nhìn mới, hiểu hơn về thế giới mafia ngầm ở Nhật Bản - Yakuza.

Anton đã không ngần ngại sống chung gần 2 năm với Yakuza Nhật, mọi hành động của ông đều bị giám sát, ông được phép chụp hình nhưng chỉ được đưa những hình mà Yakuza cho phép ra trước công chúng.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg

Yakuza đẩy mạnh các hoạt động cướp bóc, bảo kê và tống tiền.

Đầu thế kỷ XX, nhiều ông trùm Yakuza ngả dần về phía chủ nghĩa dân tộc cực hữu. Kể từ đó, từ chỗ chỉ là những tên tội phạm đường phố, Yakuza đã chính thức tham gia vào những biến cố chính trị.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


Khi trở thành tổ chức và hoạt động quy củ, Yakuza đẩy mạnh các hoạt động cướp bóc, bảo kê và tống tiền. Khi tới thời điểm này, tinh thần thượng võ hoàn toàn biến mất bên trong những chiến binh tàn bạo.

Thậm chí, họ còn tự hào khi nhận cái tên Yakuza - những kẻ thất bại, bị xã hội ruồng bỏ.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


Giống như các tổ chức tội phạm khác, Yakuza có mặt ở các lĩnh vực phi pháp của đời sống xã hội. Những tổ chức này đứng sau hàng loạt tội ác, từ tống tiền, bảo kê đánh bạc, buôn lậu, cho vay nặng lãi, rửa tiền, buôn ma túy, mại dâm, buôn vũ khí tới kinh doanh bất động sản, thể thao hay giải trí.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


Tuy nhiên, những kẻ cặn bã của xã hội không dễ dàng được dung nạp vào hàng ngũ Yakuza. Không đơn thuần chỉ là sự tàn ác và manh động, kẻ muốn gia nhập Yakuza phải thực sự mang trong mình bản lĩnh hơn người.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


Thử thách đầu tiên đối với những kẻ được chọn vào hàng ngũ Yakuza là việc xăm mình. Những hình xăm cầu kỳ chiếm phần lớn diện tích cơ thể khiến khổ chủ vô cùng đau đớn. Nếu không thể vượt qua thử thách này, kẻ đó không có tư cách gia nhập Yakuza.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg

Phần lớn những người đến xăm đều muốn sở hữu hình rồng, hình phượng hay hình cá chép, những biểu tượng từng là quyền lực trong giới Yakuza Nhật Bản.

Do hoạt động theo phương thức gia đình mà ông chủ chính là người cha, các thành viên của Yakuza phải tuyệt đối trung thành với người thủ lĩnh.

Khi lễ kết nạp kết thúc, những thành viên của Yakuza có nghĩa vụ gắn bó cả cuộc đời với tổ chức và phải tuyệt đối trung thành.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


Thông thường các Yakuza gặp nhau trong buồng tắm. Tại đây họ để lộ các vết xăm và chứng minh, họ không mang vũ khí.

Không những vậy, cả gia đình của Yakuza đều có nghĩa vụ phục vụ tổ chức, phục tùng ông trùm. Nếu một Yakuza không may thiệt mạng, cả băng nhóm có trách nhiệm giúp đỡ, bao bọc gia đình của người đó.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


Một điều đặc biệt của các thành viên Yakuza giúp ta có thể nhận dạng dễ dàng đó là phần lớn đều có ngón tay út ngắn hơn bình thường hoặc mất hẳn.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


Nguyên do của điều này là theo luật của mafia Nhật, bất kỳ thành viên nào không tuân lệnh cấp trên, lệnh của các ông trùm đều phải tự chặt một đốt ngón tay út. Những lần vi phạm sau sẽ lần lượt lấy đi đốt tiếp theo của cả 2 ngón tay út và có khi ở các ngón khác.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


Vì hoạt động theo hình thức gia đình nên mâu thuẫn giữa các thành viên trong cùng băng nhóm gần như không xảy ra. Tuy nhiên, với số lượng lên tới hàng trăm nghìn thành viên cùng hàng nghìn gia đình, việc chém giết tranh giành địa bàn của Yakuza xảy ra khá thường xuyên.

the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


the-gioi-ngam-dang-so-cua-mafia-nhat-ban.jpg


Tuy nhiên, ít người biết rằng, trong hai thảm họa ghê gớm động đất Kobe 1995 và động đất, sóng thần Tohoku 2011, Yakuza là những người đầu tiên gửi hàng cứu trợ đến cho các nạn nhân của thảm họa.

Họ làm điều này một cách lặng lẽ và nhanh chóng. Một nhà nghiên cứu về Yakuza cho biết, họ làm điều này hoàn toàn tự nguyện chứ không phải để quảng bá tên tuổi.
Nguồn : Kênh 14
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Tổ chức Áo đen trong truyện Conan nữa:))
 
Ôi, ghê quá!><
Hình xăm quá troi trên mình lun!
Nhung ma phan cuu tro nguoi dan thi duoc! K đến nỗi
 
Thế giới ngầm của mafia Nhật Bản
Mất 10 tháng đàm phán, nhiếp ảnh gia người Bỉ Anton Kusters mới được phép thâm nhập và chụp ảnh thế giới của yakuza - mafia Nhật Bản.
Năm 2008, ông Kusters được Taka-san, chủ của một quán bar ở khu Golden Gai, Tokyo, giúp tiếp cận với các thành viên của yakuza để trao đổi về dự án nhiếp ảnh.

"Chúng tôi đã đàm phán với họ trong khoảng 10 tháng trước khi thực sự được cho phép chụp ảnh", ông Kusters cho biết trong cuộc phỏng vấn độc quyền mới đây với RT.

Trong suốt hai năm sau đó, ông được đi theo và tiếp cận nhiều góc khuất chưa ai biết tới của các yakuza.


"Mục tiêu của tôi trong dự án này rất đơn giản: hiểu được một yakuza là như thế nào, hiểu được cảm giác của một người ngoài khi đặt chân vào thế giới này và hiểu được ý nghĩa khi cái tốt và cái xấu cùng song hành", ông cho hay.

Trong hình, các yakuza tại phố đèn đỏ Kabukicho, Tokyo.


Những tân binh yakuza thường tập trung trên một bãi biển lúc 5h sáng để ngồi thiền, do kiếm sĩ Samurai Nakata Sensei hướng dẫn. Sau đó, họ bước vào các bài huấn luyện về chiến đấu, vệ sĩ và sử dụng dao.


Yamamoto Kaicho, ông trùm số hai của gia đình mafia Shinseikai, nằm chờ thợ xăm hoàn thành tác phẩm trên cơ thể vốn đã chi chít hình xăm của mình.


Yakuza ở mỗi vùng có một số dạng hình xăm khác nhau. Chẳng hạn, yakuza ở Tokyo chỉ xăm trên tay và lưng.




Các thành viên trong thế giới ngầm tại Nhật Bản phải tuân thủ những quy định cực kỳ khắt khe về kỷ luật. Sau khi vi phạm quy định, nhiều yakuza tự chặt đứt đốt tay để cam kết không tái phạm.


Kỷ niệm mà ông Kusters nhớ nhất là khi cùng Nitto-san, một đại ca của Shinseikai, đến nhà tù Niigata ở phía bắc Nhật Bản để đón hai thành viên được phóng thích. Khi đó là 4h sáng.

Dù được phép chụp Nitto-san nhưng vẻ ngoài lạnh lùng của ông khiến Kusters căng thẳng và bấm máy quá sớm. "Nhìn lại bức ảnh này sau đó, tôi thấy mình không thể làm gì hơn dù có cố gắng", nhiếp ảnh gia nói. "Tôi vẫn căng thẳng mỗi lẫn nhìn lại hình ảnh này. Tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ quên kỷ niệm đặc biệt đó".


Kusters còn được tổ chức mafia này tin tưởng cho phép tham dự tang lễ của một trong các thủ lĩnh, điều mà thậm chí các nhiếp ảnh gia Nhật Bản chưa bao giờ có được.

"Khoảnh khắc đặc biệt nhất mà tôi có là khi họ mời tôi tham dự tang lễ. Họ thường không cho phép bất kỳ ai chụp ảnh (lễ tang)", ông nói. Vì vậy, những bức ảnh tang lễ yakuza được đánh giá rất cao trong dự án của Kusters.


Sau thời gian trải nghiệm cuộc sống trong thế giới ngầm, Kusters có quan điểm về yakuza khác với định kiến thông thường của mọi người.

"Bên cạnh những thành phần tội phạm, họ cũng là những người bình thường như bạn và tôi, họ chọn một phần của cuộc đời mình để trở thành thành viên của yakuza. Họ hoàn toàn không phải là những kẻ xã hội đen xăm trổ khua dao múa kiếm, chặt đầu nhau. Trường hợp này không phải như thế", ông nói.


Ông Kusters cũng nhìn nhận yakuza như một cách sống và thế giới của tổ chức mafia này không đơn giản chỉ có màu đen và trắng, mà còn có những mảng màu xám.

100 bức ảnh nổi bật của ông đã được tập hợp lại trong cuốn sách mang tên Odo Yakuza Tokyo.


Giống như mafia ở Italy hay Hội Tam Hoàng ở Trung Quốc, yakuza Nhật Bản thu lợi nhuận từ đánh bạc, ma túy, mại dâm đến cho vay nặng lãi, tống tiền và kinh doanh thông qua các công ty bình phong.

Yamaguchi- gumi hiện là nhóm yakuza lớn nhất ở Nhật. Nhóm này có hơn 23.000 thành viên, chiếm gần một nửa số yakuza, và hoạt động tại 44 trên tổng số 47 tỉnh. Tuy nhiên, khoảng 3.000 thành viên của nhóm này cuối tuần qua đã tách ra thành một nhóm mới do mâu thuẫn với kẻ đứng đầu, khiến cảnh sát lo ngại về một đợt bùng phát bạo lực mới.




Anh Ngọc (Ảnh: Anton Kusters)
 
×
Quay lại
Top